Nghiên cứu chỉ số chức năng sinh lý ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học (Trang 22 - 28)

1.2. Một số vấn đề về chỉ số chức năng sinh lý

1.2.2. Nghiên cứu chỉ số chức năng sinh lý ở Việt Nam

Các chỉ số chức năng của tim mạch người Việt Nam được nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu từ rất sớm và liên tục trong nhiều năm cùng các nghiên cứu về hình thái. Trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” [49], các nhà khoa học đã cho thấy huyết áp động mạch thay đổi theo lứa tuổi từ 11 – 17 tuổi. Công trình cũng nhận thấy một số yếu tố làm thay đổi huyết áp như vị trí đo, tư thế đo, thời điểm đo và giới tính. Các tác giả cũng tiến hành đếm mạch cổ tay, ở cổ hoặc nghe tim trong 1 phút và

12

tính trung bình trong cả cộng đồng các đối tượng nghiên cứu và cho thấy tần số tim ở nam trưởng thành là 70 - 80 lần/phút và ở nữ trưởng thành là 75 - 85 lần/phút. Tuy nhiên, sau hai hội nghị vào năm 1967 và 1972, các chỉ số này mới được nghiên cứu đầy đủ và mở rộng trên dân cư ở mọi miền đất nước [2], [4].

Trịnh Bỉnh Dy nghiên cứu về huyết áp động mạch trên người Việt Nam và trình bày trong cuốn “Về những thông số sinh học người Việt Nam” cho thấy, huyết áp của người Việt Nam không những thấp mà còn tăng chậm theo tuổi [9]. Theo tác giả Phạm Thị Minh Đức huyết áp tối đa bình thường có trị số là 90 - 110 mmHg, huyết áp tối thiểu bình thường có trị số là từ 50 - 70 mmHg [14].

Năm 1993, Đoàn Yên và cộng sự đã nghiên cứu tần số tim và huyết áp của người Việt Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định đến 69 tuổi. Thời điểm kết thúc tăng huyết áp tâm trương ở nam lúc 14 tuổi, ở nữ là 15 tuổi. Trẻ em từ 12 tuổi là mốc bắt đầu thể hiện sự phân biệt về giới tính, trong đó tần số tim ở nữ lớn hơn đối với nam. Huyết áp động mạch trên người Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều thấp hơn so với người Âu, Mỹ [52]. Cũng trong năm này, Nghiêm Xuân Thăng đã nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động tim mạch và huyết áp với khí hậu của cư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở hai nhóm tuổi 12 ÷ 15 và 18 ÷ 25. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim và huyết áp ở mọi lứa tuổi đều chịu ảnh hưởng của khí hậu [43]. Tần số tim tăng theo sự tăng nhiệt độ môi trường và biến đổi theo ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ. Trong một ngày, tần số tim tăng dần từ sáng đến trưa, cao nhất lúc12-14 giờ, sau đó giảm dần và thấp nhất lúc 22-24 giờ. Cùng một thời điểm, tần số tim về mùa hè thường cao hơn mùa đông. Ngoài ra, tần số tim còn bị chi phối bởi các yếu tố như lao động và trạng thái tâm lý.

Trần Đỗ Trinh và cộng sự [48] đã tiến hành nghiên cứu trị số huyết áp người Việt Nam tại 20 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý trong cả nước từ lứa tuổi 15 trở lên và công bố trong chương trình nghiên cứu một số chỉ số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90.

Kết quả cho thấy, trị số huyết áp tăng dần theo tuổi ở cả nam và nữ, mức tăng chậm

13

nhất ở nhóm tuổi từ 15 ÷ 19. Huyết áp ở nam giới cao hơn so với ở nữ giới, dù chênh lệch trung bình của hai giới không nhiều, nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Năm 1998, Nguyễn Văn Mùi nghiên cứu trên đối tượng trẻ em từ 7 ÷ 15 tuổi cho thấy, tần số tim của học sinh giảm dần theo tuổi còn huyết áp tâm thu và tâm trương tăng dần theo tuổi. Tần số mạch của nam cao hơn so với của nữ ở lứa tuổi từ 7 ÷ 12, còn từ 13 ÷ 15 tuổi không có sự khác biệt giữa nam và nữ về chỉ số này. Huyết áp tâm thu của nam từ 7 ÷ 9 tuổi cao hơn so với của nữ. Từ 10 ÷ 15 tuổi không có sự khác biệt chỉ số này theo giới tính. Huyết áp tâm trương của các em nam từ 7 ÷ 13 tuổi cũng lớn hơn so với của nữ [35].

