Biến đổi Z và hệ thống tuyến tính bất biến

Một phần của tài liệu Xử Lý Tín Hiệu Số (Trang 80 - 84)

3.5 Biến đổi Z và áp dụng vào hệ thống

3.5.3 Biến đổi Z và hệ thống tuyến tính bất biến

Biến đổi Z rất hữu ích lúc nghiên cứu tín hiệu rời rạc và hệ thống rời rạc, đặc biệt là đối với các hệ thống tuyến tính bất biến bậc hữu hạn. Đối với loại hệ thống này, như ta đã biết ở phương trình (3.32), đầu vào và đầu ra của hệ thống được nối kết bởi một phương trình sai phân tuyến tính có hệ số là hằng số như sau:

XN

k=0aky(n−k)= XM

k=0bkx(n−k). (3.68) Đáp án của phương trình này, tức là y(n), có thể biểu diễn dưới hai dạng khác nhau.

Dạng thứ nhất

y(n)=yh(n)+yp(n). (3.69)

3.5. Biến đổiZvà áp dụng vào hệ thống tuyến tính bất biến

Trong (3.74), yp(n) là một nghiệm bất kỳ thỏa mãn phương trình sai phân (3.74). Nghiệm này thường được gọi là nghiệm riêng hay nghiệm đặc biệt của phương trình sai phân. Cònyh(n)là nghiệm của phương trình thuần nhất sau:

XN

k=0akyh(n−k)=0. (3.70) Do vậy, yh(n)có dạng

yh(n)=A1rn1+A2rn2+ ããã +ANrnN, (3.71) trong đó A1, A2,..., AN là hằng số vàr1, r2,..., rN làN nghiệm của phương trình sau:

a0rN+a1rN−1+ ããã +aN−1r+aN=0. (3.72) Phương trình (3.72) được gọi là phương trình đặc trưng. Chú ý kết quả tổng quát trong (3.71) chỉ đúng khi N nghiệm của phương trình đặc trưng là khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiệm kép thì rnk vẫn xuất hiện trong đáp án của hệ thống. Các thông số A1,A2,...,AN được xác định bởi các điều kiện ban đầu y(−N),y(1− N),...,y(−1) của phương trình sai phân. Đáp án của hệ thống, tức nghiệm của phương trình sai phân (3.74) có thể được trình bày dưới một dạng có nhiều ý nghĩa vật lý hơn, như tiếp theo.

Dạng thứ hai

y(n)=yz.s(n)+yz.i(n). (3.73) Trong (3.73), yzs(n)là nghiệm của phương trình sai phân vớiNđiều kiện ban đầu triệt tiêu; ký hiệu zs là viết tắt của “zero-state” có nghĩa là hệ thống khởi động từ gốc. Còn yzi(n) là nghiệm của phương trình thuần nhất được xác định vớiNđiều kiện ban đầu của phương trình sai phân. Theo cách trình bày này thì (3.73) là hoàn toàn tương đương với phương trình (3.69), nhưng ý nghĩa vật lý thì rõ ràng hơn rất nhiều. Ngoài ra, với phân tích này, cũng thấy ngay

Chương 3. Tín hiệu và hệ thống rời rạc

x(n) H(z) y(n)

Hình 3.17: Sơ đồ khối hệ thống biểu diễn bằng hàm truyền hệ thống H(z).

rằngyzs(n)có tính chất tuyến tính. Nghĩa là nếu hệ thống được kích thích bởi một tổ hợp tuyến tính các tín hiệu đầu vào thì yzs(n)sẽ là một tổ hợp tuyến tính của các đáp ứng tương ứng với các kích thích đầu vào. Kết quả toán học này cho thấy phương trình sai phân (3.74) định nghĩa cho ta một hệ thống là tuyến tính nếu các điều kiện ban đầu là triệt tiêu. Trong tinh thần này, từ nay về sau, ta chỉ xét hệ thống tuyến tính bất biến được định nghĩa bởi một phương trình sai phân tuyến tính với hệ số hằng số, viết tắt là LCCDE*.

