Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 25 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương

1.4.1. Đối với tỉnh Bắc Ninh

1.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, dân số khoảng 1.247.454 người, trong đó nam giới chiếm 49,2%, nữ giới 50,8%. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400-1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

20

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530-1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7 và tháng có ít giờ nắng là tháng 1.

Dân số nông thôn có 870.682 người trong đó lao động nông thôn trong độ tuổi lao động là 476.422 người. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1,62%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66,3%; Kinh tế trong năm 2018 phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) tăng 10,6% so với năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng. Theo thống kê, thu nhập bình quân 1 nhân khẩu/ tháng tính chung cho toàn tỉnh là 4.957.000 đồng.

Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa năm 2018 ước đạt 35.605,4 ha, giảm 3,2% (-1.164 ha) so với cùng vụ năm trước, năng suất lúa mùa ước đạt 56,2 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng thóc ước đạt 183,9 nghìn tấn, giảm 6,2 nghìn tấn. Chăn nuôi, giá thịt lợn hơi tăng và tổng đàn đang được phục hồi sau thời gian dài sụt giảm. Ước tính đến cuối tháng 9, toàn tỉnh có 2.332 con trâu, giảm 43 con so cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 30.314 con, giảm 465 con; đàn lợn có 393.372 con, tăng 11,8 nghìn con; đàn gia cầm có 5.278 nghìn con, tăng 78 nghìn con. Thuỷ sản: Ước tính diện tích nuôi trồng thuỷ sản 9 tháng đầu năm là 5.201 ha, giảm 0,6% (Tương ứng giảm 34 ha) so cùng kỳ.

1.4.1.2. Một số kết quả đạt được

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành một số Văn bản triển khai thực hiện Đề án như: Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 về việc phê duyệt Đề án ”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày

21

29/7/2011 về việc “Quy định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn”; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 21/11/2011 về việc ”Tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 và những năm tiếp theo”; Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 về việc quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Từ 2010 đến 2019 số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp theo đề án 1956 là 22.841 người, trong đó: lao động nữ: 13.919 người, lao động là người thuộc diện chính sách người có công với cách mạng 108 người, lao động thuộc diện hộ nghèo 762 người, lao động thuộc hộ cận nghèo 443 người, lao động là người khuyết tật 18 người, lao động là người bị thu hồi đất nông nghiệp là 695 người. Một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả:

- Mô hình Kỹ thuật trồng nấm: Người học nghề kỹ thuật trồng nấm nắm chắc được kỹ thuật, biết áp dụng kiến thức được học vào quá trình sản xuất nấm tại gia đình, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tận dụng thời gian nhàn rỗi tổ chức trồng nấm tại gia đình với quy mô nhỏ, nhằm cải thiện cuộc sống và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Một số hộ gia đình tập trung thành tổ sản xuất. Mô hình kỹ thuật trồng nấm được nhân rộng tại các xã ở huyện Lương Tài, Thuận Thành, Quế Võ, với mức thu nhập của các lao động bình quân từ 3.000.000 - 4.000.000đ/người/tháng.

- Mô hình kỹ thuật trồng nghệ: Tại xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh và xã Bằng An, huyện Quế Võ sau khi tham gia lớp dạy nghề kỹ thuật trồng nghệ, học viên đã áp dụng những kiến thức vào quá trình sản xuất thực tế của gia đình và đạt hiệu quả khá cao, bình quân thu nhập trên 1 sào nghệ trên 11 triệu đồng.

22

- Về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, người dạy nghề: Đội ngũ giáo viên có đủ điều kiện kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, truyền đạt dễ hiểu tạo điều kiện cho học viên tiếp thu một cách nhanh nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên năng lực sư phạm và kinh nghiệm vẫn còn hạn chế nhất định (nghệ nhân, lao động giỏi, người có tay nghề cao).

Tiêu chuẩn giáo viên của một số cơ sở dạy nghề chưa đảm bảo tỷ lệ giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng, một số giáo viên còn thiếu chứng chỉ sư phạm dạy nghề (thường là các nghệ nhân, thợ bậc cao). Tỉnh đã huy động được các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Về hoạt động kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các địa phương đã được triển khai thực hiện như sau:

Ở cấp tỉnh, Phòng Cơ Điện- Ngành nghề nông thôn của Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của Chi cục, tổ chức kiểm tra tại các lớp học và các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn do các đơn vị dạy nghề thực hiện.

Tại cấp huyện: Phòng Lao động TBXH các huyện kết hợp với các xã tổ chức kiểm tra tại các lớp học trên địa bàn huyện, tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát của cấp huyện, xã chưa được thường xuyên, liên tục.

Hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát: kịp thời phát hiện và chấn chỉnh được các sai sót trong hồ sơ học viên, việc duy trì sĩ số trên lớp, quá trình giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý của cơ sở dạy nghề cũng như của chính quyền địa phương.

Các đơn vị sau khi được kiểm tra đều có sự tiến bộ, những tồn tại, hạn chế được khắc phục, rút kinh nghiệm chung cho các đơn vị khác trong tỉnh.

23

Nhìn chung công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, đào tạo nghề nông nghiệp nói riêng đã góp phần lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn,qua các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, người học đã được trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành, sau khi kết thúc khóa học hầu hết các học viên nắm bắt được kiến thức cơ bản về các nghề, bước đầu hình thành một số kỹ năng tổ chức sản xuất tại các hộ, nhằm phát triển kinh tế gia đình góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm (chủ yếu là việc làm tại các gia đình của học viên). Đây cũng là nhân tố chủ yếu trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, giúp người nông dân chuyển đổi nghề và tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho gia đình, góp phần vào việc ổn định an ninh chính trị tại địa phương, đặc biệt là địa bàn nông thôn.

1.4.1.3. Những tồn tại và giải pháp - Những khó khăn tồn tại:

Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp chưa được thường xuyên, cấp huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi đào tạo nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện chất lượng còn hạn chế vì một số không có chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo nghề và phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

Các Trung tâm dạy nghề cấp huyện xác nhập với Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện, mảng đào tạo nghề chưa được đầu tư về nhiều về cơ sở vật chất: các lớp học nghề chủ yếu mở tại các thôn, xã nên một số phòng học chưa đảm bảo.

Đội ngũ giáo viên thiếu và chủ yếu là giáo viên thỉnh giảng, một số giáo viên trẻ kinh nghiệm còn hạn chế, đa số giáo viên các nghề truyền thống, thủ công chưa có nghiệp vụ sư phạm, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm để truyền nghề.

24

Chất lượng đào tạo còn hạn chế, hiệu quả và thu nhập ở một số nghề chưa đáp ứng được theo mong muốn của người tham gia học nghề. Do vậy, học viên học qua lớp đào tạo nghề nông nghiệp tìm được việc làm còn khó khăn.

Việc chấp hành quy định về thời gian học tập đối với lao động nông thôn chưa được nghiêm túc về thời gian học tập, vì ngoài việc học, LĐNT vẫn phải lo cuộc sống hàng ngày của gia đình họ.

Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, ruộng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ; việc tích tụ ruộng đất tạo cánh đồng lớn còn gặp nhiều khó khăn; việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế; hiệu quả sản xuất nông nghiệp so với các nghành khác thấp, hoen nữa chịu ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh lớn.

Các cơ sở dạy nghề chưa có kết nối giữa tuyển sinh đào tạo và giới thiệu việc làm cho học viên sau khi học xong.

- Một số giải pháp:

Phân công trách nhiệm thực hiện các công việc và phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan thật rõ ràng. Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ cơ sở và chỉ đạo các cấp quân tâm, sát sao trong việc việc xây dựng, thực hiện đề án.

Tổ chức việc học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề phái gắn với kế hoạch phát triển sản xuất của địa phương.

Tăng cường cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình dạy nghề, giáo viên dạy nghề, bảo đảm các điều kiện cho việc dạy học

Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

25 1.4.2. Đối với tỉnh Hải Dương

1.4.2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, với dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động, tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn khoảng 84,5% và chủ yếu là làm nghề nông. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh của tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%.

Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 157.556 ha, trong đó một số cây chủ lực có diện tích gieo trồng lớn cây lúa, diện tích lúa đạt 116.408 ha, chiếm 73,9% tổng diện tích gieo trồng, năng suất lúa bình quân đạt 60,3 tạ/ha, ngô 57,82 tạ/ha, rau các loại 231,38 tạ/ha. Tổng đàn trâu ước đạt 4.045 con, đàn bò là 21.300 con, đàn lợn đạt 572.000 con (trong đó, lợn thịt 508.000 con chiếm 88,8% tổng đàn).DDàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) của toàn tỉnh đạt 11.300 nghìn con. Sản lượng thịt gia cầm gồm (gà, vịt, ngan, ngỗng và gia cầm khác) ước đạt 36.955 tấn, sản lượng trứng gia cầm (bao gồm cả trứng chim cút) ước đạt 361.347 nghìn quả. Trong tổng đàn gia cầm, gà là loại vật nuôi chủ yếu, tổng đàn gà toàn tỉnh 8.700 nghìn con, chiếm 77% tổng đàn, trong đó: đàn gà thịt là 7.700 nghìn con, chiếm 88,7%, tăng 4,6%. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 11.173 ha, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác ước đạt 73.799 tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 72.066 tấn, chiếm 97,6% tổng sản lượng thủy sản. Sản

26

lượng cá đạt 71.992 tấn, chiếm 99,8% tổng sản lượng nuôi trồng. Sản xuất giống thuỷ sản đạt 1.468 triệu con; trong đó, cá giống các loại 1.466 triệu con;

giống thủy sản khác 2,4 triệu con.