Năm 2002, nghiên cứu của Trần Thị Loan cho thấy ở lớp tuổi học sinh phổ thông tần số tim giảm dần theo lớp tuổi, sự biến đổi tần số tim của nam và nữ khác nhau. Huyết áp ở trẻ tăng dần từ 6 ÷ 17 tuổi và không có sự khác biệt về chỉ số huyết áp so với các tác giả khác [28].

Năm 2006, Trần Trọng Thuỷ và cộng sự [45] đã tiến hành nghiên cứu huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh phổ thông từ 8 đến 20 tuổi. Các tác giả nhận thấy huyết áp động mạch của học sinh tăng dần theo tuổi và cả hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở học sinh nông thôn đều cao hơn so với học sinh thành phố nhưng vẫn thấp hơn so với chuẩn về huyết áp theo độ tuổi của tổ chức Y tế thế giới.

Đến năm 2009, Đỗ Hồng Cường đưa ra kết luận tần số tim của học sinh THCS các dân tộc Kinh, Mường, Thái và Tày đều giảm dần theo tuổi. Huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi và huyết áp động mạch của nữ cao hơn của nam [5].

Năm 2011, Hoàng Thu Soan đã cho thấy huyết áp tâm thu của học sinh dân tộc Kinh ở thành phố và miền núi, dân tộc Nùng ở miền núi Thái Nguyên đều tăng dần theo tuổi. Trong cùng khu vực miền núi, đa số các học sinh có chỉ số tương tự nhau. Sự khác biệt về huyết áp tâm trương giữa học sinh thành phố và miền núi, giữa nam và nữ không có quy luật [41].

Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu tần số tim và huyết áp ở học sinh lứa tuối 11 ÷ 17 ở các dân tộc Kinh, Mường và Sán Dìu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

14

Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số tim của học sinh giảm dần từ 11 ÷ 17 tuổi, huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều. Huyết áp động mạch giữa các dân tộc không khác nhau đáng kể [36].

1.2.2.2. Nghiên cứu các chỉ số chức năng hô hấp

Ở Việt Nam, các tác giả nghiên cứu về các chỉ số chức năng hô hấp thường quan tâm đến các thông số thông khí phổi như dung tích ống, khí lưu thông, dung tích sống thở mạnh, dung tích khí thở ra tối đa trong giây đầu... Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng số đối chiếu để đánh giá chức năng phổi trong các bệnh liên quan đến phổi và nghiên cứu sự biến đổi của các thông số về thông khí phổi trong các quá trình bệnh lý khác nhau.

Đầu tiên là các nghiên cứu về dung tích sống, sau đó là các chỉ số khác. Năm 1967, các nghiên cứu được tập hợp lại và công bố trong hội nghị “Hằng số sinh học người Việt Nam” với chỉ số chủ yếu là dung tích sống [49].

Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” đã đưa ra 19 chỉ số liên quan đến đặc điểm sinh lí hô hấp, trong đó dung tích sống đã được các tác giả nghiên cứu theo giới tính, theo lứa tuổi và theo chiều cao. Tài liệu này cũng cho thấy, dung tích sống của trẻ em phụ thuộc vào chiều cao và dung tích sống của trẻ em nam luôn cao hơn trẻ em nữ ở các lứa tuổi [49].

Đến năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền và Lê Thanh Uyên cho rằng người Việt nam có chỉ số phổi cao, đó là số ml dung tích sống quy về 1 kg cân nặng [9].

