CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT PHỤC VỤ
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Những vấn đề chung về cắt, khâu, thêu trên vải
1.1.1. Vật liệu khâu, thêu
* Vải
- Là loại vật liệu được dùng phổ biến nhất để may, khâu, thêu thành quần áo và
các sản phẩm cần thiết khác cho con người như vỏ chăn, gối, rèm cửa, túi xách...
- Loại vải khác nhau thì có đặc điểm và tính chất sử dụng khác nhau.
- Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn loại vải phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng.
* Chỉ khâu, chỉ thêu
- Chỉ khâu, chỉ thêu được làm từ sợi tơ, sợi bông, sợi pha.... và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
- Chỉ khâu thường được cuốn quanh lõi gỗ hoặc bìa cứng thành từng cuộn để tiện sử dụng, còn chỉ thêu thường được đánh con chỉ để giữ được độ xốp của chỉ.
- Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn loại chỉ, màu chỉ, kích thước và độ bền của sợi chỉ cho phù hợp với loại vải và mẫu thêu.
1.1.2. Phụ liệu khâu, thêu
- Phấn vạch: Có nhiều màu như màu hồng, xanh, trắng…. Phấn vạch mỏng, dẹt được dùng để kẻ, vẽ đường vạch dấu trên vải.
- Khuy: Được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, gỗ, kim loại… và
có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau để người sử dụng lựa chọn.
- Khoá kéo: được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như khoá kéo bằng nhựa hoặc bằng đồng… và có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau.
1.2. Dụng cụ cắt, khâu, thêu 1.2.1. Kim
Kim bao gồm kim khâu và kim thêu. Kim được làm bằng thép không gỉ, có
nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau.
Khi khâu, thêu cần lựa chọn kim có mũi kim nhọn, sắc, thân kim phẳng, nhìn rõ lỗ ở đuôi kim để xâu chỉ dễ dàng. Ngoài ra, kim khâu được lựa chọn phải có kích thước phù hợp với độ dày, mỏng của vật liệu khâu, thêu (vải, len, dạ…)
Kim cần được bảo quản trong lọ, ống hoặc cài vào vỉ kim để kim không bị gỉ, sứt mũi và đảm bảo an toàn.
1.2.2. Kéo
Kéo dùng trong may, khâu, thêu gồm kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Kéo cắt vải to hơn, được làm từ hợp kim của sắt hoặc thép không gỉ, lưỡi kéo sắc và nhọn.
1.2.3. Khung thêu
Có hai loại khung thêu là khung tròn (gồm khung tròn cầm tay và khung tròn có
chân) và khung chữ nhật (hay còn gọi là khung bộ).
- Khung tròn cầm tay (Khung thêu cầm tay) gồm hai vòng tròn chồng khít lên nhau. Loại khung nhỏ có đường kính khoảng 13-15 cm, loại to hơn có đường kính khoảng 17-20 cm. Khung tròn được làm bằng kim loại hoặc gỗ, tre. Vòng ngoài có ốc vít điều chỉnh cho khung tròn to khít vào khung tròn nhỏ để giữ căng mặt vải khi thêu.
Sử dụng: Tháo rời hai vòng tròn. Sau đó phủ tấm vải lên trên một vòng tròn trong, mẫu thêu ở giữa và mặt trên khung thêu. Ấn vòng tròn còn lại vào vòng tròn phủ vải và vặn ốc để giữ vải thật căng trên khung thêu.
Khung thêu cầm tay thuận tiện, dễ sử dụng nhưng chỉ thêu được mẫu thêu nhỏ và thêu một tay nên tốc độ chậm.
- Khung tròn có chân: Cấu tạo giống như khung tròn cầm tay nhưng đường kính của khung thêu lớn hơn, khoảng 25-30 cm và có chân đỡ cao khoảng 40 cm. Vòng trong của khung được gắn với chân đỡ.
Khung tròn có chân thêu được mẫu thêu lớn hơn và thêu nhanh hơn do thêu được hai tay.
- Khung chữ nhật (khung bộ): Loại khung này được làm bằng gỗ tốt để không bị cong, vênh trong quá trình sử dụng và dùng cho những người làm nghề thêu.
Dùng khung bộ thêu được các mẫu thêu lớn và sử dụng được cà hai tay để thêu nên thêu nhanh và đẹp.
1.2.4. Thước
Gồm thước dẹt và thước dây. Thước dẹt được làm bằng gỗ hoặc nhựa, dài khoảng 50cm, có một cạnh thẳng và một cạnh cong, dùng để đo và làm chuẩn để vạch dấu trên vải. Thước dây làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.
1.3. Những kiến thức cơ bản trong kĩ thuật cắt, khâu, thêu 1.3.1. Thao tác lên kim và xuống kim
- Thao tác lên kim: là thao tác đâm mũi kim từ phía dưới lên phía trên mặt vải (Hình 2.1).
- Thao tác xuống kim: là thao tác đâm mũi kim từ phía trên xuống phía dưới mặt vải (Hình 2.2).