CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Năng lực sáng tạo của học sinh THCS trong học tập môn Toán
1.3.1. Quan niệm về dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS
Các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới cho rằng, DH theo hướng PT NLST cho HS cần chú ý các khía cạnh:
- Phát triển khả năng quan sát và cảm nhận những kích thích của môi trường, khả năng so sánh một cách lôgic và hình tượng, khả năng hỗ trợ việc hình thành các ý tưởng từ các yếu tố khác nhau, tư duy đa chiều để có những góc nhìn khác nhau về cùng một vấn đề và hình thành các phương án khác nhau khi thực hiện một ý tưởng (Lubart, 2004). Villalba (2008) cho rằng các câu hỏi mở là công cụ quan trọng để phát triển tƣ duy đa chiều vì các câu hỏi này cho phép có nhiều trả lời đúng chứ không chỉ có một câu trả lời đúng nhƣ ở các câu trả lời đóng [Theo 49, tr.47].
- Cung cấp hiểu biết về lĩnh vực khoa học. Bên cạnh kinh nghiệm, kiến thức là cơ sở của sự ST (Moran, 2010) [Theo 49, tr.47]. Các môn học trong CT cần cung cấp cho HS kiến thức để từ đó họ vận dụng những kiến thức đã biết một cách ST vào việc tạo ra một ý tưởng mới, sản phẩm mới.
- Phát triển các phẩm chất của con người ST. Davies (2010) đã chỉ ra các phẩm chất ST cần đƣợc phát triển ở HS: sự tò mò, sự hứng thú, khả năng quan sát và khám phá các vấn đề trọng tâm khi học các môn học.
- Phát triển các kĩ năng ST đối với từng môn học cụ thể. ST trong các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi những kiến thức và sự hiểu biết khác nhau. Lưu ý rằng, mỗi cá nhân có NLST riêng và biểu hiện rõ nét ở lứa tuổi nhỏ (Gardner H, 1999) [Theo 49, tr.49].
Do đó cần phải phân hóa trong dạy và học để PT kĩ năng ST phù hợp với khả năng của mỗi người và cần phải chú trọng PT NLST ngay từ khi còn bé.
Theo Trần Thị Bích Liễu (2013), DH theo hướng PT NLST có các đặc trưng sau:
- Làm cho người học tin tưởng rằng họ có NLST;
- Hiểu được các NLST của người học;
- Phát triển một số tiềm năng ST cho HS (tò mò, tưởng tượng, cung cấp hiểu biết về các lĩnh vực khoa học và PT kĩ năng ST cho HS, tạo cơ hội cho HS khám phá sự thật, PT sự ST,…) [49, Tr.50].
Trong dạy học môn Toán, Zilberberg (1988) chỉ ra rằng để phát triển tƣ duy ST, cần tổ chức các hoạt động của HS mà trong các hoạt động đó cần thể hiện: có các quan điểm khác nhau trong giải quyết vấn đề; tổ chức làm việc với các định lí theo sơ đồ; cho HS giải các bài toán được lựa chọn riêng theo hướng phải khái quát hóa, có nhiều cách giải khác nhau [115, Tr.56].
Kharitonova Zinaida Alekseevna trong ―Phát triển các hoạt động sáng tạo trong lớp học toán‖ cho rằng: có hai rào cản chính của sự ST - nỗi sợ hãi và quán tính tâm lý của tư tưởng. Trong DH, nhiệm vụ của GV là làm cho hoạt động học tập của mỗi HS được thực hiện với tâm lý thoải mái. Phát triển trí tuệ và ST của con người - trong thực tế, là việc thực hiện các quyền của mỗi HS để đƣợc trở nên thông minh và ST [122].
Cụ thể hơn, Phạm Văn Hoàn (1969) đã đƣa ra 7 biện pháp trong DH môn Toán để rèn luyện TDST cho HS cấp 1 [32]:
1) Giúp HS khắc phục ―tính ỳ‖ của tƣ duy bằng cách cho làm những bài toán thuộc các loại khác nhau;
2) Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải của một bài toán và chọn cách giải hay nhất;
3) Cho HS giải các bài toán vui để tập suy luận khác với nếp nghĩ thông thường;
4) Sử dụng các phép tính và bài toán không giải theo lối rập khuôn;
5) Chú ý rèn luyện trí tưởng tượng cho HS;
6) Tập cho HS có ý thức xem xét một vấn đề dưới nhiều khía cạnh;
7) Cần và có thể tiến hành rèn luyện TDST cho HS tất cả các lớp song phải có PP thích hợp.
