Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS (Trang 137 - 186)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.3.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Qua quan sát dự giờ, lấy ý kiến qua phiếu hỏi GV, HS và phỏng vấn 8 GV ở các trường dạy TN, chúng tôi nhận thấy:

- Ở lớp ĐC (DH bình thường): GV ít tạo điều kiện để HS tự hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, HS chủ yếu thực hiện các hoạt động theo yêu cầu, chỉ dẫn của GV. HS thường học tập thụ động, chủ yếu là nghe GV giảng, ghi chép và thực hiện các câu hỏi, BT ở mức độ yêu cầu thông hiểu kiến thức và bước đầu vận dụng kiến thức trong các tình huống toán học hoặc tình huống giả định thực tế đơn giản. GV chưa định hướng DH để PT NLST cho HS, không tạo môi trường để HS có cơ hội thể hiện và PT NLST.

- Ở lớp TN: GV vận dụng các biện pháp DH theo hướng PT NLST cho HS như đã đề xuất theo các kế hoạch bài học mà chúng tôi đã thiết kế, tổ chức định hướng, điều chỉnh, nhận xét và ĐG HS. Trong quá trình DH, HS đƣợc tạo điều kiện để tham gia các hoạt động tự dự đoán, đề xuất và PT các ý tưởng; tự đề xuất nhiệm vụ cần giải quyết, tìm hiểu; lập và thực hiện kế hoạch để giải quyết BT/ nhiệm vụ đặt ra; trình bày kết quả thực hiện, ĐG, … tự hệ thống hóa kiến thức theo SĐTD, ... HS đƣợc tạo điều kiện, khuyến khích thể hiện ý tưởng, nhiều HS tích cực hoạt động hơn và đã có những biểu hiện của NLST. Cụ thể:

a) Trong các tiết học về ba bài toán cơ bản của phân số

* Biểu hiện của HS về mặt xúc cảm:

Đại đa số các HS trong các lớp TN đều ham thích và chủ động giải quyết các BT/ nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt là các BT/ nhiệm vụ gắn với thực tiễn cuộc sống nhƣ:

Tìm hiểu về số loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng; Tính giá một số mặt hàng trước và sau khi giảm giá bán; Tìm hiểu về doanh thu của rạp chiếu phim; Tính lãi suất tiền gửi ngân hàng; Thực hiện vẽ sân bóng đá mi ni; … GV chỉ cần giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm HS là các em đã hào hứng thảo luận, trao đổi để đƣa ra các ý tưởng giải quyết BT/ nhiệm vụ rồi phân công nhau thực hiện các nhiệm vụ đó. HS đã biết tranh luận, phản bác và bảo vệ ý kiến của mình hoặc của nhóm cũng nhƣ ĐG kết quả công việc của cá nhân, của nhóm. Điều này cho thấy, các BT/ nhiệm vụ gắn với đời sống thực tiễn có nhiều ưu thế trong việc tạo động cơ, môi trường giúp HS thể hiện đƣợc các biểu hiện về xúc cảm có tính ST.

Không khí sôi nổi, hào hứng khi thực hiện nhiệm vụ vẽ sân bóng đá mi ni của HS lớp 6A trường

THCS Mạc Đĩnh Chi.

Sử dụng bản đồ trong xác định khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ đề tính khoảng cách giữa hai

điểm trên thực tế tại lớp 6A, trường THCS Mạc Đĩnh Chi

Thảo luận nhóm trong hoạt động trải nghiệm về tỉ số tại lớp 6C trường THCS Thực Nghiệm.

Tự tin báo cáo sản phẩm và tranh luận cùng bạn bè tại lớp 6A, trường THCS Mạc Đĩnh Chi

* Biểu hiện của HS trong việc PH&GQVĐ:

- Đứng trước yêu cầu vẽ sơ đồ sân bóng đá mini trên giấy A0, HS các lớp TN đã biết đặt câu hỏi với nhau trong nhóm: làm thế nào để vẽ sân bóng đá mi ni vừa với kích thước của khổ giấy A0? Tỉ số khoảng cách chiều rộng khổ giấy và chiều rộng sân bóng đá lẻ, khó tính toán các kích thước để vẽ thì phải giải quyết thế nào?...

- HS trong các lớp TN đã có được nhiều ý tưởng để giải quyết một BT/ nhiệm vụ đặt ra, chẳng hạn:

+ Với bài toán mở: “Người ta biết khoảng 9925 loài chim. Khoảng 3

25 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Thông tin đó có cho phép tìm được khoảng bao nhiêu loài chim đang bị đe doạ hay không? Nếu có hãy đưa ra phương án tìm của em.”, hầu hết HS các lớp TN đưa ra được nhiều hơn một phương án xác định số lượng các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng và biết lựa chọn phương án thuận tiện nhất, từ đó đưa ra được quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước.

+ Với hoạt động trải nghiệm: ―Nam đổ 25 ml si rô cam vào trong một cốc 200 ml. Bình đổ 30 ml cũng loại si rô cam ấy vào một cốc 300 ml. Sau đó hai bạn đổ nước

vào đầy cốc của mình. Hỏi cốc nào có nhiều vị cam hơn?‖, HS nhóm 2, lớp 6C trường THCS Thực Nghiệm đã đưa ra các phương án xác định như sau:

*Biểu hiện của HS trong việc tạo được sản phẩm mới:

HS các lớp thực nghiệm đã có được nhiều cách giải hay, ý tưởng độc đáo trong lời giải khi giải quyết bài tập, nhiệm vụ đặt ra:

(Sản phẩm còn sai sót trong diễn đạt)

Sản phẩm khi giải bài toán thực tiễn trong bài học ―Tìm một số khi biết giá trị phân số của số đó‖ (phụ lục 6, trang ) của HS lớp 6A, trường THCS Mạc Đĩnh Chi

Trình bày sản phẩm của nhóm tại lớp 6C, trường THCS Thực Nghiệm

* Nhận xét của GV:

Ý kiến của các GV dạy TN cũng ĐG cao các biện pháp DH theo hướng PT NLST cho HS khi tiến hành thực hiện các kế hoạch bài học đã thiết kế ở một số lớp TN. Các GV dạy TN đều cho rằng việc tăng cường các HĐTN, các BT/ nhiệm vụ gắn với đời sống thực tiễn đã tạo cho HS sự ham thích tìm tòi và chủ động giải quyết các BT/ nhiệm vụ đặt ra, tạo cơ hội cho HS đề xuất các ý tưởng, vận dụng ST các kiến thức toán học, …

GV Nguyễn Thị Bích Ngọc dạy lớp 6A, trường THCS Thực Nghiệm mong muốn có nhiều bài học đƣợc gợi ý thiết kế các hoạt động trải nghiệm, cũng nhƣ mong muốn có nhiều hơn các BT/ nhiệm vụ gắn với đời sống thực tiễn để có thể triển khai dạy cho HS vì qua dạy TN thấy HS thể hiện sự hứng thú học tập, có nhiều biểu hiện của NLST, và trên hết là hiệu quả học tập đƣợc nâng cao rõ rệt khi HS vận dụng đƣợc ST các kiến thức toán học vào giải quyết các BT/ nhiệm vụ gắn với thực tế đặt ra.

GV Nguyễn Thị Loan dạy lớp 6A, trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã chia sẻ: HS rất hào hứng khi đƣợc giải các bài tập gắn liền với đời sống thực tiễn; HS cũng rất thích đƣợc tranh luận, phản bác, bảo vệ ý kiến của mình trong các hoạt động nhóm; HS đã biết đề xuất các phương án khác nhau để giải một bài toán, tìm ra đƣợc cách giải đơn giản nhất, …

GV Nguyễn Thị Nga dạy lớp 6A1, trường THCS Mạc Đĩnh Chi cho biết:

Không chỉ có GV trong tổ Toán nhận thấy đƣợc những ƣu điểm của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm và sử dụng các BT/ nhiệm vụ gắn với đời sống thực tiễn trong DH môn Toán với vấn đề PT NLST cho HS mà các GV trong tổ Tự nhiên khi dự một số giờ TN cũng đã chia sẻ rằng HS đã thực sự được học trong một môi trường khuyến khích sự ST một cách tối đa ở HS.

b) Trong các tiết học trên lớp khi thực hiện dự án

* Biểu hiện của HS về mặt xúc cảm:

Học sinh các lớp TN các tiết học về dự án đã thực sự hào hứng, ham thích tìm tòi và chủ động GQVĐ, nhiệm vụ đƣợc giao; tỏ ra rất thích thú khi đƣợc trao đổi, thảo luận để xây dựng kế hoạch cũng nhƣ thực hiện kế hoạch đã đƣợc xây dựng; chủ động ĐG kết quả thực hiện của mình, của nhóm để điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án; biết phản biện vấn đề bạn, nhóm bạn trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, nhóm mình khi trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án, … . Ở hầu hết các lớp TN (trừ lớp 7 tại trường THCS Thực nghiệm), lần đầu tiên HS được học theo dự án nên dù rất bỡ ngỡ nhƣng nội dung và cách thức tổ chức thực hiện dự án đã khiến cho HS bộc lộ các biểu hiện xúc cảm ST.

