Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học (Trang 29 - 35)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các chỉ số hình thái của học sinh theo lứa tuổi và giới tính bao gồm: Chiều cao đứng, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực bình thường, vòng eo, vòng mông; BMI.

- Nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý của học sinh:

 Chỉ số hô hấp: tần số thở, dung tích sống, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu, chỉ số Tiffeneau.

 Chỉ số tuần hoàn: tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái

Các chỉ số hình thái của học sinh được đánh giá bằng phương pháp nghiên cứu nhân trắc học của Nguyễn Quang Quyền [40].

Thu thập các chỉ số hình thái sau:

- Chiều cao đứng: Chiều cao là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá tầm vóc và mức độ phát triển thể chất của con người. Chiều cao đứng được xác định bằng thước đo bằng hợp kim có vạch chính xác đến 0,1 cm. Chiều cao đứng được xác định ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo. Tư thế đứng thẳng được xác định khi đuôi mắt và mép trên của vành tai nằm trên cùng đường thẳng nằm ngang vuông góc với trục cơ thể. Học sinh đứng thẳng, vai và tay buông tự do hai bên người, đầu gối không chùng, dịch thanh chặn nhẹ nhàng đến khi chạm vào đỉnh đầu. Khi đọc, tầm mắt người đo phải ngang với thanh chặn của thước đo. Đơn vị đo là cm.

- Cân nặng: Trọng lượng cơ thể là thông số quan trọng được sử dụng để đánh giá sự phát triển của cơ thể. Sử dụng cân điện tử LAICA của Italia, có độ chính xác

19

đến 0,1 kg để đo cân nặng. Cân nặng được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khi đo, đối tượng mặc quần áo mỏng, không mang giày dép, mũ, nón, cân xa bữa ăn, đối tượng đứng thẳng trên cân sao cho trọng tâm rơi vào điểm giữa của cân và đọc kết quả khi chỉ số trên cân dừng lại. Đơn vị tính bằng kg.

- Vòng đầu: Sử dụng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 0,1 cm. Khi đo, đối tượng đứng thẳng, vòng thước dây quanh đầu, chú ý không để dây vẹo, lệch hay xoắn, phía trước mép dưới của thước sát cung lông mày, phía sau qua ụ chẩm. Người đo đứng phía bên người được đo và đọc kết quả. Đơn vị tính bằng cm.

- Vòng ngực bình thường: Vòng ngực bình thường cùng với chiều cao và trọng lượng được sử dụng để xác định tình trạng tăng trưởng của cơ thể. Sử dụng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 0,1 cm. Xác định vòng ngực khi đối tượng ở tư thế thẳng đứng, hai tay duỗi thẳng dọc hai bên đùi, hít thở bình thường, vòng dây đo đi qua chân của quầng vú hai bên sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song song với mặt đất. Đơn vị đo bằng cm.

- Vòng eo: Sử dụng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 0,1 cm. Xác định vòng eo khi đối tượng ở tư thế đứng thẳng, bụng để bình thường, không hóp hoặc không hít căng, vòng thước quanh thắt lưng và hông sao cho độ dài nhỏ nhất, vị trí giữa mào xương chậu và xương sườn thấp nhất vuông góc với cột sống. Đơn vị tính bằng cm.

- Vòng mông: Kích thước vòng mông được sử dụng để đánh giá mức độ béo gầy và thể tạng của cơ thể. Sử dụng thước dây không giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 0,1 cm. Vòng mông được đo bằng cách vòng thước dây quanh xương hông song song với mặt đất, phần có kích thước lớn nhất được chọn làm kết quả. Đơn vị tính bằng cm.

- BMI (Body Mass Index): là chỉ số khối cơ thể, được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người.

BMI được tính theo công thức sau:

BMI = Cân nặng (kg)/ (Chiều cao)2 (m)2

20 Đánh giá BMI theo FAO:

Bảng 2.1. Phân loại theo BMI (kg/m2)

Phân loại BMI (kg/m2)

Suy dinh dưỡng độ III <16

Suy dinh dưỡng độ II 16 ÷ 17

Suy dinh dưỡng độ I 17 ÷ 18,45

Bình thường 18,5 ÷ 24,99

Thừa cân độ I 25 ÷ 29,99

Thừa cân độ II 30 ÷ 39,99

Thừa cân độ III 40

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý 2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chỉ số chức năng tuần hoàn

- Tần số tim: được xác định bằng ống nghe. Khi đo đối tượng được ngồi ở tư thế thoải mái. Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong 1 phút và đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.

Nếu thấy kết quả của 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng ngồi nghỉ 20 phút rồi đo lại. Đơn vị đo là nhịp/phút.

- Huyết áp động mạch: được xác định bằng phương pháp Korotkov và đo bằng huyết áp kế đồng hồ được sản xuất tại Nhật Bản. Khi đo huyết áp động mạch, cánh tay trái ở tư thế nằm thoải mái và cánh tay đặt ngang tim, lòng bàn tay ngửa. Đo 3 lần rồi lấy số trung bình cộng của 3 lần đo.

