Định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 65 - 73)

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

3.2. Định hướng và giải pháp

Nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hội nhập.

Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu sản xuất nông nghiệp của từng địa phương.

60

Gắn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo của tỉnh, các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, các chương trình kinh tế xã hội khác nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Giải pháp

3.2.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, tập huấn và tư vấn về chính sách đào tạo nghề

- Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn, TTKN tỉnh thường xuyên viết bài tuyên truyền, in trên tạp chí của Sở NN&PTNT để làm tài liệu tuyên truyền trong các kỳ sinh hoạt tại cơ quan, phối hợp với đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh huyện, xã xây dựng phóng sự, đưa tin về các lớp đào tạo nghề…

+ Tuyên truyền về chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn; đổi mới hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn và các hoạt động đào tạo nghề trong toàn tỉnh.

+ Tuyên truyền nhằm nâng cao về nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Đẩy mạnh truyền thông về công tác đào tạo nghề nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hội thảo, hội nghị, mô hình đào tạo có hiệu quả.

- Tập huấn cho cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn, TTKN tỉnh, Phòng LĐ&TBXH các huyện về công tác tư vấn học nghề và tìm việc làm.

- Tổ chức các cuộc hội thảo giao ban giữa các cơ quan liên quan để chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động.

61

- Các sở, ban, ngành có liên quan triển khai cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người lao động đến tận thôn, bản.

- Tăng cường các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật thông tin mới về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn đào tạo nghề

* Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu

Điều tra khảo sát nhu cầu của người lao động về học nghề và nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề của các đơn vị sử dụng lao động là điều hết sức quan trọng, là cơ sở để triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và những năm tiếp theo có hiệu quả, bảo đảm mục tiêu yêu cầu của đề án.

Hướng dẫn hỗ trợ và tập huấn nghiệp vụ về công tác điều tra, khảo sát cho các huyện thuộc và một số địa phương, đồng thời xây dựng phầm mềm cập nhật thông tin và xây dựng hệ thống các biểu mẫu và mô hình dự báo nhu cầu dạy nghề cho người lao động.

Hàng năm, vào quý III, Sở NN&PTNT Hà Nam chỉ đạo trực tiếp Chi cục Phát triển nông thôn và TTKN tỉnh thực hiện công tác rà soát, xác định nhu cầu học nghề nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, phối hợp với các hội đoàn thể nắm bắt nhu cầu của các hội viên, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu này để xây dựng kế hoạch hàng năm. Sở NN&PTNT phối kết hợp với các hội như: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên từ tỉnh đến cơ sở để thu thập thông tin và nhu cầu đào tạo, từ đó tổng hợp gửi Sở LĐTBXH báo cáo tổng hợp trình UBND tỉnh.

62

* Thí điểm tổ chức các mô hình dạy nghề mới

Để bảo đảm hiệu quả và đa dạng hình thực dạy nghề, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức khác có liên quan triển khai thí điểm một số mô hình dạy nghề, ví dụ như sau:

+ Phối hợp với các hiệp hội làng nghề xây dựng đề án dạy nghề và tổ chức việc làm gắn với phát triển làng nghề mới; dạy nghề kết hợp với vùng nguyên liệu, tổ chức việc làm và bao tiêu sản phẩm; dạy nghề gắn với duy trì, phát triển làng nghề truyền thống.

+ Phối hợp với một số tập đoàn, tổng công ty lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, một số trường đào tạo về lĩnh vực công nghiệp, cơ khí nông nghiệp, chế biến, dịch vụ... để triển khai đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn hoặc làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp tại địa phương.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, sản xuất chế biến và thương mại nông sản tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật người học trên thực tế động ruộng, gắn kết việc đào tạo với thực tế sản xuất tại từng địa phương, từng loại hình sản xuất và nhu cầu sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của việc đào tạo.

Việc tổ chức dạy nghề thực hiện theo cơ chế cộng đồng trách nhiệm giữa các bên có liên quan: cơ quan quản lý nhà nước cấp kinh phí đào tạo, doanh nghiệp nhận học viên vào thực hành, tham gia xây dựng chương trình và đánh giá kết quả đào tạo, tiếp nhận lao động sau khi được đào tạo vào làm việc, cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo theo nhu cầu sử dụng.

* Phát triển các và đa dạng hóa các cơ sở dạy nghề

Phát triển và mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Khuyến khích các tổ chức chính trị- xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn tỉnh đầu tư thành lập các cơ sở dạy nghề.

63

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác giữa hệ thống khuyến nông của tỉnh với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và các cơ sở giáo dục khác tham gia liên danh, liên kết trong việc tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Đa dạng hóa phương thức đào tạo, liên kết với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề để dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Dạy nghề theo hợp đồng giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp với nội dung chương trình dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Đổi mới công tác tuyển sinh học nghề theo hướng nhiều đợt trong năm, theo thời vụ của sản xuất, theo nhu cầu của người học nghề và doanh nghiệp.