Thích thú khi được trình bày ý tưởng dự án tại lớp 7D, trường THCS Thực Nghiệm

Lập kế hoạch thực hiện dự án tại lớp 7A, trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội

Tranh luận trong quá trình báo cáo kết quả thực hiện dự án tại lớp 6C, trường THCS Thực

Nghiệm

Thảo luận để bảo vệ thành quả của nhóm

Chủ động đi điều tra và thiết kế báo cáo trong những giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học

*Biểu hiện của HS trong việc PH&GQVĐ

Với dự án ―Thống kê trong đời sống‖, HS các lớp TN đã biết tự đặt câu hỏi và đưa ra rất nhiều ý tưởng sử dụng kiến thức về thống kê vào thực tiễn như điều tra về:

Hãng giầy đƣợc yêu thích nhất với mục đích để kinh doanh; Những môn thể thao hay trò chơi dân gian được yêu thích nhất để đề xuất với nhà trường cho tổ chức thi;

Những món ăn được mong muốn trong bữa trưa ở trường để đề xuất với nhà bếp thay đổi thực đơn; Những thể loại truyện yêu thích để đề xuất đƣa vào thƣ viện của lớp, trường; Địa điểm tham quan yêu thích để đề xuất với nhà trường; Những môn học yêu thích để tìm ra nguyên nhân và định hướng học tập tốt; … HS đã thực sự thấy được những ứng dụng hữu ích của thống kê trong đời sống của chính bản thân các em.

Với các dự án đã thực hiện, HS các lớp TN cũng đã đƣa ra đƣợc các nhiệm vụ cần giải quyết khi thực hiện dự án, nêu được phương án giải quyết các nhiệm vụ đó cũng nhƣ lập đƣợc kế hoạch cụ thể cho từng nhiệm vụ và của cả dự án: Phân công ai làm gì? Làm nhƣ thế nào? Làm vào thời gian nào? Sản phẩm cần có là gì? Thời gian hoàn thành? ...

Chẳng hạn: Để vẽ được sơ đồ con đường đến trường của các bạn trong tổ, HS đã đề xuất mỗi bạn vẽ một sơ đồ con đường đến trường của mình rồi cùng tổng hợp, thảo luận để vẽ sơ đồ của tổ. Để xác định được con đường đến trường của mình, độ dài từng đoạn đường, nhiều HS đã đề xuất dùng bản đồ địa phương, tra google map để tự xác định đường đi và đo khoảng cách các đoạn đường đó trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ xích của bản đồ tính khoảng cách thực từ nhà đến trường; nhờ bố mẹ đo bằng công tơ mét trên xe máy. Để vẽ đƣợc sơ đồ nhóm trên giấy A0 đƣợc rõ ràng, vừa, đẹp, HS đã

biết xác định cung đường của bạn xa trường nhất làm chuẩn để xác định tỉ lệ xích của bản vẽ và được vẽ trước (thực sự có nhóm đã vẽ bé quá và phải cắt bớt giấy đi và trang trí thêm vào, di chuyển nhà bạn đến vị trí nhà người thân). …

Trong quá trình thực hiện dự án, HS các lớp TN cũng rất linh hoạt điều chỉnh kế hoạch đã đặt ra để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: Thiết kế phiếu có thêm một dòng: ―Hãy ghi tên môn thể thao khác mà bạn thích.‖ chứ không cứng nhắc chỉ có các môn thể thao mà nhóm đã đề xuất; Điều chỉnh số lƣợng bạn đi điều tra (cả nhóm cùng tham gia điều tra - lúc đầu chỉ phân công 3 bạn); Sử dụng kiến thức về tỉ lệ xích và dùng bản đồ địa phương để làm căn cứ xác định và vẽ các con đường chính mà các bạn trong nhóm đi qua; Điều chỉnh tỉ lệ xích phù hợp; …

*Biểu hiện của HS qua tạo được sản phẩm mới

Qua thực hiện dự án ―Thống kê trong đời sống‖, sản phẩm mới mà HS tạo ra đƣợc là: các báo cáo thực hiện dự án mà trong đó HS thể hiện đƣợc sự ST của mình;

các kết luận về xu hướng kinh doanh, đề xuất với lớp, nhà trường về thực đơn bữa ăn, các môn thể thao, trò chơi dân gian mong đƣợc tổ chức, bản nhạc yêu thích dùng cho tập thể dục giữa giờ; đề xuất về các phương án giảm thiểu tai nạn giao thông, … là những sản phẩm chính, hoàn toàn mang tính mới mà HS có đƣợc sau khi thực hiện dự án. Hầu hết các báo cáo đã thể hiện đƣợc quá trình thực hiện dự án cũng nhƣ kết quả thực hiện một cách khoa học, ST: đặt tên dự án, vẽ lôgo (dự án của nhóm 3 của lớp 7A, trường THCS Thực Nghiệm – Cô Vân ); đưa hình ảnh quá trình hoạt động nhóm vào báo cáo; Đƣa hình ảnh phiếu khảo sát lên powerpoit và có hình ảnh động bút chì khoanh vào một phương án để nêu cách viết trên phiếu; giới thiệu thêm về các vấn đề liên quan đến nội dung dự án (ví dụ nhƣ giới thiệu về các món ăn; giới thiệu về các trò chơi dân gian, các môn thể thao; các clip về biến đổi khí hậu, …); đƣa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức toán học đƣợc vận dụng trong dự án để cùng trao đổi; … Có nhóm còn tổng kết những kiến thức cơ bản của chương Thống kê và thể hiện được những kiến thức nào đƣợc vận dụng trong dự án; biết sử dụng hình ảnh minh họa cho những công cụ đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện dự án; …

