CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN KHI THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
2.3. Tác động tiêu cực khi các nước đang phát triển tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Bên cạnh những lợi ích to lớn có được khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các nước đang phát triển cũng gặp phải không ít những rủi ro, tác động tiêu cực tới chính sự phát triển nội tại
2.3.1. K hó hình thành chuỗi cung ứng trong nội địa , ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nội địa
- Khó khăn trong việc hình thành chuỗi cung ứng nội địa
Chuỗi cung ứng bên ngoài với công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao hơn, kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp hơn nên sẽ chịu trả giá cao hơn cho nguyên vật liệu. Kết quả là: các chuỗi cung ứng nội địa đã bị "xé lẻ" bởi các chuỗi cung ứng nước ngoài.
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Liên kết giữa khâu sản xuất với khâu kinh doanh trong một nước trở nên lỏng lẻo hơn mối liên kết giữa các khâu này với chuỗi cung ứng bên ngoài. Các nhà sản xuất không thiết lập, chăm sóc các bên cung ứng nội địa , ví dụ nhà nông, và không thể trả giá cao hơn các chuỗi cung ứng bên ngoài nên không mua được nguyên vật liệu từ họ. Có thể thấy rõ qua hiện tượng nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, rau, hoa quả, hạt tiêu... tại Việt Nam không mua được nguyên vật liệu cho sản xuất, đã bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng nội địa do chưa thể cung cấp trọn gói cho toàn chuỗi thực phẩm.
Khi doanh nghiệp FDI đầu tư, họ luôn có chuỗi cung ứng toàn cầu đi cùng và cũng thẳng thắn bày tỏ mong muốn sử dụng chuỗi cung ứng này các doanh nghiệp lớn như Samsung, Toyota, Ford… thường sử dụng mạng lưới nhà cung ứng toàn cầu sẵn có nên việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa là không dễ dàng
- Bất lợi gây ra cho các doanh nghiệp nội đia
Các nước đang phát triển cũng trải qua các hợp đồng không ổn định với các công ty sở hữu chuỗi giá trị toàn cầu từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp giống hệt nhau. Họ thường chọn những đáp ứng yêu cầu ngắn hạn của họ để đạt đươc lợi ích tối cho riêng mình và để lại những thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh bị gián đoạt, đứt gãy
Tại các nước đang phát triển, số lượng doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là không nhỏ. Thực tế này làm gia tăng cạnh tranh gay
gắt ngay trên thị trường nội địa khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế-xã hội
2.3.2. N ền kinh tế quốc gia bị phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp, thị trường bên ngoài , do vậy, dễ bị tổn thương trước những biến động của ngoại cảnh
Việc phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia sẽ khiến một số nước dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình: lao động ở phân khúc thấp trong quá trình sản xuất, sử dụng chủ yếu các ngành khai thác tài nguyên, hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được chú trọng phát triển dẫn đến khó hình thành nên các trung tâm công nghiệp hay đạt được sự phát triển bền vững nên các quốc gia đang phát triển sẽ ở lại rất lâu với mức thu nhập trung bình, khó tiến lên mức thu nhập cao
Theo dự báo của OECD công bố vào trung tuần tháng 12/2013, để từ một nước có thu nhập trung bình trở thành một quốc gia có thu nhập cao, với tính hình phát triển hiện tại,các nước đang phát triển sẽ phải mất nhiều thời gian hơn, Indonesia có thể phải mất tới 30 năm (từ năm 1990 đến năm 2042), chậm hơn rất nhiều so với các nước như Malaysia, dự kiến sẽ lọt vào nhóm nước thu nhập cao vào năm 2020, Trung Quốc (năm 2026) và Thái Lan (năm 2031), song nhanh hơn một số nước láng giềng châu Á khác, như Philippines (năm 2051), Việt Nam (2058) và Ấn Độ (năm 2059)
Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu khiến các nước dễ bị tổn thương thông qua kênh dẫn truyền các cú sốc kinh tế vĩ mô. Khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, các quốc gia hoạt động trong một khối liên kểt kinh tế, dịch vụ chặt chẽ. Do vậy chỉ cần bất ổn vĩ mô xảy ra ở một nơi nào đố trên thế giới, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống.
Minh chứng rõ ràng là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2009, trận động đất sóng thần xảy ra tại Nhật Bản, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,…đều dẫn tới khủng hoảng cung hàng hóa và ảnh hưởng trưc tiếp tới hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu
2.3.3.Tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa của các quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch về lợi ích trong ngắn hạn; rò rỉ nguồ thu ngân sách nhà nước
- Tiến trình công nghiệp hóa bị cản trở, kéo dài thời gian đạt được mục tiêu Các chuỗi cung ứng sẽ nhanh chóng tìm ra trên thế giới các công đoạn tốt hơn, rẻ hơn để ghép vào chuỗi của mình. Chuỗi cung ứng sẽ thuê làm các công đoạn để sản phẩm của họ được rẻ nhất, tối đa lợi nhuận. Dù muốn hay không, các chuỗi cung
ứng mạnh sẽ mua, thuê các công đoạn (hay nguyên liệu) rẻ nhất của chính nước đó.
Lúc này, mọi doanh nghiệp, tư nhân hay nhà nước, sẽ chọn "bán" công đoạn cho nơi trả cao nhất.
