Một số phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học môn Toán góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS (Trang 57 - 76)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Năng lực sáng tạo của học sinh THCS trong học tập môn Toán

1.3.3. Một số phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học môn Toán góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS

1.3.3.1. Vai trò của phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học môn Toán trong phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS

Trong giáo dục, với mục tiêu PT NLST cho HS, cần đặc biệt quan tâm đến kích thích nhu cầu, hứng thú hoạt động ST bằng việc đổi mới PPDH, tạo ra môi trường học tập mà ở đó người học có cơ hội thể hiện NLST.

PPDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ những PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, ST của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức và định hướng bởi GV, người học tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tái tạo cho mình kiến thức mà nhân loại đã có, tham gia giải quyết các vấn đề học tập, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và PT NLST [20].

PP DH tích cực PT cho HS NLST, NL GQVĐ, do đó đề cao vai trò của HS: HS học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính bản thân mình mà HS chiếm lĩnh kiến thức, hình thành NL và phẩm chất đạo đức. GV chủ yếu giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS thực hiện thành công các hoạt động học tập.

Trên cơ sở những phân tích về cơ hội PT NLST cho HS THCS qua các tình huống DH điển hình trong môn Toán (mục 1.3.2), DH PT NLST cho HS THCS qua môn Toán cần chú ý sử dụng một số PP, hình thức tổ chức và kĩ thuật DH, chẳng hạn:

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Dạy học dự án: Đây là hình thức DH cho phép HS PT các ý tưởng một cách tự do hay thực nghiệm những ý tưởng khoa học, khám phá thực tiễn cuộc sống.

- Dạy học tương tác: Tạo điều kiện để HS tương tác, làm việc cùng nhau để PT các ý tưởng ST.

- Dạy học theo kiểu kiến tạo tri thức. HS là chủ thể tích cực kiến tạo nên kiến thức cho bản thân dựa trên tri thức, kinh nghiệm có từ trước. HS học tập một cách chủ động, tích cực xây dựng kiến thức. Với cách tiếp cận này vừa phát huy đƣợc trí thông minh vừa phát huy đƣợc NLST của HS.

- Dạy học trải nghiệm, khám phá: GV đề ra các nhiệm vụ học tập (nhiệm vụ trải nghiệm, khám phá) mang tính tình huống đƣợc bố trí xen kẽ, phù hợp với nội dung bài học để HS tự giải quyết. Kết quả của các nhiệm vụ trải nghiệm, khám phá có thể coi nhƣ những mắt xích nối các phần nội dung bài học.

- DH theo chuyên đề: Thông qua các chuyên đề cung cấp cho HS các nội dung nâng cao, tiếp cận với toán học hiện đại, đồng thời bồi dƣỡng cho HS giải quyết bài toán theo các cách tiếp cận mới. Cũng qua các chuyên đề kích thích, gợi trí tò mò, tìm hiểu và sự say mê môn Toán đối với HS, giúp HS làm quen với việc tập dƣợt nghiên cứu khoa học và ST.

- Kĩ thuật TDST SCAMPER: SCAMPER là từ viết tắt của 8 kĩ thuật TDST để tìm ra các giải pháp GQVĐ một cách độc đáo.

- Starbursting (ngôi sao sáu cánh): Starbursting là kĩ thuật dùng ngôi sao sáu cánh mà ở giữa là một ý tưởng được đưa ra. 6 cánh là 5W + 1H và người ta sẽ đặt câu hỏi cho 5W và 1H này để tìm ra những giải pháp, ý tưởng ST.

- Tư duy khác thường: Đó là một quá trình tư duy tự do, có hệ thống và ST với sự nhìn nhận một sự vật, một vấn đề từ các khía cạnh, góc độ khác nhau.

- Sáng tạo nhóm.

- Công não: PP này dạy cách làm thế nào để mỗi cá nhân đều đưa ra ý tưởng của mình.

- Sơ đồ tư duy (Mindmapping). Sơ đồ tư duy được sử dụng để đưa ra ý tưởng, thiết lập các bước thực hiện và dự kiến kết quả.

- Hợp tác để ST.

1.3.3.2. Một số phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học môn Toán có nhiều cơ hội góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

a) Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học PH&GQVĐ xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX.

Trong dạy học PH&GQVĐ, GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực chủ động và ST để GQVĐ và thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt đƣợc những mục đích học tập khác.