Hoàng Chúng (1969) cho rằng, trong DH cần chú ý thích đáng đến vấn đề hướng dẫn HS vận dụng các PP suy nghĩ đó để ST các bài toán mới từ các bài toán đã có và khẳng định: đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì trong khoa học, việc đề xuất vấn đề, phát hiện vấn đề phải giải quyết thường đòi hỏi nhiều NLST có giá trị không kém so với việc GQVĐ đặt ra [15].
Như vậy, có thể nói, các nhà nghiên cứu đã xác định: DH theo hướng PT NLST là DH có mục đích PT tư duy và hành vi ST cho người học. Để đạt được mục đích đó, trong DH môn Toán, người GV cần vận dụng linh hoạt các PP, hình thức tổ chức, kĩ thuật DH tạo điều kiện cho HS bộc lộ các xúc cảm ST và PT TDST.
Với việc xác định các biểu hiện đặc trƣng NLST của HS THCS trong học tập môn Toán cùng với việc phân chia mức độ của từng biểu hiện đó, chúng tôi cho rằng DH môn Toán theo hướng PT NLST cho HS THCS cần hướng vào việc tạo cơ hội cho các biểu hiện đặc trƣng NLST của HS trong học tập môn Toán đƣợc bộc lộ và PT từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn. Do đó, chúng tôi quan niệm:
Dạy học môn Toán theo hướng PT NLST cho HS THCS được hiểu là kiểu DH ở đó GV vận dụng các PP, hình thức tổ chức, kĩ thuật DH để thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học tạo ra môi trường, điều kiện thích hợp để NLST của mỗi HS được nâng dần từ mức độ thấp lên mức độ cao hơn và có khả năng đạt đến mức cao nhất có thể có của HS đó.
Theo đó, DH theo hướng PT NLST cho HS về cơ bản vẫn là DH trên các nội dung, kiến thức đã chọn, nhưng chú trọng hơn đến tính mới của các ý tưởng, giải pháp, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS, hướng đến người học có thể vận dụng đƣợc một cách ST kiến thức vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong các tình huống thực tiễn theo các mức độ khác nhau tùy theo từng HS.
Qua những phân tích trên, chúng tôi xác định DH môn Toán theo hướng PT NLST cho HS THCS có các đặc điểm sau:
- Tạo THGVĐ, kích thích trí tò mò, hứng thú để HS đề xuất các câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết; chủ động, tích cực tìm hiểu, giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Tạo điều kiện để HS suy nghĩ và tự quyết định, lựa chọn vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu.
- Tạo tình huống để HS đề xuất các cách GQVĐ khác nhau để đạt kết quả tốt hơn.
- Tạo tình huống để HS có cơ hội vận dụng toán học vào giải quyết ST các vấn đề mới nẩy sinh trong cuộc sống
- Khuyến khích HS tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú và sáng tạo.
Những đặc điểm này cần được GV lưu ý trong khi thiết kế và tổ chức DH môn Toán theo hướng PT NLST cho HS THCS. Theo cách hiểu này, để DH theo hướng PT NLST cho HS, cần dựa vào các biểu hiện đặc trƣng NLST của HS trong học tập môn Toán đã đƣợc mô tả qua các mức độ để chọn lựa nội dung, thiết kế bài học theo chuỗi các hoạt động/ nhiệm vụ học tập, sao cho sau khi thực hiện từng hoạt động/ nhiệm vụ đó thì sản phẩm của người học hiển thị (hay có thể nhận thấy được, quan sát được), minh chứng cho mức độ NLST mà HS đạt đƣợc qua mỗi nội dung, chủ đề đề cập.
Điều quan trọng sau khi thiết kế bài học là tổ chức để HS có thể tò mò, tự tin, tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập để khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng đƣợc kiến thức Toán đã học một cách ST vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Người dạy chỉ nên là nhà thiết kế, tổ chức và cùng học với HS thông qua các hướng dẫn, gợi ý để HS có thể vượt qua khó khăn, phát minh lại kiến thức mới cho chính mình. Điều này đòi hỏi GV bên cạnh việc am hiểu về chuyên môn, kiến thức môn Toán cần phải rất thành thục về việc phối kết hợp các PP, hình thức tổ chức và kĩ thuật DH, nhất là cách DH tích hợp, liên môn. Một số PP, hình thức tổ chức và kĩ thuật DH môn Toán có nhiều cơ hội góp phần PT NLST cho HS THCS sẽ đƣợc chúng tôi phân tích kĩ hơn trong 1.3.3.