1.4.2.2. Một số kết quả đạt được

Sở Nông nghiệp và PTNT đã tích cực tham gia cùng với các cơ quan chuyên môn của tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành đề án, kế hoạch, chỉ thị, quyết định và các văn bản để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 như: Quyết định số 2424/QĐ-UBND ngày 13/7/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch dạy nghề tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020; Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 05/8/2010 về tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020; Công văn số 249/SLĐTBXH-DN ngày 23/2/2017 (Ban chỉ đạo đề án 1956) về việc thực hiện công tác dạy nghề cho giai đoạn 2017-2020; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 27/8/2018 về tăng cường nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương...

Tổng số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ) trên địa bàn tỉnh là: 685.105 lao động.

Tổng số lao động thuộc lĩnh vực nông lâm thủy sản là 285.289 lao động, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề nông nghiệp là 20.744 lao động, chiếm 7,3%.

- Đào tạo được cấp chứng chỉ

Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp (dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng) theo chính sách của Đề án 1956 giai đoạn

27

2010-2018 là 20.744 lao động, đạt 62,9% so với kế hoạch của cả giai đoạn 2010-2018. Trong đó hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 20.744 lao động.

Tổng số lao động được hỗ trợ đào tạo phân theo các nhóm đối tượng theo định hướng chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT là: 20.744 lao động, trong đó: Lao động là thành viên các hợp tác xã là 20.578 lao động; Lao động thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn là 166 lao động (11 lao động thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng, 48 lao động thuộc hộ nghèo, 107 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).

- Đào tạo không cấp chứng chỉ

Đến nay, tỉnh Hải Dương chưa được các Tổ chức phi chính phủ, các Doanh nghiệp, Hiệp hội, Hiệp hội đào tạo, Tổng công ty, Tổ chức khác ở địa phương tham gia hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Tổng số lao động đã học xong là 20.744 lao động, trong đó số người có việc làm sau học nghề là 17.850 lao động đạt 86%. Sau khi học nghề xong, lao động tự tạo việc làm và xây dựng một số mô hình tổ chức sản xuất điển hình:

Mô hình chăn nuôi gà lai chọi của hội nông dân xã Gia Lương huyện Gia Lộc, Hội nông dân xã Tân Dân - Thị xã Chí Linh, Hội Nông dân phường Văn An - Chí Linh, Hội nông dân thị trấn Nam Sách huyện Nam Sách...

- Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

Tuyên truyền và tư vấn về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn nhằm nâng cao nhận thức của người lao động góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho bản thân và gia đình. Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

28

Do không có kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm nên công tác tư vấn tuyên truyền thường gắn liền với các buổi khai giảng, buổi giảng dạy trên lớp...

- Về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, có nghiệp vụ sư phạm truyền tải kiến thức phù hợp với đối tượng lao động nông thôn. Trong công tác giảng dạy, nhiệt tình, chịu khó, ngoài giờ lên lớp một số giáo viên còn tận tình đến gia đình học viên chỉ dạy, áp dụng thực hành vào trong sản xuất chăn nuôi, cây trồng sẵn có tại hộ gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên trẻ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, ít ví dụ thực tiễn, chưa tạo hứng thú cho học viên tiếp thu bài giảng.

Trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề hiện còn thiếu và chưa đồng bộ; một số trang thiết bị được trang bị đã hư hỏng do sử dụng và vận chuyển từ Trung tâm đến các địa điểm mở lớp tại xã và thôn. Đa số địa điểm mở lớp của các cơ sở dạy nghề là nhà văn hóa thôn hoặc hội trường UBND xã để thuận tiện cho việc đi lại của học viên.

- Hoạt động điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu; kiểm tra, giám sát, đánh giá

Công tác kiểm tra, giám sát về đào tạo nghề nông nghiệp được Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) thực hiện thường xuyên, nắm bắt và theo dõi tiến độ các lớp học: kiểm tra hồ sơ mở lớp, kiểm tra đối tượng học viên, kiểm tra hồ sơ sổ sách, kiểm tra kết thúc khóa học....

1.4.2.3. Những tồn tại và giải pháp - Những khó khăn tồn tại:

Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ về dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, lao động chưa thực sự nhận thức

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)