Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của du khách về dịch vụ hướng dẫn viên tại công ty TNHH MTV lữ hành hương giang huế (Trang 49 - 55)

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2018

Việt Nam với tài nguyên du lịch phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Một đất nước với diện tích hẹp hình chữ S nhưng có bờ biển đẹp dài hơn 3.260 km cùng nhiều thắng cảnh nổi tiếng với nhiều di sản thế giới được tổ chức UNESCO công nhận. Theo báo cáo Điểm nhấn du lịch 2018 do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công bố, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong top 10 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2017 so với năm 2016 và là một điểm nhấn của du lịch thế giới năm 2018. Dẫn đầu là Ai Cập với mức tăng trưởng 55,1%, tiếp đến là Togo tăng trưởng 46,7%.

Danh sách này hình thành dựa trên con số thống kê lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới trong năm 2017. Báo cáo Điểm nhấn du lịch 2018 cũng cho thấy, trong tổng số 1,323 tỉ du khách quốc tế toàn cầu năm 2017, châu Âu vẫn là châu lục được du khách quốc tế lựa chọn nhiều nhất với 671 triệu lượt.

Với những điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.

Trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ, biểu hiện là số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức và chương trình hợp tác quốc tế về du lịch như Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) từ năm 1981, thành viên của Hiệp hội du lịch vùng Châu Á & Thái Bình Dương từ năm 1989, hợp tác giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia để phát triển tuyến du lịch đường bộ… Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam hội nhập và ngày càng phát triển. Để có thể thu hút hơn nữa khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã có nhiều sự kiện trong nước nổi bật đã diễn ra góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam đã được triển khai mạnh mẽ ở các hội chợ thương mại quốc tế. Đây là cơ hội để các nước tăng cường giao lưu văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước.

Bảng 1.1: Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018

Năm Khách quốc tế (lượt khách)

Tốc độ tăng trưởng (%) 2016

2017 2018

10.012.735 12.922.151 15.497.791

- 29,1%

19,9%

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam Trong năm 2016, nhờ nỗ lực của toàn ngành trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và xúc

tiến, quảng bá du lịch theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, với sự hỗ trợ, liên kết của các ngành hữu quan và các địa phương trong cả nước ngành du lịch Việt Nam đã vượt xa ngưỡng năm triệu lượt du khách mà ngành du lịch nước ta phấn đấu trong suốt hơn 20 năm qua mới thực hiện được.

Cuối năm 2017, tổng lượng khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 12,9 triệu lượt người, tăng 29,1% so với năm 2016. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, việc ngành du lịch hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được xem là thành công lớn. Với kết quả đạt được trong năm vừa qua, đã 3 năm (từ 2016-2017) liên tục, du lịch Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Điều đó cho thấy, Việt Nam đã được nhìn nhận như một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Điều này gợi mở những hướng khai thác mới đối với tiềm năng du lịch của nước ta trong tương lai. Ngành du lịch vẫn còn nhiều lực cản để hướng tới phát triển bền vững. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2017, tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ lần thứ 2 trở lên đạt 40,4%, tăng so với tỷ lệ 33,0% vào năm 2014.

Cùng với đó, số lượng cơ sở lưu trú du lịch không ngừng được đầu tư mở rộng. Năm 2011, cả nước có 13.000 cơ sở lưu trú du lịch với 265.000 buồng, đến năm 2017, con số này là 25.600 cơ sở với 508.000 buồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về số buồng trong giai đoạn 2011 – 2017 đạt 11%;

trong đó số buồng khách sạn 4 và 5 sao tăng lần lượt là 14% và 19% mỗi năm.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng, những tháng cuối năm, ngành du lịch Việt Nam sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, khách nội địa, tổng thu

từ du khách. Song song với những kết quả đạt được thì vẫn còn đó những khó khăn và thách thức mà du lịch Việt Nam cần phải khắc phục và cải thiện để tạo nên sự thống nhất và hiệu quả trong hành động góp phần đưa du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

1.2.2. Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018:

Trong những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời từ trung ương đến các cấp lãnh đạo của tỉnh nên ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật. Thừa Thiên Huế đã khai thác và phát huy những lợi thế vốn có để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của cả khu vực miền Trung. Hòa chung xu thế phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm qua cũng đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, duy trì vị thế là một trong năm điểm đến hấp dẫn của cả nước. Các di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế cũng đang từng bước bổ sung, hoàn thiện nội dung trưng bày phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân và du khách. Thừa Thiên Huế đã từng bước đa dạng hóa về các loại hình, sản phẩm du lịch mới được triển khai và đưa vào hoạt động như các loại hình du lịch cộng đồng tại Tam Giang, các tour du lịch đến các điểm tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch tìm hiểu văn hóa ẩm thực Huế.

Bảng 1.2. Tình hình Du Lịch Huế từ năm 2016 - 2018

Chỉ Tiêu

2016 2017 2018

Quốc

Tế Nội

Địa Quốc

Tế Nội

Địa Quốc

Tế Nội Địa

Lượt Khách

(triệu) 1.05 2.2 1.5 1.3 2.2 2.15

Doanh Thu (tỉ

đồng) 3.2 3.52 4.4

(Nguồn : Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế) Nhận xét:

+ Năm 2016 ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì Du lịch văn hóa - di sản là sản phẩm chủ đạo nhưng còn đơn điệu và đã quá cũ.

Ngoài tham quan Đại Nội, một số lăng tẩm, du khách khó có thêm sự lựa chọn nào khác. Nhiều du khách từng than vãn, sao buồn thế, Huế thiếu chỗ chơi quá!. Các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của Huế còn khoảng cách quá lớn với du khách. Nhã nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế… chưa trở thành những sản phẩm thường xuyên và đủ “sức nặng” để níu chân du khách.

Ngay cả ca Huế thính phòng nằm ngay trục đường du lịch chính của TP Huế, nhưng lượng khách du lịch đến thưởng thức chỉ trên đầu ngón tay. Vì vậy tổng lượt khách năm 2016 đạt 3.25 triệu lượt trong có 1.05 triệu lượt khách quốc tế và 2.2 triệu lượt khách nội địa.

+ Năm 2017, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung đổi mới các hoạt động du lịch để thu hút du khách, tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng du lịch; trong đó phấn đấu thu hút khoảng 3,3 - 3,5 triệu lượt khách (tăng 8%), lượng khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%;

doanh thu du lịch đạt 3.200 - 3.300 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2016

+ Trong năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến Huế đạt 4,332 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt gần 2,2 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm 2017. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung nâng cấp website du lịch với hai thứ tiếng Việt và Anh;

liên kết với website quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch, các địa phương trong cả nước và các thành phố quốc tế có mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với tỉnh để cung cấp thông tin, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế. Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cho hay, sẽ phấn đấu trong năm 2019 đón khoảng 4,5 - 4,7 triệu lượt khách, tăng 8 - 10% so với năm 2018; trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%; khách lưu trú ước đạt 2,2 - 2,3 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch dự kiến tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 4.700 - 4.900 tỷ đồng.

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế cho hay, sẽ phấn đấu trong năm 2019 đón khoảng 4,5 - 4,7 triệu lượt khách, tăng 8 - 10% so với năm 2018; trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% - 45%;

khách lưu trú ước đạt 2,2 - 2,3 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch dự kiến tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 4.700 - 4.900 tỷ đồng.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của du khách về dịch vụ hướng dẫn viên tại công ty TNHH MTV lữ hành hương giang huế (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w