Để thúc đẩy sự tham gia có hiệu quả của các doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu, các nước đang phát triển cần có sự định hướng một cách rõ ràng và thực hiện nhiều giải pháp từ phía các doanh nghiệp lẫn các cơ quan quản lý nhà nước.
Trước hết cần xác định rằng việc các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cần được dịch chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc tham gia vào các chức năng mới có vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định giá trị sản phẩm, dịch vụ như thiết kế, nghiên cứu, marketing…
Thứ nhất, doanh nghiệp của chúng ta vẫn cần phát triển thông qua hình thức liên kết với người mua nước ngoài bằng các hợp đồng gia công (Bằng cách dịch chuyển danh mục sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị cao hơn, các kỹ năng, công nghệ và tri thức mới sẽ dần dần được chuyển giao từ người mua nước ngoài sang các nhà cung cấp Việt Nam). Muốn vậy, doanh nghiệp phải chứng tỏ được khả năng có thể cung cấp các sản phẩm giá trị cao này cho người mua nước ngoài (thể hiện ở trình độ quản lý, lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực sản xuất...).
Bên cạnh đó, định hướng từ chính sách phát triển của thành phố hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ… do đó, các nước đang phát triển có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những phân khúc sản phẩm, dịch vụ giá trị cao hơn.
Thứ hai, về dài hạn, các doanh nghiệp cần phải dịch chuyển sang các chức năng, công đoạn khác có vai trò quyết định hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, trong chuỗi giá trị như thiết kế, nghiên cứu và phát triển, marketing… Định hướng này đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức từ các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Tiếp theo, để tham gia một cách hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đối với các doanh nghiệp, năng lực của bản thân họ đóng vai trò quyết định thành công của quá trình này.
Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cần chủ động trang bị cho mình năng lực cần thiết về công nghệ, đầu tư máy móc kỹ thuật, công nghệ nguồn, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển, chế biến…
Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cũng cần thay đổi phương thức quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý của mình cho phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải có chiến lược phát triển thương hiệu, đăng ký và quản trị nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ về pháp lý và có khả năng cạnh tranh hơn trên chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng cần đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước theo các hiệp hội ngàn hàng để tăng cường sức mạnh khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và liên kết với những nhà xuất khẩu khác trên thế giới để chia sẻ thông tin, hợp tác sản xuất và xây dựng vị thế trong chuỗi giá trị đó.
Cơ quan quản lý, chính quyền các nước đang phát triển cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như:
- Nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và vị thế của mình trong chuỗi. Qua đó có những bước đi và quyết sách phù hợp nhằm tăng cường phát huy các lợi thế cạnh tranh của ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bằng nhiều giải pháp.
- Tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách thành phố cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho các doanh nghiệp thông qua các chương trình khuyến công, chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo doanh nghiệp tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Tăng cường vai trò của các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng mối liên kết bền chặt giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố. Sớm đẩy nhanh quá trình triển khai đầu tư, xây dựng đưa Khu Công nghệ cao và Khu Công nghệ thông tin tập trung vào hoạt động.
- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường như các trung tâm bán buôn, các sàn giao dịch, các công trình phụ trợ (kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay…) và phát triển các hoạt động phụ trợ cho xuất khẩu, giao dịch thương mại quốc tế như dịch vụ logistics, tài chính ngân hàng…
- Nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại. Trước hết, cần phải có nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu cho từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể. Từ đó, nghiên cứu những giải pháp xâm nhập và mở rộng thị trường thích hợp.
Thiết lập hệ thống nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường đảm bảo tính dự báo và thường xuyên cung cấp các thông tin về cơ hội giao thương, tổ chức các hoạt động hội thảo, kết nối cung - cầu, và đặc biệt hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng marketing quốc tế, phân phối...
- Khuyến khích sự phát triển và nâng cao vai trò của các tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp trong quá trình tích hợp vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Thường xuyên phổ biến các thông tin về cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình đàm phán các hiệp định thương mại song phương, đa phương của Việt Nam và trên thế giới để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầy đủ, tận dụng được cơ hội và đối phó với những thách thức của quá trình này.
- Ngoài ra, việc tạo môi trường kinh doanh thuận tiện, thông thoáng thông qua các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cải tiến thủ tục hải quan, cải thiện chính sách thuế… cũng luôn đóng vai trò tích cực trongviệc hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, thu hút FDI và sự tham gia của các doanh nghiệp thành phố trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Tóm lại, muốn tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thành công cần hội đủ hai yếu tố: (i) nỗ lực của riêng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; (ii) sự hỗ trợ, định hướng của các nhà hoạch định chính sách. Những chính sách phù hợp với tình hình ở các nước, những biện pháp hiệu quả, thiết thực sẽ giúp các doanh nghiệp phát huy và sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có và nâng cao năng lực để tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Các doanh nghiệp lớn cần cải thiện hệ thống quản trị, gắn kết, bổ trợ nội bộ và liên kết với các doanh nghiệp khác. Có chiến lược tốt tránh mang tính ngắn hạn và thời cơ. Giảm khoảng cách về hiệu quả hoạt động và năng suất giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doang nghiệp nước ngoài…
Mối liên kết chặt chẽ tạo động lực cho sự tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hướng tới xuất khẩu bền vững
Tình hình xuất khẩu được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế xuất nhập khẩu tiếp tục giảm sâu. Những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch;
góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực xuất khẩu.
Các nước đang phát triển cần có nhiều giải pháp trọng tâm như thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng;
Xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm xuất khẩu; Đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định; Tăng cường và đổi mới thông tin thị trường; Cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu...