CHƯƠNG 2. KĨ THUẬT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ VÀ ĐỀ XUẤT
2.2. Đề xuất quy trình đọc hiểu văn bản thơ trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5
2.2.3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
Trả lời được hệ thống câu hỏi trong bài học sẽ gợi ý dần cho các em nội dung tác giả muốn hướng tới. Tuy nhiên nội dung câu hỏi tìm hiểu bài trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 vẫn còn một số câu có ý dài và khó đối với học
sinh. Thông thường các câu hỏi ở dạng tự luận mà chưa phong phú về hình thức. Do đó, GV cần tách câu hỏi dài, câu hỏi mang tính chất khái quát thành câu hỏi nhỏ hoặc gợi dẫn bằng câu hỏi phụ, nhằm dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi hay thực hiện yêu cầu trong sách dễ dàng hơn, nhưng không đặt những câu hỏi vượt quá yêu cầu của bài học hay vượt quá trình độ của học sinh trong lớp. Đối với câu hỏi học sinh khó định hướng và không đưa được câu trả lời, GV cần phân tích rõ hơn cho học sinh yêu cầu của câu hỏi hoặc làm mẫu một phần câu hỏi, để các em nắm được yêu cầu của câu hỏi đó và trả lời theo.
Ví dụ 1: Trong bài: "Hạt gạo làng ta" (TV5, tập 1 - tr.139), câu hỏi 4 (SGK): “Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng?" Để học sinh dễ hiểu, có định hướng trả lời và có cái nhìn tổng quát lại toàn bài, GV có thể chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm:
Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?
A. Vì hạt gạo rất quý, nó nuôi sống con người.
B. Vì hạt gạo làm nên nhờ mồ hôi, công sức của con người.
C. Vì hạt gạo là từ hạt lúa có màu chín vàng mà ra.
Vì hạt gạo được làm ra từ những gì tinh túy nhất (đất, nước, mồ hôi công sức của cha mẹ và các bạn thiếu nhi), nó còn góp phần vào chiến thắng dân tộc.
Học sinh dựa vào nội dung bài thơ sẽ dễ dàng chọn được câu trả lời đúng là D.
Ví dụ 2: Câu hỏi 2 (SGK) trong bài "Hành trình của bầy ong" (TV5, tập 1 - tr.118): "Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?" nên tách thành 2 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời:
+ Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
+ Nơi ong đến có vẻ đẹp gì dặc biệt?
Mỗi bài thơ đều có thể chia thành các phần, phục vụ cho việc đọc hiểu D
..
dễ dàng hơn. Do đó có thể tóm tắt nội dung từng phần hoặc có thể đặt tên cho từng phần.
Sau khi trả lời xong mỗi câu hỏi, GV cần chốt ý để khắc sâu kiến thức cho học sinh, đồng thời đó chính là gợi ý để học sinh rút ra được nội dung, nghĩa của toàn bài.
Ngoài các câu hỏi trong sách giáo khoa, GV có thể hỏi HS rộng hơn.
Ví dụ: Bài "Trăng ơi... từ đâu đến?" (Trần Đăng Khoa - TV4, tập 2) GV có thể đưa ra câu hỏi: "Em hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài”.
Bài thơ mang vẻ đẹp ngộ nghĩnh, hồn nhiên như một bài đồng dao quen thuộc: "Ông giẳng, ông giăng - Xuống chơi với tôi - Có bầu có bạn - Có ván cơm xôi...". Tác giả vừa hỏi vừa tự trả lời, so sánh, nhân hóa kết hợp với điệp từ, điệp cú tạo nên vần thơ đẹp, hình tượng đẹp, cảm xúc bâng khuâng, ngạc nhiên. Hình tượng thơ cũng là vẻ đep của vầng trăng thu.
Ví dụ: Bài "Ê-mi-li, con..." (TV 5, tập 1 - tr 50), GV có thể hỏi HS:
“Trong bài có những câu rút gọn, dồn nén, hãy chỉ ra những câu thơ quan trọng và nêu nội dung của bài”.