Dạy học PH&GQVĐ có những đặc điểm sau đây [42, tr.135]:

- HS đƣợc đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải là đƣợc thông báo tri thức dưới dạng có sẵn;

- HS hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, ST, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để PH&GQVĐ chứ không phải chỉ nghe GV giảng một cách thụ động.

- Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho HS lĩnh hội đƣợc kết quả của quá trình PH&GQVĐ, mà còn ở chỗ làm cho họ PT khả năng tiến hành những quá trình nhƣ vậy. Nói cách khác, HS đƣợc học bản thân việc học.

Quy trình DH vận dụng PPDH PH&GQVĐ được mô tả theo bốn bước sau: 1/

Phát hiện/thâm nhập vấn đề; 2/ Tìm giải pháp; 3/ Trình bày giải pháp; 4/ Nghiên cứu sâu giải pháp [42, tr 137-141].

Dạy học PH& GQVĐ không chỉ giới hạn ở phạm trù PPDH. Việc áp dụng DH PH& GQVĐ đòi hỏi cải tạo cả nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình DH trong mối quan hệ thống nhất với PPDH nhằm PT NL GQVĐ và NLST cho HS.

* Ưu thế của PPDH PH&GQVĐ với việc phát triển NLST cho HS THCS Với đặc điểm của PPDH PH&GQVĐ nhƣ trên, có thể thấy đƣợc ƣu thế của PPDH này với việc PT NLST cho HS THCS thể hiện trong các bước của quá trình PH&GQVĐ:

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu của nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có (thể hiện trong bước 1) là động lực thúc đẩy HS hoạt động học tập, tạo hứng thú, niềm tin cho HS, thúc đẩy quá trình PT NLST của HS.

- Phát triển được khả năng phát hiện vấn đề, nêu ý tưởng (thể hiện trong bước 1), tìm tòi, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau (thể hiện trong bước 2). Trong khi PH& GQVĐ, HS sẽ huy động tri thức và khả năng cá nhân, NL hợp tác để đề xuất các giải pháp khác nhau và tìm ra cách giải quyết tốt nhất (thể hiện trong bước 3).

- Dạy học PH& GQVĐ giúp HS chủ động, tích cực trong ĐG kết quả học tập của bản thân và của người khác, cũng như có thói quen nghiên cứu sâu giải pháp, qua đó PT NLST cho HS (thể hiện trong bước 4).

- HS vừa kiến tạo đƣợc tri thức, vừa học đƣợc cách GQVĐ, do đó phát triển NL nhận thức, NL GQVĐ và NLST cho HS; kiến thức, kĩ năng đƣợc hình thành một cách sâu sắc, vững chắc, làm nền tảng cho PT NLST.

* Hạn chế: PPDH PH&GQVĐ đòi hỏi người GV phải đầu tư thời gian và công sức, phải có NL sư phạm tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn cho HS tìm tòi để phát hiện và GQVĐ một cách ST. Khi thực hiện PPDH này cũng đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn bình thường.

* Một số biểu hiện NLST của HS khi thực hiện DH PH&GQVĐ

Qua những phân tích trên cho thấy, trong quá trình thực hiện DH theo bốn bước của PPDH PH&GQVĐ, HS có cơ hội bộc lộ và PT các biểu hiện sau của NLST:

- Đặt được câu hỏi, đề xuất được ý tưởng mới, phát hiện được vấn đề trong tình huống cụ thể (D1; D2).

- Diễn đạt đƣợc vấn đề theo những cách khác nhau thuận lợi cho việc tìm ra cách giải quyết vấn đề đó (S1).

- Đề xuất được nhiều phương án khác nhau cùng giải quyết cho một vấn đề.

Giải quyết đƣợc vấn đề theo nhiều cách, tìm ra đƣợc cách giải quyết hiệu quả hơn (S3);

- Đề xuất đƣợc cách giải quyết mới cho một vấn đề toán học có giá trị hơn so với những cách giải quyết thông thường đã có (S2).

- Đề xuất được BT tương tự, đặc biệt hóa hoặc khái quát hóa từ một bài toán cho trước (P1).

- Luôn ĐG và tự ĐG đƣợc kết quả GQVĐ của cá nhân, nhóm và đề xuất đƣợc hướng hoàn thiện (P3).