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng nhận thấy, dung tích sống chịu ảnh hưởng của khí hậu, đạt giá trị cao nhất ở nhiệt độ 30 - 32°C và độ ẩm không khí khoảng 70 - 80%, dung tích sống của nam luôn cao hơn của nữ [43]. Cũng năm này, Đoàn Yên và cs trong nghiên cứu của mình đưa ra nhận xét, dung tích sống tăng nhanh đến 19 tuổi sau đó ổn định ở cả hai giới. So với ngườii châu Âu và châu Mĩ, dung tích sống của người Việt Nam luôn có giá trị nhỏ hơn [52] .

15

Năm 1994, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự đã nghiên cứu giá trị bình thường của các chỉ số chức năng phổi của cư dân tại Thanh Trì và Thượng Đình - Hà Nội trong độ tuổi từ 12 đến 82. Các tác giả cho thấy, có sự khác biệt về các chỉ số này giữa hai giới trong độ tuổi từ 12 đến 17. Các tác giả đã đưa ra phương trình hồi quy để tính số chuẩn của người bình thường [46].

Năm 1996, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hường và cộng sự đưa ra 9 chỉ số thông khí phổi của người Hà Nội từ 11 đến 80 tuổi theo 4 nhóm tuổi với các chỉ số:

dung tích sống thở mạnh, dung tích sống thở chậm, thể tích thở ra tối đa giây đầu, chỉ số Tiffeneau... Các kết quả nghiên cứu được trích dẫn trong “Kết quả bước đầu nghiên cứu chỉ tiêu sinh học người Việt Nam” cho thấy, dung tích sống của trẻ em thay đổi nhiều trong quá trình phát triển cá thể, các chỉ số hô hấp ở nam luôn cao hơn ở nữ cùng độ tuổi và đến tuổi dậy thì các chỉ số này gần giống như ở người lớn. Các chỉ số chức năng hô hấp của người Việt Nam đều thấp hơn so với của người châu Âu [10].

Năm 2002, Nguyễn Văn Mùi trong luận án của mình đưa ra kết luận, các thông số hô hấp của trẻ nam đặc biệt tăng nhanh lúc 14 ÷ 15 tuổi và ở trẻ nữ tăng nhanh lúc 13 ÷ 14 tuổi [35]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Loan trên học sinh Hà Nội, dung tích sống của học sinh tăng theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều. Lứa tuổi dung tích sống của học sinh tăng nhanh nhất xảy ra cùng lúc chiều cao của các em tăng nhanh. Từ 10 ÷ 17 tuổi, dung tích sống của học sinh nam lớn hơn của nữ ngày càng rõ rệt [29].

Năm 2003, trong cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 - thế kỉ XX” với đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số hô hấp người Việt Nam bình thường” của Nguyễn Văn Tường và cộng sự đã đưa ra 13 chỉ số chức năng phổi trên 239 trẻ nam và 213 trẻ nữ độ tuổi từ 7 đến 15 [2].

Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc cho thấy học sinh từ 11 ÷ 17 tuổi ở các dân tộc đều có tần số hô hấp giảm dần, các chỉ số dung tích sống, thể tích khí thở ra trong giây đầu của học sinh tăng dần theo tuổi. Các chỉ số này ở học sinh nam cao hơn học sinh nữ. Chỉ số Tiffeneau của học sinh nam lớn hơn ở học sinh nữ [36].

16

Năm 2014, Trần Thị Thúy nghiên cứu chỉ số hô hấp ở học sinh lứa tuổi từ 12 đến 15 ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho kết quả tần số hô hấp của học sinh giảm dần, các thông số chức năng hô hấp còn lại tăng dần với thời điểm tăng nhanh là 15 tuổi với học sinh nam, 14 tuổi với học sinh nữ. Chỉ số Tiffeneau không có sự khác biệt theo tuổi và giới tính [44].

Tóm lại, các nghiên cứu về các chỉ số hô hấp người Việt Nam cho thấy, các chỉ số hô hấp của người Việt Nam đều có giá trị thấp hơn so với người châu Âu, các chỉ số này của nam cao hơn so với của nữ và mang đặc điểm chủng tộc.

17

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)