"Ê-mi-li con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đến tìm con
Con hãy ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn Ôi những linh hồn Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa Sự thật."
Học sinh xác định câu quan trọng trong bài thơ "Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa Sự thật."
Yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo-ri-xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
Có những câu thơ được tác giả viết bằng cú pháp khác thường, có khi lời thơ bị dồn nén, rút gọn, gây mơ hồ, khó hiểu cho học sinh, giáo viên phải cho học sinh phát hiện để làm rõ nghĩa.
Để thực hiện tốt bước này, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài.
Câu hỏi là công cụ quan trọng trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Hệ thống câu hỏi đúng, hay sẽ khơi gợi khả năng tự học, sáng tạo của học sinh, qua đó các em nắm được nội dung, nghệ thuật và dụng ý của tác giả thể hiện trong tác phẩm. Câu hỏi trong bài dạy không phải là cộng lại từng câu rời rạc, cũng không phải do giáo viên tùy tiện đặt câu hỏi, mà là sự kết hợp thành hệ thống và có tính vừa sức với học sinh. Câu hỏi có hệ thống sẽ đánh thức tư duy tìm tói, khám phá, giúp học sinh lĩnh hội tri thức có hệ thống, tránh việc ghi nhớ máy móc.
Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài thường được vân dụng trong quá trình dạy đọc hiểu cho học sinh:
- Câu hỏi phát hiện, phân tích (nêu chi tiết, phân tích chi tiết)
Dạng câu hỏi này đi thẳng vào vấn đề để tìm hiểu ý nghĩa của từng khía cạnh. Nó là cơ sở giúp học sinh giải quyết câu hỏi khái quát lên chủ đề, tư tưởng của văn bản. GV cần chọn những điểm cốt yếu trong tác phẩm để đặt câu hỏi, tránh nêu câu hỏi vụn vặt.
Ví dụ: Bài "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận - TV4, tập 2). GV hỏi
"Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?"
Các câu thơ:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
Cho ta biết đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc cuối ngày.
- Câu hỏi khái quát vấn đề
Dạng câu hỏi này giúp học sinh hệ thống hóa bài học. Học sinh không chỉ dừng lại ở mức độ hiểu những vấn đề bên ngoài mà cần đi sâu nắm bản chất của vấn đề. Sau khi hướng dẫn học dinh tìm hiểu các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, biện pháp tu từ,... GV cần đưa câu hỏi khái quát để HS rút ra được chủ đề, tư tưởng của văn bản.
Ví dụ: Bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" (Nguyễn Khoa Điềm - TV4, tập 2). GV có thể đặt câu hỏi khái quát vấn đề: "Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?"
Cái đẹp trong bài thơ này là những hình ảnh độc đáo, sáng tạo, mang tính nghệ thuật cao "Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Vai mẹ gầy
nhấp nhô làm gối. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng...."
Cái đẹp của bài thơ này còn là tình cảm sâu sắc của người phụ nữ miền núi luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, hết lòng thương yêu con, yêu thương bộ đội, đó là người phụ nữ một lòng theo cách mạng, sẵn sàng góp gạo nuôi bộ đội để đánh thắng quân thù. Trong bài thơ, tình cảm gia đình đã gắn liền với tình yêu đất nước.
- Câu hỏi có tính vấn đề
Dạng câu hỏi này chứa những cái đã biết và những cái chưa biết, tạo tình huống có vấn đề, qua đó kích thích được sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc cảm thụ văn học của học sinh. Câu hỏi có tính vấn đề không nhằm mục đích tái hiện tri thức đã có, mà muốn học sinh vận dụng cái đã biết làm phương thức tìm tòi, nghiên cứu những giá trị tri thức mới.
Ví dụ: Trong bài "Dòng sông mặc áo" (Nguyễn Trọng Tạo - TV4, tập 2), câu hỏi có tính vấn đề mà giáo viên có thể sử dụng là: "Theo em, tại sao Nguyễn Trọng Tạo gọi hình ảnh dòng sông liên tục thay đổi màu sắc trong ngày là "dòng sông mặc áo?" (Trả lời: Cách nói "Dòng sông mặc áo” là cách nói nhân hóa. Tác giả nhân hóa dòng sông với một cô gái luôn thay đổi những tấm áo nhiều màu sắc khác nhau. Cách nói này giúp làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu của trời, màu của cỏ cây....
- Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng
Liên tưởng trong văn chương là từ một câu, một đoạn, một bài, gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc về những con người đã sống, đã cảm, đã trải,...
tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh về cái không có trước mắt hoặc không hề có. Dạng câu hỏi này giúp học sinh liên tưởng hiện thực của tác phẩm với hiện thực đời sống, mối quan hệ giữa các nhân vật, hoàn cảnh, khả năng phát triển của hình tượng, thái độ, tư tưởng của tác giả, hình tượng của
văn bản này với văn bản khác.
Ví dụ: Bài "Những cánh buồm" (TV5, tập 2 - tr 140). Câu hỏi liên tưởng.
tường tượng có thể được giáo viên đưa ra là: "Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển."
(Trả lời: Sau trận mưa đêm rả rích, dưới ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai có hai cha con dạo chơi bên bờ biển. Bóng họ trải dài trên cát. Nếu như người con trai bụ bẫm, “bóng tròn chắc nịch”, lon ton bước bên cha, thì người cha cao gầy bóng lênh khênh.)
2.2.4. Bước 4: Hướng dẫn học sinh diễn đạt bằng lời hoặc viết cảm nghĩ của bản thân về bài đọc và lập sơ đồ tổng hợp khái quát hóa nội dung bài đọc
2.2.4.1. Diễn đạt bằng lời hoặc viết cảm nghĩ của bản thân về bài đọc Trong quá trình dạy đọc hiểu, giáo viên phải tổ chức hoạt động nói cho học sinh, nghĩa là sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo, nó vừa làm mục đích, vừa làm cách thức dạy học. Vì thế, quá trình đọc hiểu là quá trình tiếp nhận luôn đồng hành với quá trình người đọc tỏ thái độ, ứng đáp, hổi đáp, phản hổi. Học sinh hiểu được lời nói hoặc bài viết sẵn có, diễn đạt bằng lời hoặc bằng chữ, trình bày sự hiểu biết của bản thân theo yêu cầu của giáo viên.
GV có thể tổ chức cho học sinh phản hồi bằng yêu cầu HS viết thư cho tác giả để trình bày quan điểm của mình sau khi đọc bài thơ hoặc viết thư cho tác giả để hỏi về vấn đề mình chưa rõ. Đồng thời, các em có thể đóng vai tác giả để trả lời ngay những thắc mắc của mình. Ngoài ra, làm việc theo nhóm luôn là hoạt động được khuyến khích trong dạy đọc hiểu, các em có thể liên hệ bản thân, rút ra bài học, lời khuyên sau khi tìm hiểu bài thơ. Dù bằng hình thức nói hay viết, làm việc nhóm hay cá nhân, mục đích cuối cùng là các em
được trình bày tư tưởng, tình cảm, cảm nhận, sự hiểu biết của mình sau bài học, góp phần làm tăng sự hứng thú và yêu thích môn học của các em.
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Kì diệu rừng xanh”(TV5, tập 1) GV có thể yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về cảnh vật thiên nhiên trong bài.
(Mỗi học sinh có cảm nhận khác nhau, do đó cảm nghĩ của các em cũng khác nhau).
2.2.4.2. Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tổng hợp khái quát hóa nội dung bài đọc
Hoàng Phê có định nghĩa “sơ đồ là một dạng hình vẽ quy ước, sơ lược, nhằm mô tả đặc trưng của sự vật hay một quá trình nào đó” (Theo Từ điển tiếng Việt, 2002). Sử dụng sơ đồ trong dạy học là hoạt động quen thuộc với thầy và trò ngay từ bậc học mầm non. Do đó, dùng sơ đồ để tóm tắt kiến thức không còn là hoạt động xa lạ đối với giáo viên và học sinh Tiểu học [31]. Sơ đồ hóa các đơn vị kiến thức thường được sử dụng khi ôn tập, củng cố bài học, nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức
* Một số loại sơ đồ thường được sử dụng trong dạy học Tập đọc:
- Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách dùng từ khóa, hình ảnh chủ đạo. Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo. Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những kí ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới [32].
