Vòng ngực bình thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học (Trang 45 - 49)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Một số chỉ số hình thái của học sinh

3.1.4. Vòng ngực bình thường

Vòng ngực bình thường cùng với chiều cao và cân nặng được sử dụng để xác định sự tăng trưởng của cơ thể. Vòng ngực còn được coi là một trong những chỉ số phản ánh chức năng sống của cơ thể, đặc biệt là chức năng thông khí của phổi cũng như sự khỏe mạnh của hệ hô hấp.

35

Kết quả nghiên cứu vòng ngực bình thường của học sinh trường THCS &

THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.4.

Bảng 3.7. Vòng ngực bình thường (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi

Vòng ngực bình thường (cm)

X 1 -X 2 p(1-2)

Nam (1) Nữ (2)

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

12 31 75,60 ± 6,7 - 39 71,59 ± 7,21 - 4,01 >0,05 13 36 75,90 ± 6,14 0,3 34 74,92 ± 4,36 3,33 0.98 >0,05 14 36 79,69 ± 5,67 3,79 34 78,85 ± 4,17 3,93 0,84 >0,05 15 30 81,85 ± 8,49 2,16 30 80,90 ± 6,74 2,05 0,95 >0,05

Tăng trung bình 2,08 3,10

Số liệu bảng 3.7 cho thấy vòng ngực bình thường của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo lứa tuổi. Học sinh nam ở 12 tuổi có kích thước trung bình của vòng ngực là 75,6 cm, tăng lên 75,9 cm ở 13 tuổi, tiếp tục tăng đến 79,69 cm ở tuổi 14 và đạt 81,85 cm ở tuổi 15. Mỗi năm vòng ngực bình thường của học sinh nam tăng trung bình 2,08 cm. Tuy nhiên tốc độ tăng vòng ngực bình thường của học sinh nam ở từng giai đoạn là không đồng đều. Cụ thể, giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi, vòng ngực bình thường của học sinh nam tăng chậm nhất là 0,3 cm và giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi, vòng ngực bình thường tăng mạnh nhất là 3,79 cm.

Từ 12 đến 15 tuổi, vòng ngực bình thường của học sinh nữ tăng từ 71,59 cm lên đến 80,9 cm, chênh lệch 9,31 cm và mỗi năm tăng trung bình 3,1 cm. Tốc độ tăng kích thước vòng ngực bình thường của học sinh nữ đồng đều hơn so với học sinh nam theo lứa tuổi, mức chênh lệch từ 2,05 đến 3,93 cm.

Như vậy, vòng ngực bình thường ở cả hai giới tính đều có cùng một thời điểm tăng nhảy vọt là giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi. Thời điểm này diễn ra trùng với thời điểm nhảy vọt của cân nặng và chiều cao ở học sinh nam, tuy nhiên muộn hơn 1 năm ở học sinh nữ. Điều này được lý giải bởi giai đoạn dậy thì của học sinh nam diễn ra

36

từ từ, còn ở học sinh nữ có sự chênh lệch lớn. Đồng thời, học sinh nữ có thời điểm tăng nhảy vọt của cân nặng sớm hơn để tích lũy mỡ chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất hormone sinh dục, nguyên liệu cho quá trình kéo dài xương, tăng cơ ngực và tăng kích thước lồng ngực. Do đó, học sinh nữ có thời điểm tăng nhảy vọt vòng ngực bình thường muộn hơn chỉ số cân nặng. Thời điểm này ở học sinh nữ tương tự với kết quả trong các nghiên cứu của Thẩm Hoàng Điệp [11], Trần Thị Loan [29], “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [2], Trần Long Giang [16] và Trần Thị Thúy [44], diễn ra muộn hơn 1 năm với kết quả của tác giả Đỗ Hồng Cường [5] và sớm hơn 1 năm so với “Hằng số sinh học người Việt Nam”

[49]. So sánh với kết quả của học sinh nam ở hầu hết các nghiên cứu đều cho số liệu muộn hơn học sinh nam trường THCS & THPT Nguyễn Siêu 1 năm.

Như vậy, từ 12 đến 15 tuổi, vòng ngực bình thường của học sinh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên trong từng độ tuổi, vòng ngực bình thường của học sinh nam luôn lớn hơn học sinh nữ. Ở 12 tuổi, mức chênh lệch về vòng ngực bình thường của nam học sinh với nữ học sinh là lớn nhất (4,01 cm). Ở những lứa tuổi còn lại, mức chênh lệch không nhiều từ 0,84 – 0,98 cm. Sự khác biệt về vòng ngực bình thường theo giới tính không có ý nghĩa thống kê ở các lứa tuổi (p>0,05).

Hình 3.4. Biểu đồ vòng ngực bình thường của học sinh theo tuổi và giới tính

37

Bảng 3.8. Vòng ngực bình thường (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Giới

tính Tuổi HSSH (1975)

Thẩm Hoàng

Điệp (1989)

Trần Thị Loan (2002)

GTSH (2003)

Đỗ Hồng Cường

(2009)

Trần Long Giang (2013)

Trần Thị Thúy (2014)

Đào Ngọc Minh Anh (2017)

Nam

12 61,79 61,48 64,55 61,18 64,22 64,98 67,62 75,60 13 63,08 64,47 67,02 63,30 67,13 66,67 69,03 75,90 14 64,17 67,35 69,48 66,07 71,15 68,53 72,05 79,69 15 67,2 71,60 72,07 68,92 74,53 71,99 76,59 81,85

Nữ

12 59,92 63,20 61,68 60,54 65,89 62,03 66,06 71,59 13 61,15 67,16 64,52 62,89 70,03 64,97 68,04 74,92 14 62,66 71,17 69,79 65,20 73,16 70,04 72,41 78,85 15 64,75 73,49 72,04 67,54 74,22 73,10 76,53 80,90 So sánh với kết quả của học sinh từ 12 đến 15 tuổi trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” (1975) [49], của Thẩm Hoàng Điệp (1989) [11], “Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90 thế kỷ XX” của Lê Nam Trà, Đỗ Hồng Cường (2009) [2], Trần Long Giang (2013) [16] thấy rằng, kết quả trong nghiên cứu này có giá trị cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, khi so sánh với số liệu của học sinh tại Hà Nội như Trần Thị Loan (2002) [29] hay Trần Thị Thúy (2014) [44] thì vòng ngực bình thường của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu có giá trị lớn hơn. Nguyên nhân có thể do đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội cũng như thời điểm nghiên cứu ở các địa bàn nghiên cứu khác nhau. Thành phố Hà Nội có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, do đó điều kiện sống của trẻ em tốt hơn, dẫn tới sự phát triển thể chất của học sinh tốt hơn với các chỉ số có giá trị cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy học sinh nam luôn có kích thước vòng ngực bình thường lớn hơn học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi. Đây là điểm khác biệt với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, sự khác biệt này

38

không có ý nghĩa thống kê và tương ứng với sự phát triển về chiều cao, cân nặng trong nghiên cứu về học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu.

Từ các số liệu nghiên cứu về chiều cao và vòng ngực bình thường của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn siêu cho thấy, kết quả này hoàn toàn phù hợp với tính quy luật tăng trưởng chiều cao, vì sự tăng trưởng vòng ngực và chiều cao có tương quan tỉ lệ thuận với nhau trong quá trình tăng trưởng hình thái cơ thể người bình thường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)