Đặt cánh tay trái ngang tim trong tư thế nằm thoải mái, để lộ vùng cánh tay, người đo quấn túi cao su của huyết áp kế quanh cánh tay đối tượng vừa đủ chặt rồi cố định lại, đặt ống nghe trên động mạch cánh tay ngay sát bên dưới túi cao su để nghe mạch đập, cần đảm bảo toàn bộ bề mặt của loa ống nghe luôn tiếp xúc với da đối tượng và đặt đồng hồ của huyết áp kế trước mắt. Khi đo, vặn chặt ốc ở bóp cao

21

su rồi từ từ bơm cho đến khi không nghe tiếng đập qua ống nghe thì bắt đầu hạ áp lực trong bóng cao su bằng cách mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ, đồng thời chú ý nghe tiếng đập của mạch và quan sát số đo trên mặt đồng hồ. Trị số trên đồng hồ lúc nghe tiếng đập đầu tiên là chỉ số huyết áp tâm thu và tiếng cuối cùng là chỉ số huyết áp tâm trương. Trong trường hợp bất thường cần phải đo lại. Đo ba lần và lấy giá trị trung bình của ba lần đo.

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số chức năng hô hấp

Sử dụng máy phế dung kế Spirolab II để đo tần số hô hấp. Nhập các dữ liệu về tên, tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng của học sinh.

Hướng dẫn đối tượng ngậm miệng vào ống thở của máy và thở bằng miệng vào máy, chú ý không để cho khí lọt ra ngoài ống thở, kẹp mũi để đối tượng thở hoàn toàn vào máy bằng miệng, đồng thời cho máy chạy. Hướng dẫn cho đối tượng hít vào và thở ra bình thường trong một số chu kỳ thở, để thở từ 1 đến 2 phút. Yêu cầu đối tượng hít thở đều đặn, không ngắt quãng.

- Đo dung tích sống: Chuyển chế độ đo dung tích sống trong máy, ấn start.

Yêu cầu đối tượng thở nhịp nhàng, bình thường, sau đó ra chỉ thị cho đối tượng hít vào hết mức có thể, sau đó thở ra hết mức mà không phải gắng sức. Yêu cầu khi hít vào hết sức cần giữ đường bình nguyên hiển thị trên máy đo 1 giây sau đó thở ra hoàn toàn và liên tục mà không thở nhanh và mạnh. Khi đối tượng không thở ra nhiều hơn nữa thì trở về thở bình thường và dừng đo. Thực hiện đo ba lần và lấy giá trị trung bình. Nếu phép đo thực hiện không tốt, ấn start để đo lại.

- Đo thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu: Chuyển chế độ đo dung tích sống thở mạnh trong máy, ấn start. Yêu cầu đối tượng thở nhịp nhàng, bình thường, sau đó ra chỉ thị cho đối tượng hít vào hết mức có thể, sau đó thở ra thật nhanh và mạnh hết sức có thể trong khoảng 4 – 5 giây. Khi đã thở ra cực đại, yêu cầu đối tượng hít sâu, khi đối tượng không thể hít vào nhiều hơn nữa thì trở về thở bình thường và dừng đo.

Máy sẽ tự động cho kết quả của thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu. Nếu phép đo thực hiện không tốt, ấn start để đo lại.

- Chỉ số Tiffeneau được xác định bằng tỉ lệ FEV1/VC (%).

22 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu được xử lý theo phương pháp thống kê dùng trong y, sinh học.

Nghiên cứu và tính toán thông số theo thuật toán thống kê xác suất để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS Statistics 22.

- Lập bảng thống kê số liệu của các chỉ số nghiên cứu.

- Nghiên cứu dùng giá trị tuyệt đối và giá trị tỷ lệ % để mô tả biến phân loại, các chỉ tiêu được tính là giá trị trung bình (𝑋̅) và độ lệch chuẩn (SD).

+ Giá trị trung bình:

n X X

n

i

i

 1

Trong đó: 𝑋̅ là giá trị trung bình

Xi là giá trị của từng quan sát n là số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

+ Độ lệch chuẩn:

 

n X SD X

n

i i

 

 1

2

(n ≥ 30) Trong đó: SD là độ lệch chuẩn

XiX là độ lệch của từng giá trị so với giá trị trung bình n là số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

- Mối tương quan giữa các chỉ số được xác định bằng hệ số tương quan Pearson (r) theo công thức:

23

     

 

 

 

 

  

 

 

  

n i

n

i i

i n

i

n

i i

i n i

n i

n

i i

i i

i

Y Y

n X

X n

Y X

Y X r n

1

2 1 2

1

2 1 2

1 1 1

. . .

. .

.

Trong đó: r là hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y Xi là từng giá trị của đại lượng X

Yi là từng giá trị của đại lượng Y n là số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

- Xác định mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến.

- So sánh sự sai khác hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau theo phương pháp Student – Fisher, sử dụng kiểm định T-test với mức ý nghĩa α = 0,05 [7].

24 Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)