Để dễ dàng học thuộc một bài thơ, cần phải hiểu nội dung của bài thơ nói về điều gì. Mỗi đoạn thơ biểu đạt những nội dung, cảm xúc, tâm trạng khác nhau, việc biểu diễn những nội dung và sự biến đổi của cảm xúc bằng sơ đồ tư duy sẽ khiên học sinh dễ hình dung hơn và khi hiểu được sự biến đổi này trong từng đoạn, việc học thuộc sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, sơ đồ tư duy
còn thích hợp sử dụng cho những bài có tính tự sự hoặc bài có tính tiến trình.
Ví dụ: Bài "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận - TV4, tập 2)
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Tìm hiểu văn bản Tìm hiểu chung
Hình thức
Nội dung Tác giả
Tác phẩm
Huy Cận (1919-2005)
Nổi tiếng trong phong trào thơ mới
Giải thưởng HCM về văn hóa nghệ thuật năm 1996
Viết năm 1958
Viết khi miền Bắc giải phóng
In trong tập thơ
"Trời mỗi ngày lại sáng"
Thể thơ 7 chữ Bố cục 3 phần
Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành
Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đên trăng
Cảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về
Nghệ thuật
Bút pháp lãng mạn
Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu, gợi liên tưởng
Biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại Quê ở huyện Vũ Quang,
tỉnh Hà Tĩnh
- Sơ đồ vòng tròn trung tâm
Sơ đồ vòng tròn trung tâm là loại sơ đồ có vòng tròn chứ từ ngữ biểu thị chủ đề của đoạn, bài làm trung tâm. Xung quanh nó là các từ diễn tả cho chủ đề đó. Thông thường loại sơ đồ này được sử dụng với các bài thơ chứa nhiều hình ảnh miêu tả.
Ví dụ: Nội dung bài "Bài ca về trái đất" (TV5, tập 1 - tr 41) có thể được biểu thị bằng sơ đồ vòng tròn trung tâm sau
Bài ca về trái đất
Trái đất là của tất cả trẻ em
Chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi
Dù khác màu da nhưng trẻ em trên thế giới đều bình đẳng
- Sơ đồ hình cây
Sơ đồ hình cây là dạng sơ đồ thường được giáo viên sử dụng nhất, vì nó dễ sử dụng. Từ trung tâm là cụm từ biểu thị vấn đề cần làm rõ, các nhánh là thẻ từ biểu thị các nội dung của vấn đề đó. Loại sơ đồ này có thể dùng cho các bài thơ nhiều hình ảnh miêu tả.
Ví dụ: Làm rõ một phần nội dung của bài "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận - TV4, tập 2)
Về bản chất, sơ đồ tư duy, sơ đồ vòng tròn trung tâm, sơ đồ hình cây không khác nhau trong cách biểu thị, chỉ khác nhau ở cách trình bày. Những kiểu sơ đồ này hỗ trợ học sinh rất nhiều trong việc ghi nhớ kiến thức và phát triển ý tưởng. Tuy nhiên, cần lựa chọn kiểu sơ đồ cho phù hợp để khái quát hóa nội dung các bài đọc khác nhau.
2.2.5. Bước 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu và vận dụng
Trong phân môn Tập đọc, hệ thống câu hỏi và bài tập không được thể hiện trong vở bài tập (vở bài tập chỉ có bài tập của các phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn). Do đó, quá trình đọc hiểu và sau khi học xong bài học, học sinh khó nhớ nội dung, không có chiều sâu. Vì vậy, giáo viên cần xây dựng phiếu bài tập, sử dụng phiểu bài tập cho mỗi bài tập đọc và hướng dẫn học sinh làm bài tập rèn kĩ năng cũng như bài tập vận dụng. Nó không chỉ
Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền
đánh cá ra khơi
Dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ,
liên tưởng
Đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát
hào hứng
Thời gian: Hoàng hôn