CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN
3.1 Tác động của việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam
3.1.1: Tác động tích cực
a. Thúc đẩy phát triển kinh tế
Góp phần rất lớn giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường từ đó nâng cao vị thế, thương hiệu của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế
- Gia tăng kim ngạch xuất khẩu
Do đặc điểm của các khâu mà Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chủ yếu là xuất khẩu các nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm tất các chi nhánh, nhà máy trong chuỗi doanh nghiệp trên toàn cầu và gia công, lắp ráp các bộ phận rồi lại xuất khẩu đến các quốc gia khác trong chuỗi để tiếp tục công đoạn tiếp
theo của quá trình sản xuất một sản phẩm,... Chính vì thế mà các doanh nghiệp này có sản lượng xuất khẩu rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Sam Sung. Tổng Giám đốc Shim Wonhwan cho biết tính đến 12/2018: 58% điện thoại Samsung được sản xuất tại Việt Nam, trong đó có 3% phục vụ thị trường nội địa còn lại 97% phục vụ nhu cầu của thị trường nước ngoài (phần xuất khẩu). Kim ngạch xuất khẩu của Samsung năm 2018 tăng 12% so với năm 2017, đạt hơn 60 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
0 10 20 30 40 50 60 70
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
13 24 26 30 40 50 60
10.90%
18.10% 17.50% 18.50%
22.70% 23.40% 25.00%
Xuất khẩu của Sam sung Tỷ trọng trong xuất khẩu Việt Nam
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện xuất khẩu của Sam Sung và tỷ trọng trong xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2012 – 2018
(Nguồn theo số liệu của Ngân hàng thế giới) Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, năm 2018, Việt Nam đã hoàn thành toàn diện, xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP đạt từ 6,9-7%, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 480 tỷ USD, tăng 12-13%. Đóng góp của Samsung vào chỉ số tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng chung của Việt Nam.
Ngoài ra thì theo số liệu của Tổng cục thống kê, thì 70% kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam đến từ các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và hầu hết các doanh nghiệp đó đều là một mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu như Sam sung, Canon, Honda,… 30% còn lại là của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp này muốn tăng lợi thế cạnh tranh hay phát triển ở thị trường quốc đã, đang và sẽ phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Đa dạng hoá và thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Hình 3.2: Thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan: Việt Nam đạt kết quả tốt về xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hóa giỏ các mặt hàng xuất khẩu một cách ngoạn mục trong tám năm qua (Hình 3.2). Các mặt hàng chế tạo, chế biến xuất khẩu đến nay đóng góp khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng so với 65% năm 2010 nhờ tăng trưởng năng động ở khu vực doanh nghiệp nước ngoài theo định hướng xuất khẩu. Tỷ trọng các mặt hàng chế tạo, chế biến xuất khẩu giá trị cao như điện thoại, máy tính, máy ảnh, hàng điện tử và linh kiện tăng từ 5% trong năm 2010 lên đến khoảng 35% trong năm 2018. Tương ứng, tỷ trọng thương phẩm thô giảm mạnh, trong đó tỷ trọng xuất
khẩu dầu thô giảm từ gần 7% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 xuống còn khoảng 1,3% vào tháng 10 năm 2018
- Mở rộng thị trường và nâng cao vị thế, thương hiệu của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ hạng 6 năm 2000 đã đứng đầu ASEAN vào năm 2014 với 29,4 tỷ USD, chiếm 22%, trong khi Malaysia 21,5%, Thái Lan 19,8%, Indonesia 14,7%, Singapore 12,5%, các nước khác 9,5%.
Ngoài chiếm vị trí dẫn đầu trong bản xếp hạng các quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu, thuỷ sản,...Với gần 30 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may năm 2016, Việt Nam chiếm 4% kim ngạch dêt may thế giới, đứng hàng đầu về năng suất lao động của những nước xuất khẩu mặt hàng này (nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam ).
Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như điện thoại di động, smarphone, máy tính bảng.
Hiện nay thì rất nhiều các sản phẩm “Made in Viet Nam” bao gồm cả sản phẩm chế biến hay sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao được bày bán trên rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Điều này đã chứng tỏ được thị trường của sản phẩm Việt Nam đang được mở rộng và thương hiệu hàng hoá của Việt Nam đang được người tiêu dùng trên thế giới chấp nhận và ngày càng được nâng cao.