Tư vấn giúp người học nghề được lựa chọn các nghề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt thì được cấp văn bằng, chứng chỉ tương ứng với chương tình đào tạo. Những kiến thức và kỹ năng của người học được tích lũy trong quá trình học tập và làm việc được xem xét công nhận và không phải học lại khi học các chương trình nghề khác.

* Đổi mới chương trình và nội dung học

Chi cục Phát triển nông thôn, TTKN tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan khác tại địa phương tiếp tục nghiên cứu trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình dạy nghề mới với yêu cầu nội dung chương trình học phải phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới. Tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lý thuyết.

Khuyến khích, tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn hoặc hợp tác quốc tế về đào tạo nghề nông nghiệp, nhất là các nghề làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp như bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.Tăng cường hoạt

64

động dạy nghề trên các kênh truyền thông đại chúng, đào tạo trực tuyến trên trang web của Sở NN&PTNT Hà Nam hay chương trình dạy nghề từ xa.

Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thống nhất đào tạo sử dụng theo chương trình, giáo trình khung do Bộ NN&PTNT ban hành. Căn cứ vào chương trình khung này UBND tỉnh ban hành chương trình cho từng tình độ từ cơ cấp đến cao đẳng nghề, bảo đảm các mục tiêu dạy nghề theo từng cấp trình độ và tính liên thông giữa các trình độ cho từng nghề, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động.

Xây dựng cơ chế chính sách và tham mưu cho UBND tỉnh về việc huy động các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương tình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho người lao động.

Khảo sát nhu cầu học nghề, đề nghị UBND tỉnh phê duyệt danh mục thiết bị dạy nghề cho 3 cấp trình độ đào tạo tập trung vào các nghề thuộc lĩnh vực nông ,lâm nghiệp và các nghề tiểu thủ công nghiệp để phát triển nghề truyền thống tại địa phương.

Đổi mới phương pháp dạy và học nghề theo hướng dễ học, dễ hiểu phù hợp với trình độ lao động học nghề.

* Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, người giảng dạy Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng đóng góp vào thành công của công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, vì vậy cần có những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, người giảng dạy:

+ Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề.

65

+ Tiêu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nười học một cách hiệu quả nhất.

+ Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nông nghiệp. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và nghiệp vụ sư phạm. Đối với những ngành nghề mới, có công nghệ và kỹ thuật hiện đại cần được cử đi đào tạo ở nước ngoài.

- Đổi mới phương thức và đa dạng hóa đối tượng được tuyển dụng làm giáo viên dạy nghề nông nghiệp theo hướng có yếu tố cạnh tranh. Ưu tiên tuyển chọn những người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đăng chuyên ngành, những người có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất vào đào tạo thêm nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề để làm giáo viên dạy nghề.

+ Xây dựng các chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nông nghiệp theo hướng tiếp cận với yêu cầu thực tế của đối mới dạy nghề với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Thường xuyên định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ. Đa dạng hóa cách thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng linh hoạt, bồi dưỡng qua thực tế và có thể bồi dưỡng từ xa.

+ Tăng cường và bổ sung giáo viên hữu cơ cho cơ sở dạy nghề, bảo đảm ít nhất có một giáo viên hữu cơ cho mỗi nghề đào tạo. Ngoài ra bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho người lao động sau khi kết thúc khóa học.

* Tăng cường cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong những nguồn lực cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, vì vậy cần đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề nông nghiệp trong toàn tỉnh.

Đầu tư, xây dựng, hoàn chỉnh các hạng mục công trình của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề khác; phân

66

khu chức năng cho các hoạt động dạy nghề, dầu tư các trang thiết bị theo hướng chuẩn hoán, hiện đại hóa, đáp ứng cho hoạt động dạy và học nghề nông nghiệp của người lao động nông thôn.

* Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề

Sở NN&PTNT giao cho Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và thường xuyên tình hình thực hiện các lớp nghề ở các địa phương để đảm bảo nội dung và kế hoạch đề ra. Đồng thời, tổng hợp báo cáo, đưa ra các giải pháp kịp thời, để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao.

Sở LĐTBXH thực hiện nhiệm vụ quản lý theo ngành dọc về đào tạo nghề, cấp phép hoạt động dạy nghề và tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh

* Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm và xã hội hóa đào tạo nghề nông nghiệp:

Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu về lao động, sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó tổ chức các chương trình dạy nghề phù hợp và ký kết hợp tác với doanh nghiệp để tuyển dụng lao động hoặc thu mua sản phẩm cho lao động sau dạy nghề.

Tổ chức các hoạt động đào tạo gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm. Tổ chức hoạt động đào tạo theo gói kỹ thuật bao gồm cả các hoạt động truyền thông, truyền hình cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng có đối ứng của Nhà nước để thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề nông nghiệp; gắn tư vấn việc làm để lao động sau khi học nghề được tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất từ quỹ hỗ trợ việc làm Quốc gia Ngân hàng Chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)