Các công trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Thực trạng sử dụng tài nguyên nước mặt thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh

3.2.2. Các công trình xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt

Theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến 2030:

Thành phố Cẩm Phả đang được cấp nước từ nhà máy nước Diễn Vọng công suất 60.000 m3/ngđ đồng thời tại mỗi khu vực còn sử dụng một số trạm bơm giếng khai thác nước ngầm bơm trực tiếp vào mạng lưới.

Nguồn nước: Nước thô được lấy từ đập hồ Cao Vân

Tuyến ống nước thô: Tuyến ống nước thô sử dụng ống thép D900mm với chiều dài L = 6.100m tự chảy về công trình thu và trạm bơm nước thô.

Nhà máy nước: Dây chuyền công nghệ xử lý của nhà máy nước Diễn Vọng (hình 3.1) gồm bể trộn, 5 bể phản ứng kết hợp lắng ngang Bx L = 6 x58m, 6 bể lọc nhanh B Xl = 7,7 x25m, 2 bể chứa nước sạch: đặt dưới bể lọc với dung tích W = 3.000 m3, trạm bơm nước sạch – trạm bơm cấp 2: gồm 3 máy, mỗi máy Q= 1.350 m3/h và một máy bơm rửa lọc Q= 2.000 m3/h, hệ thống pha phèn và hệ thống khử trùng bằng Clo.

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống cấp nước NMN Diễn Vọng

Công trình chính trên mạng lưới cấp nước:

- Trạm bơm tăng áp: Để đảm bảo và duy trì đủ áp lực cho mạng lưới cấp nước trên hệ thống có bố trí các trạm bơm tăng áp. Mỗi trạm đều có bể chứa làm nhiệm vụ điều hoà và dự trữ nước cho trạm.

- Các trạm bơm tăng áp được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Các trạm bơm tăng áp khu vực thành phố Cẩm Phả Thành phố Cẩm Phả

STT Tên trạm bơm tăng áp Công suất (m3/h)

1 Trạm Giếng Lò 50

2 Trạm Khe Sim 50

3 Trạm Cẩm Đông 25

4 Trạm VPXN 70

5 Trạm Cẩm Sơn 46

6 Trạm Cọc 6 300

7 Trạm Cầu 20 200

8 Trạm Sa Bát 50

9 Trạm Cầu 1 Vân Đồn 300

10 Trạm Mông Dương 200

(Nguồn: Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (2015) Bể chứa: Trên hệ thống có bố trí các bể chứa. Bể chứa của các trạm bơm tăng áp và bể chứa trên đồi cao với mục đích điều hoà lưu lượng và điều tiết áp lực.

Bảng 3.3: Các bể chứa và đài nước hiện có khu vực Cẩm Phả

STT Tên trạm bơm tăng áp Dung tích bể

chứa (m3)

1 Bể TA Cọc 6 1.000

2 Bể TA Cầu 20 1.000

3 Bể TA cầu 1 Vân Đồn 500x2

4 Bể TA Mông Dương 200

5 Bể TA Giếng Lò 200

6 Bể Khe Sim 1 80

7 Bể Khe Sim 2 25

8 Bể đồi Mông Dương 200

9 Bể TA Sapat 150

(Nguồn: Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (2015))

Hình 3.3 : Bản vẽ quy hoạch cấp nước thành phố Cẩm Phả

Theo QCVN 08 - MT:2015/BTNTM Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì các thông số chính đại diện để đánh giá chất lượng nước mặt bao gồm:

pH, DO, TSS, COD, BOD5, Cl-, Amoni, nitrit, nitrat, phosphate, sunfat, As. Cd, Pb, Hg, Ni, Fe, Coliform.

Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tại cơ sở

(Nguồn: Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (2015)) - Nguồn nước mặt đầu vào qua công trình thu để vào trạm bơm cấp I , công trình thu là cửa thu nước sông, kết hợp với biện pháp kiểm soát chất lượng nước vào và mực nước trên sông. Tại trạm bơm cấp I, nguồn nước được bơm về trạm xử lý để xử lý. Trước khi vào bể trộn của trạm xử lý, bơm sục clo vào nước để loại bỏ tảo.

Tại bể trộn nước được trộn với phèn mục đích làm tăng khả năng kết hợp các thành phần lơ lửng, các chất có trong nước. Nước được trộn trong bể trong thời gian 10-15 phút. Sau đó nước được bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng xảy ra quá trình keo tụ tạo ra các hydroxit nhôm, thời gian phản ứng 20 phút. Sau thời gian phản ứng trong bể phản ứng, nước được bơm sang bể lắng . Tại đây xảy ra quá trình lắng

Clo sơ bộ

Hồ Cao Vân Cửa thu Trạm bơm

nước cấp

Bể trộn

Bể phảnứng

Bể lắng

Bể lọc

Bể chứanước sạch

Trạm bơm tiêu thụ

Mạng lưới cấp nước Nước thải

lẫn bùn cặn Hệ thốngxử

lýbùncặn

Nguồn tiếp nhận

Dung dịch Clo khử trùng

Nhà pha hóa chất Hóa chất

keo tụ

cơ học, nước được lắng trong thời gian 1-2 giờ. Bể lắng có tác dụng giữ lại các bông cặn có kích thước lớn. Bể lắng phải được vận hành đảm bảo hàm lượng cặn trong nước sau khi lắng còn tối đa là 30mg/l. Cặn được xả theo chu kỳ 4 giờ, thời gian xả cặn là 15 phút. Kết thúc quá trình tại bể lắng nước được bơm sang bể lọc cát, bể lọc có tác dụng loại bỏ cặn. Nước sau khi lắng đi qua lớp vật liệu lọc, cặn phần lớn được giữ lại tại đây, chủ yếu trên bề mặt và trong suốt chiều dày lớp vật liệu lọc. Quá trình xử lý hoàn thành sau khi nước lọc xong tại bể lọc. Tiếp theo, nước được bơm lên bể chứa nước sạch, bể này có tác dụng điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm nước thu và trạm bơm nước sạch, đáp ứng biểu đồ tiêu thụ nước trong ngày. Trên nóc bể chứa nước sạch xếp sỏi hoặc đất để duy trì nhiệt độ ổn định cho nước và bố trí các ống thông hơi, cửa xả tràn. Các cửa xả phải có nắp đậy tránh sự xâm nhập của các sinh vật lạ. Trong thời gian lưu trữ tại bể nước sạch, nguồn nước vẫn được bố trí sục clo vào nước để khử trùng nước, lưu một thời gian sau đó trạm bơm cấp II sẽ bơm nước sạch vào hệ thống mạng lưới phân phối để cung cấp đến các nơi tiêu thụ trong mạng lưới cấp nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)