Tăng trưởng GDP
Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tạo điều kiện cho Việt Nam đạt được giá trị gia tăng trên nhiều lĩnh vực: đầu tư, thương mại, tiêu dùng,…đặc biệt về xuất khẩu từ đó góp phần gia tăng đáng kể GDP
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì GDP của Việt Nam đã tăng từ 5,4%
đến khoảng 7% tính đến tháng 9 năm 2018. Trong đó tỷ trọng đóng góp ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng tốt ở mức 3,7%. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 8,9% nhờ tốc độ tăng trưởng sáng lạng trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến ở mức 12,9%. Đây đều là các ngành tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
2013 2014 2015 2016 2017 9T-2018 0
1 2 3 4 5 6 7 8
Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp & XD Dịch vụ Thuê Sp ( trừ trợ cấp)
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự đóng góp của các thành phần trong GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – T9/2018
(Nguồn: Theo số liệu của ngân hàng Thế giới)
Tăng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Nhờ vào các lợi thế như nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, giàu tài nguyên,.... của Việt Nam nên ngày càng có nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài chọn Việt Nam là mắt xích cho chuỗi cung ứng toàn cầu của mình chính vì thể mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam cũng ngày càng tăng. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài năm 2018, Việt Nam có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lên đén 35,46 tỷ USD. Đây là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của nước ta.
Tăng nguồn thu ngân sách, giảm bội chi ngân sách
Bội chi ngân sách giảm xuống giúp kiềm chế nợ công tăng lên trong hai năm qua. Theo Bộ Tài Chính, số liêu đến quý 3 năm 2018, bội chi ngân sách năm 2018 được dự báo ở mức khoảng 4% GDP . Chính sách tài khóa kiềm chế được duy trì và nguồn thu từ thuế đã giúp kiềm chế được nợ công tăng lên, đảm bảo tuân thủ với hạn mức nợ 65% GDP theo luật định. Trước đó là giai đoạn mà tổng nợ công của Việt Nam tăng gần 13 điểm phần trăm GDP từ 50,8% năm 2012 lên đến khoảng 63,7% năm 2016, tiệm cận với hạn mức 65% GDP theo luật định của Việt Nam. Tuy
nhiên, bội chi ngân sách giảm xuống kể từ năm 2017 , chính phủ ổn định được tỷ lệ nợ công trên GDP ở mức khoảng 61,4% năm 2017 và 61.5% năm 2018
b. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cũng giống như các nước đang phát triển khác tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam mà nó còn là cách thức mới để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đẩy nhanh quá trình này. Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng trong các khâu như sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô xe máy, xuất khẩu các loại khoáng sản, thuỷ sản, nông sản, các ngành dệt may,
…. Nhưng Việt Nam đang hướng tới giảm xuất khẩu sản phẩm, nguyên liệu thô và xuất khẩu các sản phẩm chế biến, tham gia vào các khâu có giá trị gia tăng cao, mang lại nhiều lợi nhuận.
c. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động và giảm bất bình đẳng thu nhập.
Việc Việt Nam là một mắt xích trong các chuỗi cung ứng toàn cầu có ý nghĩa vô cùng lớn để giải quyết bài toán việc làm ở Việt Nam. Là một nước đông dân nó vừa là lợi thế song cũng là thách thức lớn cho nền kinh tế nếu chính phủ không có các biện pháp quản lý để tạo ra đủ số việc làm cho người dân. Việc “hoà mình” vào chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia đã giúp Việt Nam giải quyết vấn đề về việc làm đồng thời phát huy được lợi thế của chúng ta một cách hiệu quả. Theo ông Shim Won Hwan Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung thì tính đến năm 2018 Sam Sung đã tạo ra hơn 160000 việc làm cho người lao động Việt Nam. Hay theo ông Minoru Kato – Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam cho biết chỉ riêng các nhà máy của Honda tại Vĩnh Phúc đã tạo ra 10000 việc làm cho lao động tại địa phương ( 2018).
Còn theo Ông Shunji Sawa - Tổng giám đốc Canon Việt Nam năm 2017 có hơn 21.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại các nhà máy của Canon
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0
0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Năm
Hình 3.4 Tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam giai đoạn 2010 -2017
(Nguồn theo số liệu của Tổng cục thống kê) Tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam giảm từ 3,57%(năm 2010) xuống còn 1,62% ( năm 2017).
Không chỉ tạo việc làm mà các lao động Việt Nam còn được đào tạo cùng với áp lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì chất lượng của lao động của Việt Nam còn được nâng cao. Đồng thời thu nhập của người dân ngày càng cao, ổn định hơn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giảm bất bình đẳng trong xã hội.
e. Học hỏi và kế thừa công nghệ tiên tiến, đồng thời phát triển nền tảng công nghệ của quốc gia
Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi, tiếp nhận kế thừa các dòng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước đang phát triển khi tham gia liên doanh sản xuất quốc tế.
f. Tăng thu nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu
Việc doanh nghiệp của Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu và đảm nhận những khâu nhất định cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó phải đối mặt với sự cạnh tranh trong toàn bộ hệ thống. Do đó, để duy trì được sự có mặt của mình trong chuỗi, doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi và nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh.