Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

2.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á

2.4.1. Những thành tựu đã đạt được

2.4.1.1. Số lượng lao động xuất khẩu sang Đông Bắc Á gia tăng tương đối ổn định

Việt Nam thực hiện XKLĐ vào khu vực Đông Bắc á từ đầu những năm 1990, các nước này đã trở thành những thị trường XKLĐ chính, quan trọng của Việt Nam từ đó đến nay. Qua thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này về số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chúng ta thấy ngày càng được gia tăng về số lượng và có sự ổn định.

Vượt qua những khó khăn với sự cố gắng của của các cơ quan chức năng ở các bộ ngành từ trung ương đến địa phương, sự quyết tâm của người lao động chúng ta đã đưa được số lượng lao động xuất khẩu lớn sang thị trường Đông Bắc Á cụ thể: Năm 2010 là 42.040 lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ 2,80% trong tổng số lao động của cả nước, Năm 2014 là 76.460 lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ 5,09% trong tổng số lao động của cả nước, Năm 2016 là 116.624 lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ

7,77% trong tổng số lao động của cả nước, Năm 2018 là 135.644 lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ 8,79% trong tổng số lao động của cả nước.

Theo số liệu thống kê tổng hợp, năm 2018 có 142.860 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong đó có gần 50.300 lao động nữ chiếm 34,8%, trong đó thị trường đông nhất là Nhật Bản 68.737 người, tiếp đến là Đài Loan 60.369 người, Hàn Quốc 6.538 lao động.

Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng lao động xuất khẩu sau khi kết thúc hợp đồng XKLĐ về nước được nâng lên, góp phần hình thành đội ngũ lao động có trình độ phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước. Người lao động khi làm việc ở các nước tiếp nhận lao động có điều kiện tiếp cận với các kiến thức mới, hình thành được ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp. Đặc biệt, đội ngũ lao động làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp có điều kiện tiếp cận và học tập các kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, phương pháp quản lý lao động sản xuất tiên tiến, có điều kiện nâng cao tay nghề (Đoàn Thị Trang 2009, trang 72).

Đội ngũ lao động này nếu được khai thác, sử dụng hợp lý sau khi về nước sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, đáp ứng được các nhu cầu lao động đa dạng trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện CNH - HĐH ở nước ta.

Nhìn chung, số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á từng bước ổn định, đa dạng ngành nghề và ngày càng gia tăng số lượng. Việc chỉ đạo khai thác, củng cố mở rộng thị trường trọng điểm, từng bước nâng lên, các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài đều phù hợp với pháp luật nước ta và pháp luật nước sử dụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

2.4.1.2. Thu nhập của người lao động được đảm bảo ở mức khá cao

Với số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời gian qua như đã nêu trên, thì hoạt động XKLĐ sang thị trường khu vực Đông Bắc Á này đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình trạng lao động dư thừa trong nền kinh tế, giảm tình trạng thất nghiệp và số người thiếu việc làm

trong lực lượng lao động ở nước ta. Số lao động xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á so với số lao động được giải quyết việc làm của cả nước những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Số người đi XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á còn tạo cho nhiều người có thêm việc làm từ các khâu dịch vụ y tế, chuyên chở, hàng không, dịch vụ giao nhận hàng hóa, làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Mức lương bình quân một tháng của lao động Việt Nam tại Đài Loan hiện nay khoảng 600 USD đến 700 USD/tháng. Mức lương tại Hàn Quốc từ 1200 USD – 1500 USD/tháng, tại Nhật Bản là 1200 USD – 1600 USD/tháng. Cá nhân người XKLĐ cũng có thể có được ít nhất 200 triệu VNĐ sau 2 năm làm việc nhiều nhất 800 triệu VNĐ, so với thu nhập trong nước đó là khoản thu nhập khá lớn, rất có ý nghĩa đối với người lao động xuất khẩu Việt Nam. Số tiền này sẽ là nguồn tài chính lớn để cải thiện đời sống của người lao động ở những khu vực có thu nhập thấp, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực này. Với số tiền tích lũy sau khi đi XKLĐ được sử dụng hợp lý cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân người lao động xuất khẩu trở về trở về và những người khác, hiệu quả của nguồn tài chính này đối với nền kinh tế quốc dân rất tốt. Xét trên khía cạnh này, hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á còn góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta, góp phần giảm chi ngân sách đầu tư tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Để tạo một làm việc với trang thiết bị kỹ thuật như hiện nay là 39,3 triệu đồng, thì với lao động được đi làm việc ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời gian qua đã tiết kiệm được một khoản vốn đầu tư không nhỏ cho toàn xã hội, giảm bớt được gánh nặng chi phí tạo việc làm cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, ngân sách Nhà nước còn thu được hàng trăm triệu USD từ phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu và thuế lợi tức của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng. Các khoản thu này cùng với khoản tiền tiết kiệm từ chi phí đầu tư tạo việc làm cho người lao động nêu trên sẽ là nguồn vốn tích lũy lớn cho Nhà nước để đầu tư vào các hạng mục phát triển kinh tế - xã hội khác ở trong nước (Cục quản lý lao động nước ngoài 2014, trang 9).

