CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG LAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Mía đường Sông Lam
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty
Ghi chú:
Ghi chú:
Mối quan hệ phụ thuộc
Mối quan hệ phối hợp giám sát Ban Nông
Nghiệp
Phòng Kế hoạch đầu tư Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Giám Đốc Nông Nghiệp
Giám Đốc Đầu Tư
Giám Đốc Chi Nhánh Giám Đốc
Sản Xuất
Phòng KT- CN
Phòng KCS
Phòng SX đường
cồn
Phòng TL-HC Phòng
vật tư Phòng
TC- KT
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong bộ máy của công ty
Căn cứ vào mục tiêu, đặc điểm và quy mô của công ty, mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần mía đường Sông Lam gồm có các bộ phận cùng gắn với các nhiệm vụ và chức năng sau :
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị ; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương thức đầu tư của công ty ; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ công ty;
quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty;
tuyển dụng lao động.
Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lí của Hội đồng quản trị, xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lí điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Giám đốc sản xuất: Tổ chức điều phối, giám sát việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực cho mục đích sản xuất đáp ứng yêu cầu kế hoạch; giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức, theo dõi việc thống kê
nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất.
Giám đốc nông nghiệp: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược cho ban nông nghiệp; đưa ra mục tiêu, hướng phát triển nguồn nguyên liệu; điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của ban nông nghiệp; chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu, hướng phát triển và tăng trưởng của nguyên liệu.
+ Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày các đề xuất cho ban giám đốc duyệt.
Giám đốc đầu tư: Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư của Công ty hoặc/và dự án đầu tư của nhà đầu tư thứ cấp; phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư thứ cấp trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo yêu cầu của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư thứ cấp; thông tin thường xuyên để tham mưu cho Giám đốc đầu tư về định hướng hoạt động đầu tư, định hướng hoạt động kinh doanh và phát triển các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư trên cơ sở tình hình và điều kiện thực tế của thị trường.
Giám đốc chi nhánh : lập và tổ chức kế hoach sản xuất kinh doanh tại chi nhánh; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo tính đúng quy định của công ty và luật pháp Việt Nam.
Ban nông nghiệp : thực hiện các kế hoạch, định hướng ban giám đốc đưa ra; tham mưa, đưa ra giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.
Phòng kế hoạch đầu tư : Đánh giá và phân tích tình hình cung - cầu của thị trường về sản phẩm công ty đang kinh doanh, dự báo về kế hoạch sản
với nhu cầu thị trường; tham mưu cho BGĐ về việc chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Phòng KT-CN : Tham mưu cho GĐ và lãnh đạo công ty trong việc quản lý vận hành máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư, thi công xây dựng; xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của công ty để bảo đảm với công ty cấp trên khi có yêu cầu; quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng công trình.
Phòng KCS : Chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra, theo dõi chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra của công ty.
Xưởng sản xuất đường, cồn: lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, đôn đốc và quản lý công tác sản xuất đường và cồn đảm bảo tiến độ và yêu cầu đặt ra của ban GĐ.
Phòng tài chính kế toán: Quản lý công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện công tác thống kê của công ty, tham mưu trong lĩnh vực quản lý cho ban giám đốc.
Phòng vật tư: Tham mưu cho GĐ quản lý các lĩnh vực công tác quản lý vật tư, thiết bị, tổng hợp đề xuất vật tư; thực hiện công tác tổng hợp đề xuất, mua vật tư, quản lí vật tư thiết bị,thực hiện nhiệm vụ khác do GĐ giao.
Phòng TC-HC: Tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lãnh đạo quản lí và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế của công ty; kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty; làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của GĐ công ty.