Hình ảnh trong báo cáo của một số nhóm lớp 7A, trường THCS Thực Nghiệm

Các nhóm HS của lớp 7D, trường THCS Hàn Thuyên, Nam Định báo cáo kết quả thực hiện dự án

Các nhóm HS của lớp 7A, trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội báo cáo kết quả thực hiện dự án

Và đây là sản phẩm:

Sản phẩm mới mà HS có được sau khi thực hiện dự án ―Con đường đến trường‖

chính là những sơ đồ con đường đến trường của cá nhân HS, nhóm HS mà trên đó HS đã thể hiện đƣợc sự vận dụng kiến thức toán học để đo đạc, tính toán và vẽ hình, … Sự sáng tạo thể hiện trong việc đã tính toán và sử dụng đƣợc một tỉ lệ xích hợp lí sao cho sơ đồ thể hiện sự phù hợp, rõ ràng, đẹp, … Các thông số viết trên sơ đồ cũng khiến cho người sử dụng có thể biết được độ dài con đường đến trường của mỗi HS trong nhóm cũng nhƣ thấy đƣợc ứng dụng của sơ đồ trong quá trình học tập của HS (Ghi sẵn khoảng cách từ nhà mỗi bạn đến trường trên sơ đồ cộng đồng của nhóm). Trên sơ đồ

của một số nhóm còn thể hiện được các địa điểm công cộng như ủy ban phường (xã), bệnh viện, đồn công an, hiệu sách, … là những địa điểm liên quan đến cuộc sống của các em.

Một số sản phẩm dự án ―Con đường đến trường‖ của lớp 6A, trường THCS Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định:

Một số sản phẩm dự án Con đường đến trường của lớp 6C, trường THCS Thực Nghiệm:

Việc trình bày báo cáo của các nhóm HS trong các buổi báo cáo dự án cũng thể hiện sự ST của HS: kết hợp các bạn trong nhóm cùng báo cáo để thể hiện đƣợc rõ nhất kết quả của nhóm mình (bạn điều khiển máy tính, bạn trực tiếp báo cáo, bạn hỗ trợ giải đáp các câu hỏi thảo luận, …). Có nhóm HS đã mô tả sơ đồ con đường đến trường bằng vừa chỉ trên sơ đồ sản phẩm của nhóm mình vừa trình bày: ―Đầu tiên bạn Hoàng Anh đi từ quận ủy Tây Hồ sẽ đi đến ngõ 291 để gặp bạn Phương Anh, sau đó cả hai đi theo đường Bưởi rẽ sang Đội Cấn và dừng ở ngã ba Đốc Ngữ gặp bạn Thảo, sau đó cả ba cùng đi đến trường‖ – báo cáo nhóm 3 lớp 6C, trường THCS Thực Nghiệm.

Trình bày kết quả thực hiện dự án của lớp 6C, trường THCS Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội

Trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm 3, lớp 6C, trường THCS Thực Nghiệm

Trình bày kết quả thực hiện dự án của nhóm 2, lớp 7C, trường THCS Thực Nghiệm

Qua nhận xét của GV:

Ý kiến của các GV dạy TN cũng ĐG cao biện pháp ―Vận dụng PPDH dự án tạo điều kiện cho HS vận dụng Toán học trong tìm hiểu, giải quyết các vấn đề của cuộc sống một cách say mê, chủ động, ST‖ thông qua DH ở một số lớp TN. Việc vận dụng PP DHDA đã giúp cho HS ở lớp TN thể hiện đƣợc một số biểu hiện của NLST: chủ động đề xuất được nhiều ý tưởng vận dụng kiến thức toán học (thống kê, tam giác đồng dạng, tỉ lệ xích, …) vào tìm hiểu, giải quyết một số vấn đề đặt ra trong cuộc sống của chính các em; đề xuất được các phương án giải quyết các nhiệm vụ mà dự án đặt ra, cũng nhƣ đã thực hiện một cách ST kế hoạch đã đặt ra trong quá trình thực hiện dự án; … Nhiều GV đã ngỡ ngàng trước những thay đổi của HS trong lớp dạy TN.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THCS (Trang 137 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(253 trang)