Ví dụ 12 (Toán 7): Dạy học định lí “Bất đẳng thức tam giác”

Bước 1: Phát hiện/thâm nhập vấn đề

GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:

a) Dự đoán kết quả bài toán: “Lúc 7 giờ, hai bạn Nam và Việt cùng xuất phát từ A để đi bộ đến C với vận tốc như nhau. Việt đi theo đường thẳng từ A đến C, Nam đi theo đường thẳng từ A đến B rồi đi tiếp theo đường thẳng từ B đến C. Bạn nào đến C sớm hơn?”

b) Vẽ một tam giác bất kì. Đo độ dài ba cạnh của tam giác đó và so sánh tổng độ dài hai cạnh với độ dài cạnh thứ ba.

Hình 1.7

Hãy dự đoán về mối quan hệ giữa độ dài ba cạnh của một tam giác (phát hiện vấn đề).

c) Hãy vẽ tam giác ABC và viết dự đoán trong câu b) dưới dạng giả thiết, kết luận (phát biểu vấn đề và đặt ra mục đích giải quyết).

Bước 2: Tìm giải pháp

GV hướng dẫn HS tìm giải pháp (chứng minh AB + AC >

BC) thông qua các câu hỏi:

- Có những cách nào để so sánh độ dài các đoạn thẳng? (Tính độ dài; đƣa về so sánh độ dài hai cạnh trong một tam giác; dựa vào so sánh đường xiên và đường vuông góc). (Phân tích vấn đề).

- Có thể chứng minh tổng độ dài hai cạnh AB và AC lớn

hơn độ dài cạnh BC như thế nào? (Trước hết phải đưa tổng độ dài hai cạnh AB và AC về bằng độ dài của một đoạn thẳng). Tạo ra đoạn thẳng có độ dài bằng tổng độ dài hai cạnh AB và AC bằng cách nào? Tại sao lại tạo ra theo cách đó? (Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC để tạo ra cạnh BD = AB + AC; BD và BC là hai

Hình 1.8

Hình 1.9

cạnh của một tam giác (Hình 1.9); Có thể lấy điểm D trên tia đối của tia AC sao cho AD = AB) (Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết).

- Hãy tìm cách chứng minh BD > BC (Hình thành giải pháp).

Bước 3: Trình bày giải pháp: Yêu cầu HS trình bày chứng minh định lí vào vở.

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp: GV yêu cầu HS tìm ứng dụng của Bất đẳng thức tam giác (giải thích Việt đến C nhanh hơn; …)

Trong tình huống dạy học PH& GQVĐ trên, HS có cơ hội nêu dự đoán của mình về mối quan hệ giữa độ dài ba cạnh của một tam giác (thể hiện trong bước 1); đề xuất các giải pháp để kiểm nghiệm dự đoán (thể hiện trong bước 2); tìm cách kiểm nghiệm các giải pháp đã đề xuất (thể hiện trong bước 2 và bước 3); … Đó là những cơ hội PT NLST cho HS.

b) Phương pháp dạy học dự án

Dạy học dự án hay DH theo dự án (Project Learning, Project based learning...) đáp ứng quan điểm DH định hướng vào người học, DH định hướng hoạt động, DH GQVĐ và DH tích hợp, do đó tăng cường PT NL người học. DHDA góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo NL làm việc tự lực, NLST, NL giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Đặc điểm của PP DHDA nhấn mạnh đến các định hướng sau [2]:

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, nghề nghiệp và đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.

- Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của người học, HS được tham gia đề xuất và chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của HS cần đƣợc tiếp tục PT trong quá trình thực hiện dự án.

- Định hướng hành động: Khi thực hiện dự án, đòi hỏi HS phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan. Người học khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin sao cho sản phẩm đạt đƣợc có ý nghĩa.

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đƣợc tạo ra. Sản phẩm của dự án bao gồm những thu hoạch lí thuyết, những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

Kết quả của dự án có thể là bài báo, bài trình bày, các mô hình vật chất, thí nghiệm,…

- Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các tất cả các giai đoạn của quá trình DH (đề xuất vấn đề, lập kế hoạch GQVĐ, GQVĐ và trình bày kết quả thực hiện).

- Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc các môn học khác nhau. Dạy học dự án yêu cầu người học sử dụng thông tin của nhiều môn học khác nhau để GQVĐ.

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội. DHDA thúc đẩy sự cộng tác giữa HS với GV và giữa HS với nhau. Nhiều khi, sự cộng tác đƣợc mở rộng đến cộng đồng. Sự làm việc mang tính cộng tác của HS có tầm quan trọng làm phong phú và mở rộng sự hiểu biết của HS về những điều họ đang học.

