Tác động tích cực khi Thái Lan tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu và tác động của việc tham gia chuỗi của các nước đang phát triển (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN

3.2. Tác động của việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Thái Lan

3.2.1. Tác động tích cực khi Thái Lan tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

a. Thúc đẩy phát triển kinh tế

Khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, Thái Lan đạt thêm giá trị gia tăng trên nhiều lĩnh vực, từ đó góp phần vào sự gia tăng đáng kể của GDP

Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan hầu hết luôn ở mức dương trong các năm gần đây

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

-2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8

4.97

5.44

1.73

-0.69

7.51

0.84

7.24

2.69

0.98

3.02 3.28

3.9

Hình 3.5 : Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan từ năm 2006 - 2017

(Nguồn: Theo số liệu của Ngân hàng thế giới) Những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan cũng được thay đổi. Tỷ trọng các mặt hàng chế tạo, chế biến xuất khẩu giá trị cao như hàng điện tử, điện thoại, máy tính chiếm phần lớn trong giá trị xuất khẩu.

Cụ thể, năm 2018, những nhóm sau đem lại giá trị và chiếm nhiều tỷ trọng nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan:

1. Máy móc (có bao gồm máy tính): 42.9 triệu USD chiếm 17.2% tổng giá trị xuất khẩu

2. Máy móc, thiết bị điện tử: 35 triệu USD chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu 3. Phương tiện giao thông: 30.4 triệu USD chiếm 12.2% tổng giá trị xuất khẩu

Khi tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, Thái Lan có cơ hội đạt được tăng trưởng năng suất nhanh chóng và thay đổi tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu sang các sản phẩm công nghệ cao mang lại giá trị cao hơn

Là một trong các quốc gia đang phát triển năng động, giàu tài nguyên và có lượng công nhân dồi dào và giá rẻ, Thái Lan có những ưu thế để các công ty đa quốc gia sở hữu các chuỗi cung ứng có thể tận dụng trong việc xây dựng cơ sở sản xuát và gia tăng lượng vốn đầu tư để mở rộng quy mô, tối ưu hóa chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận. Vì thế mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.

1980-1982 1983-1985

1986-1988 1989-1991

1992-1994 1995-1997

1998-2000 2001-2003

2004-2006 2007-2009

2010-2012 2013-2015 0

2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

400 500 700

2400 1800 2900

5800 4900

7700 8200

11600 10200

Hình 3.6 : Giá trị dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan từ năm 1980-2005 (Nguồn: UTCAD) Đặc biệt, Thái Lan là nước được Nhật Bản đầu tư trực tiếp nhiều thứ hai ở Châu Á chỉ sau Trung Quốc, với giá trị ước tính lên khoảng 6 nghìn tỷ Yên Nhật (số liệu năm 2016 của IMF).

b. Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa đất nước

Chuỗi giá trị toàn cầu giúp Thái Lan tận dụng được lợi thế thương mại, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, càng ngày càng tiệm cận với các quốc gia đang phát triển. với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ dồi dào , Thái Lan tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế từ những sản phẩm có hàm lượng lao động lớn như lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện máy móc, công nghiệp nhẹ, dệt may,… Cùng với việc thâm nhập sâu hơn vào các chuỗi dịch vụ cũng làm thúc đẩy phát triển dịch vụ trong nước, nhất là các ngành mà Thái Lan có lợi thế như dịch vụ du lịch, vận tải,

logistics. Trên thực tế, Thái Lan chính là trung tâm sản xuất, vận tải và logistics ở ASEAN, là quốc gia cung cấp chính cho nhu cầu những dịch vụ này trong khu vực Đông Nam Á.

Thông qua việc tham gia vào hoạt động sản xuất tại các chuỗi giá trị toàn cầu cùng sự đầu tư từ nước ngoài, Thái Lan có thể cải tiến, đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế.

c. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động

Thái Lan tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế từ những công đoạn thâm dụng nhân công cao, từ đó tạo nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Nhiều tập đoàn đa quốc gia xây dựng cơ sở sản xuất tại nước này sẽ hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp họ có cơ hội nâng cao mức sống.

Hình 3.7 : Tỉ lệ thất nghiệp tại Thái Lan từ năm 1991-2017

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới) Bên cạnh đó, khi tham gia vào thị trường lao động mà đòi hỏi cao về chuyên môn kĩ năng, người lao động sẽ tự ý thức phải luôn cố gắng tự nâng cao trình độ của bản thân để đáp ứng nhu cầu của thị trường

d. Học hỏi và kế thừa công nghệ tiên tiến, đồng thời phát triển nền tảng công nghệ của quốc gia.

Thái Lan có cơ hội học hỏi, tiếp nhận kế thừa các dòng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước đang phát triển khi tham gia liên doanh sản xuất quốc tế hay từ các dự án FDI. Trong ngành sản xuất ô tô, Thái Lan có thể học hỏi được nhiều từ các công ty Nhật Bản – quốc gia đi đầu trong công nghiệp phát triển ô tô và có nhiều công ty sản xuất ô tô đầu tư vào Thái Lan - để từ đó học tập, kế thừa và tự phát triển ngành công nghiệp ô tô ở nước mình.

e. Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu

Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi doanh nghiệp có cơ hội được mở rộng thị trường buôn bán, Cơ hội học hỏi, chuyển giao công nghệ trong các kế hoạch liên doanh, đầu tư nước ngoài cũng được tăng cao. Bên cạnh đó, khi phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp đến từ mọi nơi trên thế giới, các doanh nghiệp càng có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu và tác động của việc tham gia chuỗi của các nước đang phát triển (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w