CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG LAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Mía đường Sông Lam
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán của công ty
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến chức năng
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
Kế toán trưởng : Giám sát mọi hoạt động SXKD của công ty thông qua quản lý giám sát bằng đồng tiền; quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ của các phần hành kế toán, ký duyệt chứng từ thu chi, NH, bảng kê, tổng hợp báo cáo…kiểm soát công tác kế toán, kế toán tổng hợp; xác định kế hoạch tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, kế hoạch vay, trả nợ, lãi NH, đầu tư ứng trước, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; tham mưu cho GĐ, HĐQT, trong công tác quản trị doanh nghiệp, trong đầu tư, thay đổi thiết bị, TSCĐ, soát xét tính hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư, phương án kinh doanh, phân phối thu nhập.
Kế toán thu chi NH: Là kế toán chi tiết được phân công theo dõi, kiểm soát các chứng từ thu chi tài khoản Tiền mặt 111, tài khoản thanh toán với người bán ( phần công nợ đầu tư ứng trước với chủ hợp đồng, người trồng
Phòng kế toán tài chính
Kế toán trưởng
Kế toán thu chi NH
Thủ quỹ Kế toán
bán hàng
Kế toán vật tư
Kế toán thu mua NVL
chi tiết đến từng khách hàng, chủ nợ; là kế toán chi tiết được phân công theo dõi, kiểm soát chứng từ thu chi tài khoản tiền gửi ngân hàng TK 112, mở các sổ chi tiết theo dõi cập nhật hằng ngày từng chứng từ tiền gửi tiền vay, theo dõi cả giá trị tiền Việt Nam và giá trị USD ( nếu có).
Kế toán bán hàng : Là kế toán chi tiết theo dõi các toàn khoản Phải thu của khách hàng TK 131, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511, thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 333; căn cứ các hợp đồng đã ký kết, soát xết trình hợp lý, hợp lệ, hoàn tất thủ tục xuất bán hàng hóa theo hợp đồng,theo lô hàng, theo dõi thanh toán tiền hàng; theo dõi biến động nhập, xuất, tồn của hàng hóa, sản phẩm, giá cả, tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, đề xuất phương án bán hàng; mở sổ theo dõi chi tiết, cập nhật chứng từ, công nợ khách hàng; lập các báo cáo định kỳ về thuế cho các cơ quan theo quy định, báo cáo định kỳ nhập, xuất, tồn sản phẩm.
Kế toán vật tư và chi phí sản xuất: Đây là kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản TK 152, 153, 331, (3312), 141 (phần tạm ứng mua vật tư); hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để làm thủ tục thanh toán, nhập kho, xuất kho kịp phục vụ cho sản xuất, theo dõi biến động giá cả, biến động vật tư để cung cấp thông tin phục vụ cho kế hoạch sản xuất chung...
Kế toán thu mua NVL : hằng ngày kiểm soát chứng từ thu mua như phiếu nhập mía, phiếu cân mía về tính hợp lý, hợp lệ, khớp đúng về giá cả, phân loại, số lượng, tạp chất…để tập hợp chứng từ theo từng chủ hợp đồng...
Thủ quỹ: Đây là công việc quan trọng liên quan trực tiếp đến tài sản của công ty vì vậy đòi hỏi tính thận trọng, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi hợp pháp và hợp lệ theo quy định; bảo quản tiền cẩn thận, không được nhận loại tiền kém chất lượng, không lưu thông được, bảo quản chứng từ gốc đóng theo thứ tự từng tập cuối tháng bàn giao lại cho kế toán chi.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại, chuyên sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm đường kính, cồn tinh chế và phân vi sinh.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỒN
Mật rỉ No 53÷58 Be Men giống
A xít hoá No 28 –32 BX
Tam giác
Pha loãng
Phát triển môi trường lớn
ủ men
Dấm chín
Cất rượu
Thành phẩm
Tình hình cung cấp vật tư: Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu từ thị trường trong nước như mía, men,... Nguồn cung cấp nguyên liệu tương đối ổn định, ngoài việc thu mua nguyên liệu ở bên ngoài, công ty còn thuê đất tự canh tác trồng mía phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đơn vị luôn chủ động trong việc dổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ Singapore và công nghệ được chuyển giao từ Trung Quốc.
Thị trường và vị thế cạnh tranh: Công ty chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp đầu mối, tiêu biểu là Công ty Nông sản Thực phẩm Nghệ An theo các hợp đồng đã kí kết, còn lại cung cấp lẻ cho các khách hàng và đại lý trên thị trường. Doanh nghiệp cũng gặp phải những sự cạnh tranh từ các công ty cùng ngành trong nước và cả nước ngoài. Tuy nhiên, công ty vẫn khẳng định vị thế của mình trong ngành và trên thị trường.
Lực lượng lao động: Tổng số lao động: 205 người (không kể lao động hợp đồng theo thời vụ)