Việc các tập đoàn kinh tế nhà nước, mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực béo bở nhưng không được nhà nước giao là ví dụ cụ thể. Các ưu đãi về công nghệ hoá không thể đem lại lợi nhuận bằng đầu tư nước ngoài (FDI). Các ưu tiên về đất đai, vốn, cơ sở sản xuất,... cho những dự án công nghệ hoá sẽ trở nên lãng phí và doanh nghiệp sẽ dùng cho việc tạo ra lợi nhuận cho riêng họ. Các hàng rào thuế nhập khẩu cao nhằm bảo hộ nhà sản xuất nội địa, ôtô chẳng hạn, sẽ lại đem lại lơi lộc đầu tiên các doanh nghiệp FDI nước ngoài. Ngay cả khi nhà nước đầu tư xây nhà máy, mua công nghệ cho chương trình công nghệ hoá thì doanh nghiệp cũng sẽ dùng các đầu tư này theo cách có lợi cho họ.
Ngoài ra, thay vì các ngành có mối liên kết, cân đối hợp lý với nhau, các nước này khi tham gia vào GVC lại chỉ có những cơ sở kinh tế lỗ chỗ , thậm chí không phải của mình, mà lại gắn với các chuỗi cung ứng bên ngoài. Kết quả là các nước sẽ không phát triển ngành công nghiệp một cách đồng bộ
Việc mở rộng các chuỗi cung ứng ngoại chủ yếu là phát triển theo chiều ngang , tức là: không thêm các công đoạn vào chuỗi giá trị mà chỉ mở thêm cơ sở sản xuất hay tăng số lượng nhà cung ứng. Chỉ phát triển theo chiều ngang làm các nước không thiết lập được các ngành công nghiệp hoàn chỉnh như mục tiêu của công nghệ hoá.
- Rò rỉ thu ngân sách nhà nước: các doanh nghệp FDI sở hữu GCV còn có những hành vi chuyển giá( kê khai giá đầu vào tăng, giá đầu ra giảm so với thực tế hoạt động), dẫn tới việc đóng góp không tương xứng vào ngân sách nhà nước
2.3.4. Đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết trong GVC là tốn kém và việc đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng xấu đến mặt bằng phát triển chung của các doanh nghiệp
Trong cuốn Supply Chain Perspectives có đề cập tới tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm :
• Năng lực công nghệ;
• Độ sâu của năng lực sản xuất của họ
• Cách thức phát triển các ngành dịch vụ của họ
• Quy mô doanh nghiệp của họ
• Chuyên môn quản lý của họ
• Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế
Với một quốc gia đang phát triển thì thật khó để các doanh nghiệp có đủ điều kiện sản xuất trong chuỗi cung ứng và dần tham gia sâu vào thị trường toàn cầu.
Muốn vậy, nhà nước lại cần phải có chính sách ưu đãi, đầu tư riêng cho những doanh nghiệp có tiềm năng. Điều này là tác động tích cực tới nền kinh tế nhưng nhìn sâu hơn, trong ngắn hạn, nó khiến cho các doanh nghiệp yếu thế hơn tại các nước này mất dần cơ hội phát triển
2 . 3.5. Sức khỏe của người lao động tại các nước đang phát triển bị đe dọa, tiền lương, chế độ đãi ngộ không được đảm bảo
- Về sức khỏe: Việc tham gia phần lớn trong các hoạt động gia công chế biến, chế tạo, công nhân tại các nhà máy ở các quốc gia này một phần phải đối mặt với cường độ làm việc cao, mặt khác các tác nhân trong môi trường làm việc cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe của họ.
Khi làm việc trong ngành điện tử, các yếu tố tác động đến sức khỏe người lao động là không ít, bao gồm: Bức xạ điện tử trường phát ra từ hệ thống máy thiết bị; hóa chất làm từ keo, hóa chất thành phần của chất bán dẫn, nguyên vật liệu sản xuất linh kiện tại khu vực sản xuất vỏ nhựa, bảng mạch điện tử; hóa chất như Axit, kiềm, khi đông lạnh, xyanua, chất phụ gia, chất độn, kim loại, chất oxy hóa, nhựa, dung môi chất bán dẫn, hạt nano...Về lâu dài, các yếu tố này có thẻ gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho người lao động
- Tiền lương, phúc lợi: Vì tham gia chủ yếu ở các phân khúc thấp trong GVC nên mức lương của công nhân chỉ ở mức trung bình, các phúc lợi chỉ đảm bảo ở mức nhu cầu cơ bản vì trên thực tế, với lực lượng lao động lớn và nhu cầu tìm việc làm cao tại các nước đang phát triển thì điều này đủ để giữ chân ngươi lao động
- Đảm bảo chuyên môn: Sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu là chuyên môn hóa nên công nhân không có tay nghề toàn diện, chỉ biết một công đoạn, phân khúc nhỏ, sẽ là khó khăn cho họ khi chuyển sang một môi trường làm việc mới
2.3.6. Dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp , phá vỡ thị trường lao động truyền thống
Tỷ lệ giữa người làm nông nghiệp với số người phi nông nghiệp, giữa sản xuất vật chất với khối dịch vụ sẽ có thể không cân đối trong phạm vi quốc gia vì họ đã
gắn vào các chuỗi cung ứng bên ngoài, bỏ quên và không tập trung phát triển những mô hình truyền thống mà không thể thiếu được trong một nền kinh tế
Chuỗi giá trị toàn cầu gắn liền với công nghệ tiến tiến và hiện đại, hàm ý rằng, việc làm được tạo ra ở phân khúc lao động phổ thông trong tương lai sẽ càng ngày càng bị cắt giảm bởi sự thay thế của robot và công nghệ cao. Những lao động trình độ thấp, không có khả năng theo kịp xu thế sẽ bị đào thải và khi họ quay lại các lĩnh vực hay mô hình truyền thống trước đây thì sẽ mất thời gian dài cũng như nhiều chi phí để thích nghi trở lại
2.3.7. Ô nhiễm môi trường
Thực tế, khi tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, không ít các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngàng sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp, thiếu công nghệ cao và chuyển giao công nghệ không hiệu quả; sản xuất chủ yếu ở ngành chế biến chế tạo. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường.