Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức chính quyền đô thị và nhiệm vụ luận án cần tiếp tục giải quyết

Một phần của tài liệu Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 42 - 45)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.3. Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức chính quyền đô thị và nhiệm vụ luận án cần tiếp tục giải quyết

1.3.1. Những vấn đề có giá trị kế thừa từ các công trình khoa học được tổng quan liên quan đến đề tài luận án

Trong giới hạn tài liệu tác giả sưu tầm, tìm hiểu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu đã tổng hợp đƣợc những giá trị khoa học làm cơ sở cho luận án tiếp tục phát triển nhƣ sau:

Về những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, nghiên cứu về

đô thị và CQĐT đã cho nhiều kinh nghiệm về vấn đề: lịch sử hình thành phát triển các đô thị lớn trên thế giới; quy luật hình thành các đô thị; các hình thức, phương pháp tổ chức, hoạt động của các thể chế đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương và đô thị; các thể chế CQĐP; thể chế tự quản địa phương, nhưng ít có công trình chuyên đề về mô hình tổ chức CQĐT cụ thể. Qua kết quả khảo cứu cũng cho thấy, chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về tổ chức CQĐT ở Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị khoa học thu đƣợc từ các công trình nghiên cứu đều làm nguồn tài liệu tham khảo về quản lý đô thị, những vấn đề phải quan tâm của CQĐT và cách thức tổ chức quyền lực trong đô thị.

Về những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên cứu về đô thị và quản lý đô thị, CQĐT cho kinh nghiệm về nhiều vấn đề nhƣ: đô thị cũng đƣợc xem xét là một hiện tƣợng xã hội, đƣợc nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ lịch sử, kinh tế, văn hóa- xã hội; đô thị có quá trình phát sinh, phát triển theo những quy luật phát triển xã hội loài người; ngoài những điểm chung nhất thì mỗi đô thị luôn có đặc trƣng riêng, xuất phát từ những điều kiện lịch sử, địa lý… nhất định và phải có cơ chế quản lý, điều chỉnh cho phù hợp. Những vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều nhƣ: quy hoạch xây dựng phát triển đô thị; văn hóa, lối sống đô thị; môi trường đô thị; phát triển kinh tế ở đô thị.

Xét về bối cảnh và phạm vi thời gian cho thấy, các công trình đƣợc khảo cứu cho kết quả chung là, hầu hết các công trình đều đƣợc nghiên cứu ở giai đoạn lịch sử nước ta chưa hội nhập quốc tế sâu rộng; chưa khẳng định vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường và chưa phản ánh nhu cầu bức thiết của đô thị Việt Nam trong bối cảnh yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các quan điểm, quan niệm và giải pháp đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền chủ yếu nhằm giải quyết bất cập, tồn tại ở các đô thị để quản lý tốt các nhiệm vụ của một địa phương hơn là thực hiện chức năng quản trị để thúc đẩy đô thị phát triển theo đúng vị tr , lơi thế so sánh của nó.

Về góc độ khoa học pháp lý, các công trình, tài liệu sưu tầm được cho thấy, kết quả chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng hệ thống pháp luật thực định;

công trình, bài viết của các tác giả luận bàn nhiều về tổ chức CQĐP, đánh giá về ƣu

điểm, hạn chế về phương diện tổ chức thực tế quản lý, và từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật đổi mới tổ chức CQĐP. Trong số các tài liệu, đã có một số kết luận và kiến giải về sự cần thiết phải tổ chức CQĐT khác với CQĐP ở nông thôn; một số đề tài của Bộ Nội vụ và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng có giá trị tham khảo cho những phản ánh bất cập từ thực tế các đô thị nói chung và của mỗi đô thị.

Các đề tài cũng đã khái quát và thể hiện sự quyết tâm triển khai chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với CQĐP trong đó có CQĐT. Nội dung nghiên cứu về điều kiện cách mạng xã hội (CNH, HĐH đang đặt ra yêu cầu cho việc đổi mới CQĐT tại các thành phố trực thuộc trung ƣơng thì chƣa đƣợc đề cập, phân tích hoặc có nhƣng chƣa rõ nét.

Tóm lại, từ những công trình nghiên cứu tác giả sưu tầm và khảo cứu nêu trên đều có nội dung liên quan đến quản lý đô thị, tổ chức CQĐT và CQĐT tại các thành phố trực thuộc trung ương nhưng phần lớn được xem xét ở phương diện rộng bao gồm cả tổ chức và hoạt động của CQĐP, hoặc tập trung kiến giải về tổ chức CQĐT tại một thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Những nghiên cứu, lý luận cho mô hình tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng có những đề cập nhƣng chƣa đạt đƣợc yêu cầu đổi mới toàn diện, cụ thể về tổ chức CQĐT; chƣa đặt nhiệm vụ xây dựng tổ chức CQĐT trong bối cảnh của yêu cầu đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước nên những kiến giải mô hình tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng hiện nay không có thuyết phục cao.

1.3.2. Những vấn đề các học giả chưa phát hiện hoặc chưa được giải quyết làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức chính quyền đô thị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ nhất, hầu hết những công trình nghiên cứu đƣợc khảo cứu cho thấy các luận cứ chƣa làm nổi bật các quy luật vận động xã hội (kinh tế, xã hội) và bối cảnh cụ thể của các thành phố trực thuộc Trung ƣơng nói riêng và Việt Nam nói chung để phân tích. Chƣa phát hiện đƣợc công trình nào đặt vấn đề phân tích yêu cầu CNH, HĐH đất nước như một tiêu chí cho việc xây dựng mô hình tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, hầu hết các công trình nghiên cứu từ góc độ rộng về CQĐP nói

chung hoặc CQĐT nên chƣa tập trung làm rõ trên cơ sở lý thuyết về khoa học tổ chức, khoa học quản lý, khoa học pháp lý và tính quy luật vận động của tổ chức CQĐT. Một số công trình khoa học trong nước ít khai thác các lý thuyết tổ chức;

quan điểm quản trị đô thị hiện đại nên thiếu các cơ sở lý luận cho việc lý giải, thiết kế đô thị văn minh hiện đại và các thiết chế tương ứng. Một số công trình nghiên cứu từ đô thị phát triển ở nước ngoài nổi bật vấn đề của quan điểm, CQĐT chỉ thực hiện vai trò làm trung tâm trong quản trị đô thị, còn để thực hiện tốt quản trị đô thị, cần có sự tham gia tích cực, thực chất của tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và công dân.

Thứ ba, những quan điểm và giải pháp xây dựng mô hình tổ chức CQĐT tại các thành phố trực thuộc Trung ƣơng của các công trình nghiên cứu vẫn chủ yếu nhằm đến hoàn thiện, sửa đổi trên nền mô hình cũ của một CQĐT mang nhiều dấu ấn của truyền thống nhà nước Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Đó là mô hình cấp chính quyền nặng tính thụ động, bao cấp, trực thuộc cấp trên và Trung ƣơng, ít tính chủ động và tự quản. Ở giai đoạn hiện tại, xây dựng CQĐT phải dựa trên yêu cầu cải cách với các tiêu chí của CNH, HĐH mới đáp ứng nhu cầu quản trị đô thị phát triển.

Một phần của tài liệu Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)