2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động quản lý TSC tại cơ quan nhà nước trong tỉnh Bắc Kạn hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý TSC tại cơ quan nhà nước trong tỉnh Bắc Kạn?
- Để nâng cao chất lượng quản lý TSC tại cơ quan nhà nước trong tỉnh Bắc Kạn cần phải thực hiện những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập từ sách, báo, tạp chí, các văn bản của Chính phủ và tài liệu của tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan ban ngành có liên quan về công tác quản lý TSC trong tỉnh Bắc Kạn. Các đề tài như báo cáo tổng kết và các số liệu khác có liên quan đến công tác quản lý TSC nói chung và của tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để tăng tính thuyết phục trong nghiên cứu và các giải pháp đưa ra, tác giả thực hiện thu thập thông tin sơ cấp thông qua bảng hỏi, được gửi qua email tới cán bộ công nhân viên chức làm việc tải tỉnh Bắc Kạn (Phụ lục 1).
Tác giả thực hiện xác định cỡ mẫu thông qua công thức của Slovin như sau:
n =
N 1 + N(e)2 Trong đó:
n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)
32
- Tổng số cán bộ công chức đang làm việc tại tỉnh Bắc Kạn tính tới năm 2017 là 2727 người. Tác giả áp dụng mức sai số cho phép là 5%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:
n = 2727
1 + 2727 (0.05)2 Số cán bộ được chọn để phỏng vấn là: 348 cán bộ.
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu.
2.2.2.1. Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán các phép tính căn bản nhằm so sánh tổng quát sự biến động qua các năm. Từ đó, làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý.
2.2.2.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị
Các thông tin liên quan đến quản lý TSC, chi tiêu dành cho công tác quản lý TSC được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu để so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý. Đồng thời, các số liệu còn được biểu diễn trên các mô hình đồ thị để so sánh trực quan.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.
Sau khi thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp tác giả thực hiện mô tả thông qua các con số bình quân, số tối đa, tối thiểu. Ngoài ra, tác giả cũng áp dụng phương pháp vẽ biểu đồ nhằm mô tả rõ ràng nhất sự biến động của các con số qua các năm, sự chênh lệch giữa năm sau và năm trước.
33 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Trong bài sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý TSC sau đây:
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đầu tư trang thiết bị tài sản công có giá trị, số liệu về điều chuyển, thanh lý tài sản qua các năm
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào TSCĐ. Cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm và hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho, đánh giá tính thành khoản của hàng tồn kho
2.3.2. Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản cố định sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, nếu độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cao.
Cách xác định: tính một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hoặc có thể làm ra bao nhiêu giá trị sản lượng.
Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tổng doanh thu (của TSCĐ đó mang lại) Nguyên giá TSCĐ bình quân
2.3.3. Chỉ tiêu hao phí của tài sản cố định trong quá trình sử dụng tài sản cố định
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra mỗi đồng doanh thu thuần thì phải hao phí mấy đồng giá trị tài sản cố định.
Cách xác định chỉ tiêu: Kiểm tra, xác định tài sản cố định hao phí như thế nào trong quá trình sử dụng, xác định giá trị của tài sản cố định từ lúc giao nhận thì trong mỗi năm tài sản hao phí ao nhiêu.
Công thức tính:
Mức khấu hao hằng năm =
Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian trích khấu hao
34 Chương 3