Lấy biến đổiZhai vế của phương trình sai phân (3.74) với điều kiện ban đầu triệt tiêu và áp dụng tính chất tuyến tính và dịch trễ của biến đổiZ, ta có

XN

k=0akz−kY(z)= XM

k=0bkz−kX(z), (3.74) trong đóX(z)vàY(z)là biến đổi Zcủa đầu vào và đầu ra. Đặt

H(z)=Y(z)

X(z) (3.75)

và gọiH(z)làhàm truyền hệ thống. Như vậy, ta có H(z)=b0+b1z−1+ ããã +bMz−M

a0+a1z−1+ ããã +aNz−N (3.76) và mối liên hệ giữaY(z)vàX(z)được cho bởi

Y(z)=H(z)X(z). (3.77) Như vậy, cũng có thể biểu diễn hệ thống bằng sơ đồ khối như trên hình 3.17.

*LCCDE: Linear Constant Coefficient Difference Equation.

3.5. Biến đổiZvà áp dụng vào hệ thống tuyến tính bất biến

Nếu hệ thống được kích thích bởi một xung Kronecker x(n)= δ(n), tức là X(z)=1, ta sẽ có đầu ra là Y(z)=H(z). Kết quả này cho thấy hàm truyền của hệ thống là biến đổi Zcủa đáp ứng xung của hệ thống đó, tức là

H(z)=Z{h(n)}. (3.78)

Tùy tính chất nhân quả, phản nhân quả hay không nhân quả mà ta có các điều kiện hội tụ khác nhau cho hàmH(z). Như thế,H(z) vẫn có thể biểu diễn cho hai hệ thống khác nhau, như trong ví dụ sau.

Ví dụ 3.15(Hai hệ thống khác nhau nhưng có cùng biến đổiZ) Xét hệ thống có hàm truyền sau:

H(z)= z 1−0,5z−1.

Nếu hệ thống là nhân quả thì vùng hội tụ là ngoài vòng tròn có bán kính0,5. Nếu hệ thống là phản nhân quả thì vùng hội tụ nằm trong vòng tròn bán kính0,5. Như vậy, trong trường hợp là nhân quả ta có

h(n)=3(0,5)nu(n), và trong trường hợp phản nhân quả ta có

h(n)= ư3(0,5)n[1ưu(n)].

Ngoài ra, phương trình (3.71) và phương trình (3.73) cho thấy hệ thống nhân quả chỉ ổn định khi tất cả các nghiệmrkcủa hệ thống đều có trị tuyệt đối nhỏ hơn1. Ngược lại, nếu hệ thống là phản nhân quả thì giá trị tuyệt đối này phải lớn hơn1.

Trong thực tế, mặc dù vẫn quan tâm đến các hệ thống không nhân quả, nhưng đáp ứng của hệ thống thường bắt đầu tại một thời điểm hữu hạn−n0nào đó. Bằng cách dịch trễn0bước, hệ thống dịch trễ trở thành nhân quả, do đó giáo trình này chỉ quan tâm đến hệ thống nhân quả và ổn định mà thôi.

Chương 3. Tín hiệu và hệ thống rời rạc

Với hàm truyền H(z) cho bởi (3.76), nghiệm của đa thức ở tử số gọi lànghiệm không của hàm truyền và nghiệm của đa thức ở mẫu số gọi lànghiệm cựccủa hàm truyền. Ngoài ra, nghiệm cực là nghiệm của phương trình đặc trưng của hệ thống (3.72). Do đó, tính ổn định của hệ thống phụ thuộc vào nghiệm cực của hệ thống, hệ thống là ổn định khi các nghiệm cực củaH(z)nằm trong vòng tròn đơn vị.

Một phần của tài liệu Xử Lý Tín Hiệu Số (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)