CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2 Sử dụng tài nguyên nước mặt làm nước cấp cho sinh hoạt
1.2.5. Các vấn đề bất cập liên quan đến sử dụng nước mặt cho mục đích sinh hoạt
(Nguồn: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2010 và định hướng đến 2030) Hình 1.7: Biểu đồ nhu cầu nước sinh hoạt tỉnh Quảng Ninh
a) Ý thức của cộng đồng
Việc sử dụng lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép, xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước còn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là nạn khai thác cát, sỏi trái phép đã gây tác động tiêu cực lớn tới nguồn nước. Với tài nguyên nước ngầm thì ngay tại khu vực Hạ Long, Cẩm Phả nơi trữ lượng nước ngầm được đánh giá là dồi dào nhất, công suất khai thác cũng đã giảm
0 5 10 15 20 25 30 35
Tp Hạ Long
Tp Móng
Cái
Tp Cẩm Phả
Tp Uông Bí
TX Đông Triều
Tx Quảng
Yên
Huyện Hoành Bồ
Huyện Vân Đồn
Huyện Tiên Yên
Huyện Bình Liêu
Huyện Ba Chẽ
Huyện Đầm Hà
Huyện Hải Hà
Huyện Cô Tô
Hiện trạng Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030
triệu m3
dần trong thời gian qua. Tổng công suất khai thác nước ngầm tại khu vực này chỉ đạt từ 6.000 đến 10.000m3/ngày đêm. Hệ thống khai thác nước đơn lẻ gồm những giếng khoan thuộc các nhà máy, xí nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và trung tâm các thị trấn, các khu công nghiệp và thường được thiết kế khai thác ở tầng sâu, lưu lượng khai thác trung bình. Theo kết quả điều tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh có khoảng 286 giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác khoảng 12.313,2m3/ ngày.
Tuy nhiên, các lỗ khoan và giếng đào chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, được thực hiện tự phát dùng để cấp nước cho gia đình ăn uống, sinh hoạt, thời gian khai thác theo nhu cầu của gia đình. Chính vì vậy, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng như khu vực phường Cẩm Đông, Cẩm Tây (Thành phố Cẩm Phả), Hiệp Hoà (Thị xã Quảng Yên) và một số xã ở huyện Cô Tô. Việc khoan giếng trong nhân dân trên địa bàn tỉnh diễn ra đều tự phát, tràn lan, sử dụng nước lãng phí vào nhiều việc. Hoạt động khai thác này hầu như không có giấy phép, làm mực nước ngầm có nguy cơ bị hạ thấp, ô nhiễm, nguồn nước mặt vì thế sẽ suy giảm. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận cán bộ, người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước chưa thực sự sâu, rộng.
b) Tính thực thi của một số văn bản
Các văn bản pháp luật được ban hành hiện nay là:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;
- Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nước;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;
- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020;
- QCVN 08:2015- MT/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Việc áp dụng triển khai một số văn bản pháp luật trong thực tế còn nhiều bất hợp lý dẫn tới hiệu quả thấp. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và BVMT nước chưa thực sự sát với tình hình thực tế, gây khó khăn khi triển khai thực hiện. Ở các địa phương, công tác triển khai thi hành pháp luật về quản lý và BVMT nước còn chậm, có nhiều quy định cụ thể chưa được triển khai. Điển hình như những quy định về cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính đối với môi trường nước... đã được ban hành, hướng dẫn cụ thể từ nhiều năm trước đây, nhưng, do tổ chức bộ máy chưa hợp lý, nguồn lực hạn chế nên có một số địa phương gần đây mới bắt đầu triển khai thực hiện.
Hệ thống các văn bản dưới Luật cũng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Mặc dù Luật BVMT đã quy định khá đầy đủ cách tiếp cận kiểm soát ô nhiễm và hệ thống liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước, tuy nhiên, các văn bản dưới Luật phần lớn lại chỉ tập trung cách tiếp cận bằng ĐTM, thanh tra môi trường, xử phạt hành chính… và một phần cách tiếp cận bằng công cụ kinh tế (thu phí nước thải). Trong khi đó, một biện pháp kiểm soát ô nhiễm quan trọng đó là việc điều tra, thống kê, đánh giá nguồn thải lại chưa có văn bản nào quy định, hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, cho đến nay, việc xây dựng quy hoạch BVMT cho các LVS vẫn chưa được ban hành.
Sự chồng chéo trong các quy định giữa các văn bản cũng làm cho việc triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn.