Đặc điểm tự nhiên thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên thành phố Cẩm Phả

 Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km

- Tọa độ địa lý của khu vực như sau:

+ Vĩ độ Bắc 200 58’ 10’’ đến 21o 12’ 00’’

+ Kinh độ Đông 107o 10’ 00’’ đến 107o 23’ 50’’

- Ranh giới của thành phố Cẩm Phả được xác định bởi:

+ Phía Bắc giáp với huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên.

+ Phía Đông giáp với huyện Vân Đồn.

+ Phía Nam giáp với Vịnh Bái Tử Long.

+ Phía Tây giáp với huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long.

Bảng 3.1: Diện tích tự nhiên và dân số các phường

Tên Diện tích (Ha) Dân số (người)

Quang Hanh 5135 18860

Cẩm Thạch 431 13650

Cẩm Thủy 268 12049

Cẩm Trung 507 17500

Cẩm Thành 125 14134

Cẩm Tây 488 9426

Cẩm Bình 138 11878

Cẩm Đông 695 10483

Cẩm Sơn 1015 17095

Cẩm Phú 853 15840

Cẩm Thịnh 587 10968

Cửa Ông 1096 13834

Mông Dương 11446 15566

Cẩm Hải 1464 1790

Cộng Hòa 5088 4380

Dương Huy 4677 3207

Tổng 190660

(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh năm 2018)

Hình 3.1: Sơ đồ thành phố Cẩm Phả

Đặc điểm địa hình, địa mạo

Về địa hình, địa hình Cẩm Phả tương đối đa dạng và phức tạp bao gồm vùng đồi núi và đồng bằng ven biển và được chia thành 3 dạng địa hình sau:

- Địa hình núi:

Núi thấp và trung bình: Phân bố ở hầu hết các phường, với diện tích chiếm khoảng 70%, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh nên đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành độ dày của tầng đất mịn.

Khu vực núi đất dốc trên 250: Chiếm khoảng 65% diện tích đất đồi núi, mức độ chia cắt mạnh đến trung bình, tầng đất mịn thường mỏng.

Khu vực núi thấp dốc dưới 250: Mức độ chia cắt yếu trung bình, tầng đất mịn thường dày.

- Địa hình thung lũng:

Dọc theo các sông suối nhỏ nằm tiếp giáp với chân núi, hàng năm thường xuyên được bồi lắng phù sa vào mùa mưa đã tạo nên những dải đất bằng phẳng, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình núi đá vôi (Karst):

Địa hình này phân bố ở các phường, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Thạch.

Theo quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Cẩm Phả đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho thấy:

Khí hậu, thủy văn

Thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu khu vực được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23.0oC, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36.6oC (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5.5oC (tháng 1). Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20oC (tháng 12 đến tháng 3 năm sau).

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2,144.5 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 11, lượng mưa chiếm

khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Các tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1,500 – 1,700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.

- Gió: Thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông bắc và gió Đông nam.

+ Gió Đông bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2÷4 m/s, đạt cấp 5÷6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của con người.

+ Gió Đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình đạt cấp 2÷3. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước tạo nên không khí ẩm, mát mẻ.

Trên địa phận thành phố Cẩm Phả chủ yếu suối có diện tích lưu vực nhỏ, độ dài suối ngắn, lưu lượng nước không nhiều và phân bố không đều trong năm.

Thành phố Cẩm Phả là khu vực ven biển, phía Nam giáp Bái Tử Long có nhiều núi đá tạo thành bức bình phong chắn sóng, hạn chế tốc độ gió khi có bão.

Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông (biên độ triều 2÷3m), cao nhất là 4,3 m và thấp nhất là 0,26 m; cao độ mực triều trung bình 2,5÷3,0 m.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản lớn nhất nhất ở Cẩm Phả là than đá, trung tâm thành phố là khu vực phân bố tập trung nhiều khai trường khai thác than lớn của các công ty than. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệu ngành than), qua thăm dò than khai thác hầm lò đạt độ sâu -300 m, sản lượng than khai thác trên địa bàn thành phố chiếm 50 ÷55% sản lượng than toàn quốc, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở than ra cảng nước sâu, thuận tiện cho xuất khẩu.

Ngoài than đá, khoáng sản khu vực Cẩm Phả có thể kể tới đá vôi, nước khoáng và một số loại quặng hiếm. Đá vôi khu vực Cẩm Phả phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Cẩm Thạch và các dãy núi đá vôi ngoài vịnh, có trữ lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, trữ lượng khai thác hàng năm đến 270.000 m3.

Nước khoáng là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, có thể phát triển khai thác với quy mô lớn, tập trung ở phường Cẩm Thạch, chứa nhiều nguyên tố vi lượng có ích, phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)