Các đặc điểm của PP DHDA cho thấy PP này có ƣu thế trong dạy học PT NLST cho HS bởi: ST là để cải thiện thực tế cuộc sống; Có hứng thú thì mới có thể ST; ST được thể hiện thông qua hoạt động; ST thể hiện qua sản phẩm; Khi ST người học cần huy động linh hoạt các kiến thức, kĩ năng.

Bản chất của PP DHDA là người học lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc giải quyết một BT tình huống gắn với thực tiễn (BT dự án/project). Kết thúc dự án, người học phải tạo ra sản phẩm gắn với thực tiễn.

Có thể mô tả các bước thực hiện dự án qua sơ đồ sau [20]:

Sơ đồ 1.3. Các bước thực hiện dự án

* Ưu thế của PP DHDA với việc PT NLST cho HS:

Với đặc điểm của PP DHDA, có thể thấy đƣợc ƣu thế của PPDH này với việc PT NLST cho HS THCS thể hiện trong các bước của quá trình thực hiện dự án:

- Dạy học dự án đặt người học vào tình huống gợi vấn đề, do đó việc GQVĐ cũng đòi hỏi sự tự lực cao của người học. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được 1. Lập kế hoạch

1.1. Lựa chọn chủ đề 1.2. Xây dựng tiểu chủ đề

1.3. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

2. Thực hiện dự án 2.1. Thu thập thông tin 2.2. Xử lí thông tin 2.3. Thảo luận với các thành viên khác

2.4. Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn

3. Tổng hợp kết quả 3.1. Xây dựng sản phẩm

3.2. Trình bày sản phẩm

3.3. Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án

giao, HS phải tự nêu ý tưởng, đặt vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu; tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sản phẩm cần hướng tới cho mỗi thành viên và cả nhóm. Vì vậy, trong DHDA, HS có thể PT NLST, có khả năng PH&GQVĐ phức hợp thông qua việc PT ý tưởng, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả dự án, tạo ra sản phẩm mới.

- Phương pháp DHDA thường gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp cho việc học tập trong nhà trường đa dạng hơn, cùng một nội dung nhƣng học theo những cách khác nhau thì tạo ra những sản phẩm khác nhau.

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS; phát huy tính tự lực, trách nhiệm, ST; PT NL GQVĐ, NLST, NL hợp tác, ...; hỗ trợ kĩ năng giao tiếp; rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; PT NL ĐG.

* Hạn chế: PP DHDA cần nhiều thời gian để HS thực hiện, không thích hợp trong việc truyền thụ những tri thức mang tính lí thuyết có tính hệ thống; Thông thường, việc thực hiện dự án đòi hỏi phải có nguồn lực về vật chất một cách phù hợp cũng nhƣ đòi hỏi người học phải có kiến thức nền nhất định về tin học. Không thể vận dụng PP DHDA tràn lan mà thường vận dụng với những bài có liên quan đến vấn đề thực tiễn; ...

Trong môn Toán THCS, DHDA có thể đƣợc thực hiện sau khi kết thúc một chủ đề, một chương. Dự án đưa ra có thể gắn với việc học nội bộ môn toán, các môn học khác hoặc gắn với đời sống thực tiễn.

* Một số biểu hiện NLST của HS trong học tập thông qua DHDA

Qua những phân tích trên, trong quá trình triển khai và thực hiện DHDA theo ba bước, HS có cơ hội bộc lộ và PT các biểu hiện sau của NLST:

- Có óc tò mò, khả năng đặt câu hỏi. Ham thích, chủ động đề xuất, lựa chọn được vấn đề/nhiệm vụ cần tìm hiểu cho chủ đề học tập; đề xuất được ý tưởng, giả thuyết tìm hiểu phù hợp với vấn đề/nhiệm vụ (F1, D1, D2).

- Đề xuất được các ý tưởng về các vấn đề/nhiệm vụ thành phần. Lập được sơ đồ phát triển các ý tưởng (D2).

- Đề xuất được nhiều phương án GQVĐ, thực hiện nhiệm vụ thành phần thông qua việc đặt các câu hỏi tìm hiểu và lập đƣợc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. (S3).

- Ham thích, chủ động thực hiện được các phương án đề xuất một cách khoa học, ST. Lựa chọn đƣợc cách giải quyết hiệu quả hơn (F1, S3);

- Xây dựng, trình bày và bảo vệ đƣợc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ dự án một cách khoa học, ST (F2, P2).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)