2.4.1.3. Công tác bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường

Hiện nay việc bảo đảm quyền, lợi ích cho lao động xuất khẩu được xử lý thông qua hai kênh chính đó là thông qua Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại và thông qua Ban quản lý lao động Việt Nam thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Công tác bảo vệ quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài được tăng cường, chú trọng hệ thống quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, Ban Quản lý lao động hoặc tùy viên lao động, cán bộ chuyên trách quản lý lao động tại cơ quan đại diện và đại diện của các doanh nghiệp. Hệ thống các cơ quan đại diện đã có tại hầu hết các nước nhận lao động Việt Nam. Ngoài ra, ở các thị trường có nhiều lao động, phần lớn các doanh nghiệp đưa lao động đi XKLĐ đều có văn phòng đại diện để quản lý lao động, bảo vệ quyền lợi của NLĐ và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến NLĐ.

Khi chủ sử dụng lao động vi phạm hợp đồng hoặc không tuân thủ theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam thì lợi ích của NLĐ sẽ bị vi phạm. Để tránh trường hợp này xảy ra thì Nhà nước cần có Bộ Luật riêng bao gồm những điều khoản và chế tài xử lý người chủ sử dụng lao động và cả những NLĐ nếu họ vi phạm hợp đồng đã ký. Các chế tài cần phải cụ thể, chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránh tình trạng lách luật, đồng thời phải phổ biến Bộ Luật này cho NLĐ trước khi đi xuất khẩu và cho cả doanh nghiệp XKLĐ cũng như cán bộ chuyên trách các văn phòng đại diện tại nước có NLĐ đi xuất khẩu, Bộ Luật này cần phải được chính quyền hai nước thông qua và dịch sang tiếng của hai nước cũng như phổ biến cho các chủ sử dụng lao động tại nước đó.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản lý hoạt động XKLĐ. Theo đó, Bộ là đơn vị chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Ban Quản lý lao động) có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi

ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Xử lý hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Nhờ đó, cơ quan quản lý đã góp phần hạn chế những vi phạm của các doanh nghiệp XKLĐ cũng như góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức cá nhân ngoài xã hội.

2.4.1.4. Môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện

Trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận về hợp tác lao động với các nước khu vực Đông Bắc Á nhằm tạo khung pháp lý để đưa lao động đi và quản lý, bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Đối với thị trường XKLĐ Hàn Quốc, ngày 23/03/2018, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Dong Yeon Kim đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài, gọi tắt là chương trình EPS. Theo quy định của Hàn Quốc, các bản MOU về EPS mà Hàn Quốc ký với các nước (Hàn Quốc đã ký với 15 nước), đều có quy định thời hạn có hiệu lực và sẽ được ký lại sau khi hết hạn. Đây là lần thứ sáu Việt Nam và Hàn Quốc ký MOU về EPS. Các bản MOU trước đã được ký vào các năm 2004, 2006, 2010, 2012, 2016. Bản MOU ký lần này có giá trị 2 năm..

Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều NLĐ thông qua việc kí kết các thỏa thuận hợp tác. Các thị trường XKLĐ chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Bắc Phi và Trung Đông. Trong đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là các thị trường trọng điểm đem lại thu nhập cao, tiếp nhận nhiều lao động trong đó có lao động có trình độ chuyên môn.

Với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã triển khai hiệu quả hơn, nhiều giải pháp nhằm giữ vững ổn định thị trường khu vực Đông Bắc Á. Nâng cao chất lượng nguồn lao động ngay từ khâu đào tạo trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, giáo dục định hướng cho lao động trước khi đưa đi làm việc tại nước ngoài nên vừa đảm bảo tính thu nhập, cạnh tranh

tốt. Bên cạnh đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được chú trọng chủ động tham mưu ký kết thỏa thuận hợp tác với các nước. Chủ động phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, qua đó, kịp thời phát hiện và đề xuất cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)