Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước
1.1.3. Vai trò và đặc điểm của tài sản công và quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước
1.1.3.1. Vai trò của tài sản công tại các cơ quan nhà nước
Tài sản là nguồn tiềm lực để phát triển Kinh tế, Văn hoá, Xã hội, An ninh, Quốc phòng; một niềm tự hào dân tộc, một cuộc sống vật chất, văn hoá, tinh thần vô cùng quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “TSC là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung để làm cho dân giàu nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Nên vai trò của tài sản trong cơ quan nhà nước cũng bao hàm những vai trò chung của TSC đối với Quốc gia trên các phương diện Kinh tế, Văn hoá, Xã hội, Giáo dục…
Vai trò của tài công sản có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh:
Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, Xã hội... đó là: TSC là nguồn tài sản lớn tạo nên môi trường, môi sinh đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. TSC mà trước hết là tài nguyên thiên nhiên vừa là tiềm năng kinh tế hiện thực vừa là điều kiện giữ gìn môi trường, môi sinh đảm bảo cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời rừng,
14
biển, sông, hồ còn tạo ra bầu không khí trong lành rất cần thiết cho cuộc sống con người. Đó cũng là môi trường, môi sinh được thiên nhiên ban tặng cho con người. Mặt khác, công sản còn là điều kiện vật chất để nâng cao thể chất và tinh thần cho con người. Con người lao động hiện nay không chỉ cần có tri thức, trình độ khoa học - kỹ thuật mà còn phải có thể chất cường tráng, có hiểu biết về văn hoá. Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của loài người. Sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: Sức lao động của con người; tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là các vật thể mà lao động của con người tác động vào để biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho con người. Đối tượng lao động có thể có sẵn trong thiên nhiên có thể là loại vật thể đã qua chế biến. Nhưng suy cho cùng, cơ sở của mọi đối tượng lao động đều có nguồn khai thác từ đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Tư liệu lao động (trừ đất đai là một tư liệu đặc biệt) đều là những tài sản do con người tạo ra để truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động thành các sản phẩm mới phục vụ cho con người. Đối tượng lao động và tư liệu lao động đều là công sản. Như vậy, tư liệu lao động và đối tượng lao động là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất cũng có nghĩa là công sản là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. TSC là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế của mỗi Quốc gia nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển toàn diện, bền vững của nền kinh tế. Thông qua đầu tư phát triển, công sản được bảo tồn, phát triển. Nhưng muốn đầu tư phát triển phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư ở đây là tài sản, hàng hoá và dịch vụ đưa vào sản xuất. Muốn có vốn cho đầu tư phát triển mọi quốc gia đều phải khai thác từ nguồn tiết kiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài sản là cơ sở, là tiền đề cho đầu tư phát triển, là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất, là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển.
Toàn bộ TSC là nguồn tài chính của đất nước vì nguồn tài chính của đất
15
nước được tồn tại dưới hai dạng: thứ nhất là dạng tiền tệ, thứ hai là dạng hiện vật nhưng có khả năng chuyển hoá thành tiền tệ khi có tác động của ngoại lực; đó là nguồn Tài chính tiềm năng. Nếu TSC được sử dụng, khai thác có hiệu quả, tiết kiệm sẽ tạo ra điều kiện để phát triển sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành công nghiệp hoạt động dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại sẽ gây ra lãng phí, thất thoát làm suy giảm nguồn nội lực của đất nước. Tuy nhiên, đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, TSC chỉ là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ. Tài sản chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết tổ chức khai thác hợp lý và sử dụng nó tiết kiệm, có hiệu quả. Trong lịch sử phát triển, có nhiều quốc gia có nguồn công sản dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi song vẫn là các nước kém phát triển. Ngược lại có những quốc gia ít tài nguyên khoáng sản nhưng vẫn là các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore. Công sản là điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động bộ máy quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước, là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động.
Để duy trì bộ máy hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước; Nhà nước cần phải trang bị các tài sản như: nhà đất thuộc trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc... Hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước không thể thiếu được trong mỗi quốc gia vì nó đảm bảo cho các hoạt động của xã hội được diễn ra thông suốt.
1.1.3.2. Nguyên tắc của công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan nhà nước Với đặc điểm chung của TSC là phong phú về chủng loại, có tính năng, công dụng khác nhau, được phân bổ ở khắp mọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị, được giao cho các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động: quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh, …từ cấp cơ sở đến các hoạt động ở Trung ương. Căn cứ Luật quản lý sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Việc quản lý TSC phải được tổ chức thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau:
16
Thứ nhất: Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.
Thứ hai: Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
Thứ ba: Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
Thứ tư: Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ năm: Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.
Thứ sáu: Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.