Kĩ thuật biết (nhớ lại) sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ cho học sinh tiểu học qua phân môn tập đọc lớp 4, 5 (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 2. KĨ THUẬT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ VÀ ĐỀ XUẤT

2.1. Vận dụng một số kĩ thuật rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn Tập đọc

2.1.1. Kĩ thuật biết (nhớ lại) sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ

* Nội dung:

Kĩ thuật biết thực chất là nhớ hay nói khác đi là dùng trí nhớ để nhớ lại sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ. Mà trí nhớ chính là kết quả của quá trình nhận thức, não bộ ghi lại những tình cảm, cảm xúc của con người về một đối tượng nào đó, ghi lại những hành động, kết quả với mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó sẽ lại xuất hiện. Trí nhớ có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đặc biệt là đối với quá trình nhận thức. Nhờ đó con người có thể học tập, rèn luyện, phát triển trí tuệ của mình. Để khả năng ghi nhớ thông tin được tăng cường, cần phải luyện tập thường xuyên và để nhớ được lâu, cần phải hạn chế căng thẳng kéo dài, vận động nhiều hơn, liên tưởng hóa, chú tâm hơn, chia nhỏ thông tin, sử dụng môi trường xung quanh làm mốc ghi nhớ, ghi nhớ theo vị trí và tích cực luyện tập khả năng ghi nhớ.

Cũng như các môn học khác, trong môn Tập đọc cũng yêu cầu học sinh phải biết một lượng kiến thức nhất đinh bằng cách ghi nhớ. Thao tác này giúp chúng ta lấy được những thông tin chính xác từ bộ nhớ khi cần thiết. Nhớ bao gồm nhận biết và hồi tưởng những thông tin. Do đó kĩ thuật biết (nhớ lại) sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ... được áp dụng thường xuyên trong mỗi tiết học.

Kĩ thuật biết (nhớ lại) sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ... bao gồm các quá trình được miêu tả như sau:

+ Quá trình ghi nhớ: Đây là quá trình gắn với chuỗi kinh nghiệm mà bản thân đã có (Ví dụ: Ghi nhớ dấu hiệu nhận biết các biện pháp nghệ thuật, ghi nhớ bài thơ,...), người ta có thể ghi nhớ một cách tự nhiên (không chủ định ghi nhớ, không có mục đích ghi nhớ từ trước) hoặc theo mục đích đã định

trước, để ghi nhớ cần đòi hỏi sự nỗ lực ý chí và lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để ghi nhớ cho phù hợp.

+ Quá trình gìn giữ ghi nhớ: Đây là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.

Các quá trình trên có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Quá trình ghi nhớ và gìn giữ được lặp đi lặp lại tạo thành việc tạo và giữ dấu ấn tiềm thức. Tuy nhiên, có hai cách gìn giữ ghi nhớ: Một là, có người gìn giữ ghi nhớ tiêu cực, đó là gìn giữ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản và thụ động tài liệu cần ghi nhớ (Ví dụ: Học vẹt là cách học tiêu biểu cho việc ghi nhớ máy móc của học sinh, do đó sẽ dẫn tới việc gìn giữ tiêu cực). Hai là, có những người có hình thức gìn giữ ghi nhớ tích cực, đó là gìn giữ bằng cách nhớ lại trong các tài liệu đã ghi nhớ, không cần tri giác tài liệu đó (hiểu nội dung bản chất, có hệ thống ghi nhớ logic, khoa học, kĩ càng,...

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc nhớ, gìn giữ mà không tái hiện lại được nội dung đó, thì coi như hai quá trình trên đã thất bại. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (tự động) hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). Thông thường sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ, nội dung,... sẽ được tái hiện dưới 3 hình thức: Nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

* Các bước tiến hành kĩ thuật hiểu (nhớ lại) sự kiện, hiện tượng, thuật ngữ,....

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần sử dụng để nhớ lại Bước 2: Cố gắng tái hiện toàn bộ nội dung 1 lần

Bước 3: Tiếp đó tái hiện từng phần, phân chia thành các mục cơ bản Bước 4: Xác định mối liên hệ trong mỗi mục, và liên hệ với toàn bộ nội dung Bước 5: Trình bày điều đã tái hiện được vào nội dung cần áp dụng.

Ví dụ: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:

"Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha"

(Nguyễn Đình Thi - Đất nước, TV5 - tập 2)

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần sử dụng để nhớ lại: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa…

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/ hiện tượng này bằng tên của sự vật/ hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc,...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

Bước 2: Phát hiện các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:

Bước 3: Tiếp đó tái hiện từng phần, phân chia thành các mục cơ bản:

Các hình thức nhân hóa: Nhân hóa để tả hình dáng, nhân hóa để tả hoạt động, nhân hóa để tả tâm trạng, nhân hóa để tả tính cách.

Có 4 kiểu ẩn dụ: ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Bước 4: Xác định mối liên hệ trong mỗi mục, và liên hệ với toàn bộ nội dung Dấu hiệu nhận biết biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người (anh, chị, hát,...)

Dấu hiệu nhận biết biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.

Bước 5: Trình bày điều đã tái hiện được vào nội dung cần áp dụng:

Nghệ thuật nhân hóa: "Trời thu thay áo mới trong biếc" và "nói cười thiết tha"

Nghệ thuật ẩn dụ: nói chuyện "trời thu thay áo" cũng là nói chuyện đời, chuyện đất nước đổi thay.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ cho học sinh tiểu học qua phân môn tập đọc lớp 4, 5 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)