Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 73 - 78)

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Bộ NN&PTNT xây dựng đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trình Chính phủ thực hiện.

- Ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; ưu tiên nhóm chính sách cho các đối tượng lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lao động nông nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp và dịch vụ.

- Có Nghị định về chế tài xử phạt bổ sung (theo các Luật liên quan) đối với người tham gia sản xuất và chế biến nông sản như: Vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; sản xuất gây ô nhiễm môi trường; gây tổn hại đến sản xuất của người lân cận; bỏ hoang hóa diện tích đất được giao khoán - có như vậy mới nâng cao được ý thức của người sản xuất về chất lượng nông sản và tăng cường ý thức trách nhiệm của người lao động và thúc đẩy việc học tập tiếp thu kiến thức phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của nông dân.

- Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chủ động tham gia đào tạo nghề nông nghiệp để người lao động nâng cao tay nghề và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để trực tiếp sản xuất; tham gia tích cực vào thị trường nông sản, nắm bắt cơ hội kinh doanh và phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường.

3.3.2. Đối với Bộ, ngành ở Trung ương

- Bộ LĐTBXH cần có đánh giá toàn diện kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ 2011-2020; xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2030 trình Chính phủ phê duyệt, trong đó phân cấp cho Bộ NN&PTNT chủ động tổ chức đào tào và xây dựng

68

các chường trình, giáo trình, chuẩn đầu ra cho các nghề nông nghiệp để các địa phương làm căn cứ thực hiện.

Phối hợp với Bộ NN&PTNT triển khai đề án đào tạo đưa lao động đi học tập nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý sản xuất ở nước ngoài; thực hiện đề án đào tạo lao động trẻ để khởi nghiệp.

- Đề nghị Bộ NN&PTNT nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chương trình, giáo trình; thời gian đào tạo các nghề nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu học nghề và sự phát triển của các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong giai đoạn tới.

- Bộ Tài chính bố trí kinh phí chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cấp thẳng kinh phí cho Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tổ thực thực hiện theo các chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp.

- Các tổ chức xã hội như Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Liên minh HTX phối hợp với Bộ NN&PTNT xác định nhu cầu, tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho các đối tượng phụ trách.

3.3.3. Đối với Sở, ban, ngành của tỉnh Hà Nam

- Đánh giá tổng thể chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và đào tạo nghề nông nghiệp nói riêng; chỉ ra những mặt được và những tồn tại hạn chế.

- Xác định nhu cầu đào tạo lao động nông nghiệp ở địa phương. Đặc biệt là lao động tham gia các chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp như chương trình tái cơ cấu ngành, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm, chương trình phát triển hợp tác xã và chương trình giảm nghèo bền vững.

69

- Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã có vùng nguyên liệu trên địa bàn để xác định nhu cầu và đào tạo cho lao động trong doanh nghiệp đó.

- Củng cố hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn, đưa hệ thống khuyến nông tham gia đào tạo theo hướng “bắt tay chỉ việc” và gắn đào tạo với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp trên địa bàn để chủ động cung cấp lao động thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp của địa phương.

- Bố trí nguồn lực và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Hỗ trợ và bổ sung ngân sách để thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, như: Kinh phí điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo nghề hàng năm và giai đoạn; Kinh phí kiểm tra, giám sát đào tạo nghề nông nghiệp, đầu tư thiết bị đào tạo nghề nông nghiệp ...

3.3.4. Đối với các cơ sở đào tạo nghề

Chủ động phối hợp với các địa phương xác định nhu cầu đào tạo lao động; xây dựng chương trình, tài liệu phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp hiện nay; bồi dưỡng củng cố nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm, hình thức đào tạo cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tại nơi sản xuất.

- Về giảng viên:

+ Bổ sung và trang bị thêm kiến thức, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên về phương pháp đào tạo giảng dạy cho người lớn tuổi.

+ Ngoài việc đào tạo chuyên sâu về kiến thức kỹ thuật chuyên môn, giảng viên cần bổ sung cho người học thêm kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Khơi dậy sự tự tin, mạnh dạn để khi học xong

70

học viên sẵn sàng đầu tư, tự tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Về phương pháp giảng dạy: giảng viên nên lồng ghép phương pháp giảng dạy vào các chủ đề học tập:

+ Thuyết trình có minh họa: sử dụng nhiều hơn nữa hình ảnh, số liệu để minh họa thông qua bài giảng bằng Powerpoint.

+ Hỏi và đáp: trong quá trình giảng, giảng viên nên đưa ra các câu hỏi cho các học viên để kiểm tra và xác nhận những kiến thức học viên tiếp thu được. Bên cạnh đó các học viên cũng đưa ra các câu hỏi cho giảng viên về những vấn đề liên quan để được giải đáp nhằm hiểu rõ nội dung bài học.

+ Thảo luận nhóm: giảng viên đưa ra các bài tập để học viên thảo luận nhóm, từ đó phát huy tinh thần làm việc tập thể, tính động não tích cực của các học viên.

+ Thực hành thao giảng: Các học viên được thực hành thao giảng theo từng chủ đề do giảng viên đề xuất, được góp ý chỉnh sửa để hoàn thiện phương pháp giảng dạy cho đối tượng người lớn, nông dân.

- Về tài liệu giảng dạy:

+ Ngoài việc tuân thủ bộ giáo trình của Bộ NN&PTNT như đã thực hiện, cần điều chỉnh thêm để đáp ứng được các nội dung theo yêu cầu quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và phù hợp với thực tế sản xuất nông nghiệp của Hà Nam.

+ Giáo trình được chỉnh sửa cụ thể, chi tiết có sự tách biệt rõ ràng về lý thuyết và thực hành.

+ Ngoài thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động, thì các cơ sở đào tạo nghề cần đề xuất và định hướng, khuyến khích các học viên tham gia các khóa học chuyên môn theo nhu cầu của thị trường lao động;

71

gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.

+ Phải theo dõi, thống kê được số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề.

Tiểu kết chương

Chương 3 của luận văn đã nêu lên các quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới và đưa ra các nhóm giải pháp trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam.

Để chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tiếp tục được hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong điều kiện, đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của tỉnh Hà Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu, sát thực như: giải pháp tuyên truyền, tư vấn về chính sách; điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu; giải pháp phát triển và đa dạng hóa các cơ sở dạy nghề; đổi mới chương trình và nội dung học; kiểm tra, giám sát; liên kết, hợp tác và xã hội hóa đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên....

Hy vọng với các giải pháp này sẽ góp phần làm cho việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được tốt hơn; đồng thời cũng góp phần trong việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hà Nam, đưa chính sách vào thực hiện có hiệu quả hơn nữa tại tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)