Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN HUYỆN M'DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện M'Drắk
3.1.1. Bối cảnh trong nước
Từ khi Nghị quyết 26-NQ/TW ra đời đã đánh đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức và quan điểm của Đảng về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, thôn, đồng thời khẳng định tính đúng đắn, tính khoa học mà Nghị quyết mang lại. Nghị quyết đi vào cuộc sống đã làm chuyển mình nền nông nghiệp theo hướng hiện đại; làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp hơn. Vai trò chủ thể của người nông dân ngày càng được khẳng định và nâng cao, đời sống của đại bộ phận người dân nông thôn được nâng lên. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, thực chất. Toàn xã hội đã nhận thức được tính đúng đắn về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa và tính thiết thực của Nghị quyết và tích cực triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể là nền nông nghiệp ở nước ta vẫn chưa khắc phục được những yếu kém nội tại, kinh tế ở khu vực nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu sự ổn định; cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội; thu nhập và đời sống của phần lớn nông dân dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, đặc biệt vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Do vậy, cần sớm đề ra những chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
3.1.2. Bối cảnh của tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương về xây dựng nông thôn trong giai đoạn mới, tỉnh Đắk Lắk đã đề ra các nghị quyết, quyết định về xây dựng dựng nông thôn mới trong thời gian tiếp theo, cụ thể: Quyết định số 447 ngày 13/02/2015 về thành
lập Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 về thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 1073/QĐ- UBND ngày 05/5/2017 về ban hành Bộ tiêu chí về xã Nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 05/7/2018 về ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu, nguồn vốn và phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Quyết định số 2687/QĐ-UBND ngày 27/09/2017 về ban hành bảng chấm điểm 19 tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2017 - 2020; Chỉ thị số 15/CT- UBND ngày 09/7/2018 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cáo chất lượng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk từ nay đến năm 2020; Quyết định số 2227/QĐ-UBND ngày 13/9/2018 về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2018 - 2020... với những chính sách đồng bộ và kịp thời, cùng với sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền và sự vào cuộc hết sức nghiêm túc của nhân dân, bộ mặt khu vực nông thôn tỉnh Đắk Lắk đang từng bước được thay đổi, đời sống nhân dân ngày một được nâng lên.
3.1.3. Bối cảnh của huyện M'Drắk
Qua triển khai việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện M'Drắk trong thời gian vừa qua, huyện M'Drắk đã có những bài học kinh nghiệm và đã đạt được những bước đầu trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời về xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo, bản quản lý và đa số cán bộ chuyên môn từ huyện đến cơ sở có trình độ, trách nhiệm, tâm huyết nên quá trình triển khai thực hiện xây Chính sách xây dựng nông
thôn mới đã đạt được những thành quả nhất nhất định.
Tuy nhiên, M'Drắk là địa phương có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, tiềm lực kinh tế có hạn, bên cạnh đó xây dựng nông thôn mới là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi nguồn lực lớn, đồng thời liên quan đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, mặt khác các cấp uỷ, chính quyền ở các xã còn thiếu kinh nghiệm trong công tác điều hành, triển khai thực hiện, công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng nên một bộ phận người dân nhận thức về nông thôn mới chưa đầy đủ. Do vậy, quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trong thời gian tiếp theo trên địa bàn huyện M'Drắk sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
3.2. Quan điểm, định hướng về xây dựng nông thôn mới
3.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vấn đề đó được thể hiện bằng việc ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, quyết định về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
3.2.1.1. Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới từ trước Đại hội VI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960) đã xác định “xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kêt hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”
[12, tr. 182]
Hội nghị Trung ương 5 khóa III (năm 1961), Đảng ra Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp, cụ thể Nghị quyết đã nêu lên phương hướng cải tiến công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp trong kế hoạch 05 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976), Đảng đã xác định chủ trương “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa… kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp”. [13, tr. 68]
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (năm 1982), Đảng đã chỉ rõ “Tập trung sức phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là một chủ trương chiến lược của Đảng ta, có tác dụng cực kỳ to lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội” [14].
Kề từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, có thể nhận thấy, cụm từ “nông thôn mới” tuy chưa được đề cập đến, nhưng Đảng ta luôn quan tâm và xác định nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, tiên tiến.
3.2.1.2. Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới từ sau Đại hội VI đến nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng đã đề ra những quan điểm, đường lối và chính sách đổi mới. Trong đó, trước hết là đổi mới về kinh tế, phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong Nghị quyết Đại hội VI, Đảng nêu rõ “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt về tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” [15, tr. 20].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng chủ trương “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biên, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [16, tr. 67].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996), Đảng đã đưa ra quan điểm phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, bên cạnh đó phải phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) nhấn mạnh “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, tăng cường các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn… đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường” [18].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) xác định “Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội” [19, tr. 82].
Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Có thể nhận thấy, Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời đã đánh dấu một bước nhận thức mới quan điểm của Đảng về vai trò và vị trí của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết 26-NQ/TW đi vào cuộc sống đã làm chuyển mình nền nông nghiệp và phát triển mạnh mẽ, đã làm thay đổi diện mạo của nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giàu đẹp hơn. Vai trò người nông dân làm chủ thể ngày càng được khẳng định, đời sống của đại bộ phân người nông dân ngày một được nâng cao, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, thực chất, toàn xã hội đã nhận thức được tính đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng và tính thiết thực của Nghị quyết và tích cực triển khai thực hiện.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) xác định
“Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới” [20, tr. 195].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016) đã nêu rõ quan
điểm, mục tiêu, nhiệm vụ “Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân”, “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới” [21, tr. 92].
Như vậy, có thể thấy, trải qua các kỳ Đại hội, kể từ Đại hội VI những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng nông thôn mới của Đảng ngày càng rõ nét. Đến Đại hội X, XI và XII thì hoàn chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nước.
3.2.2. Quan điểm, đinh hướng về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện M'Drắk
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tậm của Đảng bộ và nhân dân huyện M'Drắk, đồng thời cũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả Chương trình dựng nông thôn mới, huyện M'Drắk đã đề ra những quan điểm và định hướng như sau:
3.2.2.1. Quan điểm
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là mục tiêu lâu dài và bền bỉ. Vì vậy, cần phải có kế hoạch, đề án cụ thể, rõ ràng nhằm thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả.
Thứ hai, xây dựng nông thôn mới phải lấy dân làm gốc, làm trung tâm, cần tiếp tục thực hiện phương châm "người nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới", đẩy mạnh hơn nữa phong trào "chung sức xây dựng nông thôn mới". Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới không nóng vội, chủ quan, duy ý chí, chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân cũng như không được trông chờ hay ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cần tăng cường hơn nữa việc học tập, nhân rộng các mô hình hay, các điển hỉnh tiên tiến về thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, vừa phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội bền vững; vừa bảo tồn đồng thời cũng vừa phải phát huy và giữ gìn những giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc.
Thứ tư, tuân thủ đúng quy hoạch, xây dựng hệ thống đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thứ năm, kết hợp sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trên tinh thần phát huy nội lực của địa phương. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân kết hợp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở.
3.2.2.2. Định hướng
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt đầy đủ và sâu sắc Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 08/8/2011 của Huyện uỷ huyện M'Drắk về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 32/2011/NQ-HĐND ngày 30/12/2011 của Hội đồng nhân dân huyện M'Drắk về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Thứ hai, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện M'Drắk theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, phát triển toàn diện.
Thứ ba, thực hiện xây dựng nông thôn mới theo hướng phát huy tối đa nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Cần chú trọng nguồn lực con người, nguồn lực tài chính nhằm chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, khuyến khích phát triển mọi tiềm năng, thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp phụ vụ nông nghiệp nông thôn, đồng thời khai thác các thế mạnh sẵn có của huyện.
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện M'Drắk
3.3.1. Giải pháp về công tác nhận thức, tuyên truyền, tập huấn
Trong thời gian qua công tác tuyên truyền về chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện M’Drắk đang tồn tại nhiều những bất cập, cụ thể các hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa đa dạng, không mang tính thường xuyên, nội dung tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với nhận thức của đa số người dân, vẫn còn mang nặng tính hình thức... Vì vậy, luận văn đề xuất các giải pháp sau:
Thứ nhất, xác định đối tượng để tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt cho phù hợp. Việc đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân nắm rõ được yêu cầu, vai trò cũng như mục tiêu mà chính sách hướng đến, bên cạnh đó sẽ phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở về công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới. Để công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới thực sự là công việc của cả hệ thống chính trị, thì trước hết lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội cần phải có nhận thức đúng về chính sách xây dựng nông thôn mới từ đó làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, cấp xã và các thôn về mục đích, ý nghĩa, cách tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm tình hình của địa phương, từ đó thể hiện quyết tâm chính trị của người đứng đầu nhằm tổ chức thực hiện sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Thứ ba, cần quan tâm, chú trọng công tác bỗi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới phải bám sát cơ sở, có thái độ ứng xử văn hóa khi tiếp túc với nhân dân và đặc biệt cần phải nắm rõ,