CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
1.1. Cơ sở lí luận
1.2.4. Hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc hiểu
1.2.4.1. Hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc hiểu đối với việc phát triển trí tuệ Có nhiều cách phân loại trí tuệ. Theo cách phân loại của Howard Gardner đã xác định được 8 loại trí tuệ (8 loại hình trí thông minh) tương đối độc lập của con người.
Trong đó rèn kĩ năng đọc hiểu có tác động trực tiếp tới các loại hình trí thông minh sau:
Phát triển trí tuệ ngôn ngữ: Đây là trí tuệ nổi bật của con người. Học sinh hiểu nội dung bài học sẽ sử dụng được ngôn ngữ, diễn đạt bằng lời nói
Trí thông minh thiên
nhiên Trí thông
minh ngôn ngữ
Trí thông minh vận
động Trí thông
minh âm nhạc Trí thông
minh giao tiếp Trí thông
minh nội tâm
Trí thông minh thị
giác
Trí thông minh logic -
toán học
hay chữ viết linh hoạt, chính xác. Trí tuệ ngôn ngữ có các thao tác cơ bản là ngữ âm, ngữ nghĩa, cú pháp và thực hành ngôn ngữ.
Phát triển trí tuệ giao tiếp: Trong các hoạt động của dạy đọc hiểu, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Làm việc theo nhóm sẽ tạo cho học sinh khả năng thấu hiểu người khác và có các mối quan hệ với người khác.
Phát triển trí tuệ nội tâm: Trước mỗi văn bản thơ là "tiếng lòng" của tác giả, mà mỗi người đọc sẽ có cái nhìn nhận và cảm thụ riêng. Người đọc sẽ hiểu văn bản thơ theo cách hiểu của tác giả, theo cách hiểu của mình, tạo ra nhiều màu sắc, làm nên cái hay, cái riêng cho tác phẩm. Đây được coi là khả năng cơ bản để biết những cảm xúc, tình cảm của bản thân, có khả năng phân biệt và thể hiện cảm xúc của riêng mình.
1.2.4.2. Hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc hiểu đối với việc bồi dưỡng tình cảm
Với những học sinh trả lời tốt, đọc hiểu nhanh hay những em chưa có câu trả lời, những em nhận thức về bài học chưa tốt, giáo viên đưa ra những lời nói, lời khen ngợi, hành động khuyến khích. Làm sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình tương tác, giao tiếp, kể cả việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể, điều đó sẽ giúp các em tự tin, mạnh dạn, thích thú với môn học và gắn kết với thầy cô, bạn bè hơn.
Đọc hiểu không chỉ là hành động độc lập, riêng lẻ, mà nó còn phát huy ở người học kĩ năng làm việc nhóm. Làm việc nhóm giúp học sinh được củng cố tinh thần đồng đội, sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Các em tự tin, thoải mái cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được yêu cầu giáo viên đưa ra. Trong quá trình rèn kĩ năng đọc hiểu, thầy - trò, trò - trò sẽ hiểu nhau hơn bởi cách đặt câu hỏi có tính gợi mở của thầy, câu trả lời rõ ràng của trò, đồng thời giúp thầy và trò biết cách lắng nghe nhau hơn. Cần xem xét hoàn
cảnh và phản hồi từ quan điểm của người khác. Rèn kĩ năng đọc hiểu giúp thầy trò biết quan tâm tới cảm xúc của người khác.
1.2.4.3. Hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc hiểu đối với việc nâng cao kĩ năng giao tiếp
Dù trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư, kĩ năng giao tiếp hiệu quả được coi là yếu tố quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mối người.
Do vậy, để người khác hiểu mình, cần rèn luyện kĩ năng giao tiếp thật tốt, có vậy mới thực sự thành công.
Giao tiếp trong quá trình đọc hiểu là giao tiếp giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với các thế hệ bạn đọc khác. Để giao tiếp hiệu quả khi rèn kĩ năng đọc hiểu, giáo viên cần tạo không khí thoải mái, trò chuyện với chủ đề thích hợp, dẫn dắt học sinh đến với nội dung bài Tập đọc hôm đó. Có vậy, học sinh mới hứng thú vào bài học. Người ta hay gọi đó là
"cái duyên" trong kĩ năng giao tiếp của người giáo viên.
Theo phương pháp dạy học truyền thống, người thầy là người định hướng, tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh chiếm lĩnh được nội dung bài học. Khi dạy đọc hiểu, thầy là người gợi mở tư duy cho học sinh bằng việc đưa ra hệ thống các câu hỏi và giao tiếp với các em, từ đó đi đến mục đích của bài học. Người thầy sẽ nhận được câu trả lời tốt nếu thầy biết đặt câu hỏi hợp lí. Sự giao tiếp, hiểu tâm lí học trò sẽ giúp thầy đặt câu hỏi hợp lí.
Hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra, học sinh suy nghĩ đưa ra câu trả lời, đòi hỏi các em phải có sự sắp xếp từ ngữ để phát biểu sao cho rõ ràng, ngắn gọn, để giáo viên và các bạn khác hiểu, nắm bắt được thông tin nhanh chóng.
Khi chốt lại kiến thức, ngoài việc hệ thống một cách logic, đầy đủ, trình bày trôi chảy, để tăng tính tương tác, giáo viên có thể đặt câu hỏi hoặc đưa ra một vài câu đố. Khoảng cách giữa những gì thầy và trò biết hay muốn biết hiển
nhiên sẽ được thu hẹp lại bởi kĩ năng giao tiếp tốt. Nhờ rèn kĩ năng đọc hiểu, học sinh biết lắng nghe, sẽ được hình thành kĩ năng trình bày, kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng nghe nói qua đó cũng hiệu quả hơn.
Thầy nói trò lắng nghe, trò nói thầy nghe, bạn học lắng nghe. Kĩ năng giao tiếp ở đây không chỉ là nghe, nói đơn thuần, mà bằng những cách nào đó, có thể truyền tải tới nhau những thông điệp không lời được gửi gắm trong đó.
Kĩ năng giao tiếp không chỉ thể hiện bằng lời nói, bằng ngôn ngữ cơ thể, mà kĩ năng giao tiếp còn được hỗ trợ bằng việc vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đọc hiểu. Sử dụng công nghệ thông tin hợp lí, nhằm giảm bớt sự nhàm chán cho tiết Tập đọc. Công cụ hỗ trợ cho giao tiếp chính là tranh ảnh, giải nghĩa từ bằng tranh ảnh, tổng hợp câu trả lời bằng một sơ đồ có thể diễn đạt thay cả lời nói.