Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Khái quát đặc điểm tỉnh Hà Nam
Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o - 110o kinh độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1.300-1.500 giờ/năm. Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc. Lượng mưa trung bình khoảng 1.900 mm, độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%. Khí hậu có sự phân hóa theo chế
36
độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam là 811.126 người, với mật độ dân số là 941 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14 %/năm. Trong đó dân số nông thôn là 742.660 người, dân số sinh sống ở khu vực đô thị là 68.466 người (chỉ chiếm 8,5%). Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh năm 2003 là 479.949 người (trong đó 240.735 nữ), chiếm 58,5% dân số. Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là gần 407,7 nghìn người, chiếm gần 85% nguồn lao động toàn tỉnh. Phần đông lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.
Lực lượng lao động khoa học - kỹ thuật dồi dào với khoảng 11.900 người có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học (chiếm 3% lực lượng lao động) gồm có: trên cử nhân 34 người, cử nhân 4.250 người, cao đẳng 7.240 người.
Số lao động có trình độ trung cấp khoảng 13.000 người và sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 10.400 người. Số lao động đã được đào tạo nghề là 99,7 nghìn người, trong đó số người đã có chứng chỉ đào tạo nghề là 41,5 nghìn người (chiếm hơn 10% lao động). Hơn 81,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy
37
sản. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm hiện còn trên 11,5 nghìn người, chiếm gần 3% lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động. Hàng năm dân số tăng thêm khoảng 8 - 9 nghìn người, tạo thêm nguồn lao động dồi dào, bổ sung cho nền kinh tế. Về trình độ dân trí, Hà Nam đã được công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bình quân số năm học của một lao động là 8,1 năm/người (hệ 12 năm).
2.1.2. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, với diện tích tự nhiên 860,5km2. Tỉnh có 5 huyện và 1 thành phố; 116 xã, phường, thị trấn và được xác định là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội.
Hà Nam đã xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các hợp tác xã vệ tinh, các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị; đã quy hoạch 6 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 656,22ha. Các hộ dân trong các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh đã thuê đất với diện tích 375,68ha, trong đó đã trả tiền thuê đất tích tụ là 225,68ha và ký hợp đồng cho các doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất là 204,8ha. Các doanh nghiệp đang đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp sạch ra thị trường;
giá trị sản xuất trong các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với khu sản xuất ngoài trời đạt 1.200 triệu đồng/ha/năm, khu trong nhà kính đạt 4.500 triệu đồng/ha/năm. Từ hiệu quả sản xuất tại các khu nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh chỉ đạo nhân rộng một cách phù hợp và đến nay đã có 46 xã với 55 mô hình tích tụ ruộng đất, với tổng diện tích 578ha của 1.885 hộ tham gia sản xuất lúa, rau củ quả; 15 cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm nông sản an toàn; đồng thời đẩy mạnh các chương trình liên kết với doanh nghiệp.
Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn theo quy hoạch;
chuyển dần chăn nuôi từ quy mô nông hộ sang quy mô công nghiệp, bán công
38
nghiệp, chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Đến nay chuyển đổi đạt trên 60% số cơ sở chăn nuôi, trong đó trang trại chiếm khoảng 21% - 25% số cơ sở chăn nuôi.
Tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp gắn với đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ.
Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở khâu làm đất đạt 100%, khâu thu hoạch đạt trên 80%, khâu gieo trồng đạt 40% diện tích, khâu bảo quản chế biến đạt 31,26%; từ đó góp phần chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ (tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng lao động năm 2017 còn 40,5%).
Từ đầu năm 2016 đến nay, tỉnh đã thu hút được 286 dự án đầu tư, trong đó có 88 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 817 dự án đầu tư còn hiệu lực (243 dự án FDI) với vốn đăng ký 2.713,7 triệu USD và 104.604,5 tỷ đồng. Đến nay đã có 6/8 khu công nghiệp theo quy hoạch đã được triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ trên diện tích 1.211,8ha; trong đó diện tích đất công nghiệp là 877,2 ha. Tổ chức xúc tiến thương mại, hội chợ thương mại, hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, có cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ.
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch gắn kết hợp tác với các tỉnh trong vùng để phát triển du lịch theo tuyến, đặc biệt là hình thức du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Phát triển mạnh các cơ sở lưu trú, khách sạn, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
39
Đẩy mạnh xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải y tế, rác thải đô thị và nông thôn, ô nhiễm môi trường khu vực Tây Đáy. Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện dự án kiểm soát ô nhiễm công nghiệp lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mũi nhọn ở thứ hạng cao. Thu hút, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đại học Thương mại, Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập phân hiệu và đi vào hoạt động. Đổi mới trong công tác đào tạo nghề, liên kết, hợp tác với trường quốc tế, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.