CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro nguồn nhân lực
a. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh tế vĩ mô:“sức khỏe” của nền kinh tế tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng tác động không nhỏ đến công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó. Nếu nền kinh tế đang lâm vào suy thoái hoặc khủng hoảng, khiến doanh nghiệp thiếu việc làm cho người lao động, phải cắt giảm các chi phí, đồng thời phải đảm bảo duy trì đƣợc một lƣợng lao động có tay nghề. Ngƣợc lại, nếu nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng và có chiều hướng ổn định thì doanh nghiệp có cơ hội phát triển, đòi hỏi nguồn lao động chất lƣợng cao, nhu cầu tuyển dụng, giữ chân và thu hút nhân tài, đồng thời doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro về các kiểu nghỉ việc, về chế độ đãi ngộ cho người lao động.
Dân số, lực lượng lao động:quy mô dân số và cơ cấu dân sốảnh hưởng rất lớn đến việc quản trị rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Việc thiếu hụt lực lƣợng lao động do dân số già, hay việc phân bổ lực lƣợng lao động không đều giữa các vùng khiến cho rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp tăng cao.
Luật pháp:là một công cụ trong công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong xã hội có hệ thống pháp luật càng tiến bộ thì càng giúp doanh nghiệp quản trị tốt hơn nguồn nhân lực và ngƣợc lại nếu xã hội chƣa hoàn thiện hệ
23
thống pháp luật thì doanh nghiệp càng phải đối mặt với nhiều rủi ro về nguồn nhân lực.
Văn hóa xã hội:văn hóa xã hội của một đất nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực. Trong một xã hội có quá nhiều giá trị văn hóa ngoại nhập, không giữ đƣợc nền văn hóa truyền thống, mang bản sắc của dân tộc, đất nước mình thì con người của xã hội đó cũng phát triển đa văn hóa, nhiều đẳng cấp, rất khó trong công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Cuộc chiến về nhân tài hay việc chảy máu chất xám là bài toán khó trong công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp đến từ các đối thủ cạnh tranh.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: sự phát triển của khoa học kỹ thuật là tất yếu nhƣng nó có hai mặt tác động đến doanh nghiệp. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp phát triển nhờ các máy móc hiện đại, năng suất lao động không ngừng tăng lên cùng lợi nhuận, bên cạnh đó sự phát triển của nguồn nhân lực nếu không đáp ứng đƣợc với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sẽ là một rào cản lớn đến với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp càng tăng cao.
Khách hàng:khách hàng là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp vì khách hàng là người mua sản phẩm và dịch vụ, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy nhà quản trị không những phải tìm kiếm khách hàng, tạo ra những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần mà còn phải đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao để nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng đặt ra. Không có khách hàng đồng nghĩa với không có lợi nhuận, không đáp ứng được thu nhập của người lao động, nên có thể thấy khách hàng là yếu tố bên ngoài tác động rất lớn đến việc quản trị rủi ro nguồn nhân lực.
b. Môi trường bên trong doanh nghiệp
24
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp:mỗi doanh nghiệp đều có một chiến lược phát triển riêng. Và chiến lược đó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp, vì nhân lực là nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Nếu không quản trị rủi ro nguồn nhân lực tốt thì doanh nghiệp khó có thể phát triển theo đúng chiến lƣợc đã đề ra.
Chính sách của doanh nghiệp: mọi chính sách của doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Nếu chính sách đúng đắn và phù hợp sẽ giúp nguồn nhân lực phát triển và ngƣợc lại nếu chính sách không phù hợp sẽ có rất nhiều những rủi ro đến với nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Đặc biệt là chính sách đãi ngộ, lương, phụ cấp, khen thưởng, chế độ phúc lợi và hoạt động đoàn thể, tạo động lực cho người lao động. Vì vậy chính sách của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực.
Văn hóa doanh nghiệp:văn hóa doanh nghiệp có vai trò tạo động lực cho người lao động, tăng tính đoàn kết cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng và thực thi một nền văn hóa mạnh đồng nghĩa với việc rủi ro nguồn nhân lực càng giảm và ngƣợc lại.
1.3.2. Yếu tố con người
Người lao động:mỗi người lao động là một thế giới riêng, họ có nhu cầu, khả năng, trình độ khác nhau, ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của họ về công việc cũng rất khác nhau. Chính vì vậy, quản trị rủi ro nguồn nhân lực là làm thỏa mãn hay đáp ứng toàn bộ hay một phần những nhu cầu khác nhau đó của người lao động trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp.
Nhà quản trị:là những người đề ra những chính sách, quyết định ảnh hưởng lớn hay có tác động rất lớn đến người lao động. Để làm tốt điều đó đồng nghĩa với việc làm giảm những rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực đòi hỏi nhà quản lý phải thu thập đầy đủ thông tin, xử lý thông tin một cách khách quan, có những đánh giá công bằng đối với người lao động. Nhà quản lý đóng vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên, chính vì vậy công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp có làm tốt hay không phụ thuộc rất nhiều nhà quản lý.
25