Cơ sở pháp lý đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

2.1. Cơ sở pháp lý đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á

2.1.1. Các quy định về xuất khẩu lao động của Việt Nam

Chỉ thị 41-CT/TW của Bộ chính trị ngày 22 tháng 9 năm 1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia đề cập đến xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.

Nghị định số 81/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 7 năm 2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua khóa XI kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định số 144/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính Phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.

Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững.

Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định về mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

TT 21/2007/TT-BLĐTBXH chi tiết Luật 72/2006/QH11, NĐ 126/2007/NĐ- CP về đi làm việc ở nước ngoài.

TT 35/2017/BLĐTBXH về cơ sở dữ liệu XKLĐ.

QĐ 19/2007/BLĐTBXH về tổ chức bộ máy hoạt động XKLĐ.

QĐ 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về chương trình bồi dưỡng kiến thức đi XKLĐ.

TT 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng dịch vụ XKLĐ.

TTLT 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP về hợp đồng bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh đi XKLĐ.

QĐ 20/2007/QĐ-BLĐTBXH về cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động đi XKLĐ.

TT 21/2013/TT-BLĐTBXH về mức trần tiền ký quỹ XKLĐ tại một số thị trường.

TTLT 17/2007/TTLT- BLĐTBXH-NHNNVN về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ XKLĐ.

QĐ 144/2007/QĐ-TTg về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

TTLT 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC về quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

TTLT 16/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH về tiền môi giới, tiền dịch vụ XKLĐ.

TTLT 01/2010/TTLT-TATC-BLĐ-VKSTC về giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo lãnh trong XKLĐ.

NĐ 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm XKLĐ;

NĐ 24/2018/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động và liên quan.

2.1.2. Các văn bản pháp lý được ký kết giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á

Ngày 25/12/2008, Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã được ký kết, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn, là tiền đề để hai nước tiến hành hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền vững giữa 2 nước.

Tháng 12/2013 Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam.

Năm 2015, Chính phủ đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ ngày được thúc đẩy hơn nữa nhờ hiệp định này.

Ngày 17/5/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ngày 23/03/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài, gọi tắt là chương trình EPS.

Ngày 06/06/2017, Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) đã được ký kết giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động - Y tế - Phúc lợi Nhật Bản. Theo Chương trình thực tập kỹ năng mới này, thời hạn thực tập của thực tập sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm (trước đây chỉ đến 3 năm); đồng thời mở rộng thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới. MOC này sẽ tiếp tục thúc đẩy việc tăng số

lượng thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản thực tập kỹ năng, đào tạo nhiều lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm, tác phong làm việc của Nhật Bản qua đó thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Ngày 14/3/2019, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chiba, Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ về phát triển Nguồn nhân lực. Bản ghi nhớ sẽ thiết lập khung hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực nguồn nhân lực bao gồm: đưa và tiếp nhận kỹ sư, kỹ thuật viên, thực tập sinh kỹ năng, lao động đặc định, du học sinh nghề trong những lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.

Tóm lại, nhờ những chính sách, văn bản cụ thể, thiết thực đã giúp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thuận tiện hơn, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động XKLĐ tốt hơn trong thời gian qua đã đem lại nhiều cơ hội việc làm tốt cho lao động Việt Nam, từ đó có đóng góp tích cực đối với nền kinh tế - xã hội. Do vậy, Việt Nam đã chú trọng đến việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến chính sách xuất khẩu lao động và coi đây là một chủ trương lớn thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)