Hư hỏng thường gặp, nguyên nhân tác hại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểm tra, sửa chữa hệ thống phân phối khí xe TOYOTA CAMRY 2013 (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG III. KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ 2AR-FE TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2012

3.1. Hư hỏng thường gặp, nguyên nhân tác hại

Khi động cơ làm việc có tiếng kêu lách cách đều ở buồng xupáp hoặc nắp che giàn đòn gánh. Do khe hở của đuôi xupáp với con đội (khe hở nhiệt), thân xupáp với ống dẫn hướng quá lớn làm cho các chi tiết mòn nhanh,công suất động cơ bị giảm, làm thay đổi góc mở sớm, đóng muộn của xupáp khe hở nhiệt xupáp lớn quá làm cho hành trình mở xupáp bị giảm.

Khi nổ máy công suất động cơ bị giảm là do khe hở nhiệt của xupáp quá nhỏ,nấm và ổ đặt bị cháy rỗ,dẫn đén lọt khí,tỷ số nén thấp,công suất động cơ bị giảm.

Động cơ làm việc có tếng kêu ở thân động cơ: tiếng kêu trần nhỏ ở giữa thân động cơ,phía đuôi trục khủy nghe rõ hơn.Do khe hở giữa bạc và trục cam quá lớn, tác hại làm cho bạc và trục cam mòn nhanh,áp suất dầu bôi trơn bị giảm.

Động cơ làm việc có tếng kêu rào rào ở phía trước,do khe hở ăn khớp giữa các bánh răng, trục khủy và bánh răng cam quá lớn hoặc không đều,răng bị sứt mẻ, gãy.Tác hại làm cho mòn nhanh cặp bánh răng, động cơlàm việc không đều và có thể không làm việc được.

3.1.1. Xupap

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1

Bề mặt làm việc của xupap bị tróc rỗ, ăn mòn hoá học.

Do va đập với ổ đặt, làm việc ở nhiệt độ cao, tiếp xúc với dòng khí thải có tốc độ lớn và chứa nhiều chất ôxy hoá.

Làm cho xupap đóng không kín công suất của đông cơ bị giảm, suất tiêu hao nhiên liệu tăng.

2 Xupap bị cháy xám.

Do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy ở nhịệt đô, áp suất cao.

Làm hư hỏng nhanh xupap.

3

Nấm xupap bị vênh, nứt, vỡ.

Do va đập với đỉnh piston, nhiệt độ động cơ cao quá và chịu tác động của lực khí thể quá lớn ( từ 10 đến 20 KN ).

Ảnh hưởng lớn đến động cơ có thể làm cho động cơ không làm việc được.

26

4

Thân xupap bị mòn không đều mòn côn mòn ôvan, có thể bị cong vênh nứt gãy ở phần chuyển tiếp.

Do ma sát với ống dẫn hướng, bôi trơn và làm mát khó khăn. Va đập với đỉnh piston, làm việc lâu ngày, vật liệu bị mỏi.

Xupap chuyển động không vưng vàng có thể bị kẹt, treo. Nứt gãy làm nấm rơi vào buồng đốt ảnh hưởng nghiêm trọng tới động cơ.

5

Đuôi xupap bị mòn, tòe.

Do va đập với đầu cò mổ, con đội, làm việc lâu ngày.

Thay đổi góc pha phối khí, ảnh hưởng trực tiếp đến góc mở sớm đóng muộn, tới quá trình nạp đầy thảI sạch của động cơ.

3.1.2. Ổ đặt

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1

Bề mặt làm việc của ổ đặt bị mòn thành gờ, rạn nứt tróc rỗ.

Do va đập với xupap, tiếp xúc với khí cháy ở nhiệt độ cao.

Tất cả những dạng hư hỏng trên đều có thể làm cho xupap đóng không kín với ổ đặt, dẫn đến lọt khí. Biểu hiện là động cơ yếu, làm việc không đạt công suất tối đa, nhiều khói đen, tốn nhiên liệu….Hỏng nặng có thể động cơ không làm việc được.

2

Bề mặt làm việc bị sói mòn và ăn mòn hoá học.

Do tiếp xúc vói dòng khí có tốc độ lớn. Trong khí cháy có chứa nhiều chất ôxy hoá.

3

Ổ đặt có thể bị mất độ găng lắp ghép, biến dạng thậm chí là nứt, vỡ.

Do vật liệu chế tạo không đảm bảo, công nghệ chế tạo ổ đặt, động cơ bị quá nhiệt.

3.1.3. Lò xo xupap

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1

Lò xo bị giảm đàn tính.

Dol àm việc lâu ngày trong điều kiện nhiệt độ cao, chịu biến đổi lớn trong chu kì.

Làm cho quá trình nạp và thải không được hiệu quả.

27

2

Lò xo bị gãy.

Do tác dụng của lực cộng hưởng.

Vật liệu chế tạo không đảm bảo.

Gây ra hư hỏng lớn cho piston và xilanh.

3 Lò xo bị nghiêng.

Do các chi tiết bị mòn. Gây sai lệch cho pha phân phối khí.

3.1.4. Đòn gánh và trục đòn gánh

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1 Đòn gánh bị mòn

Do làm việc lâu ngày điều kiện

bôi trơn kém.

Làm cho pha phân phối khí bị sai lệch.

2 Đòn gánh bị gãy hay biến dạng lớn.

Trong quá trình làm việc các chi tiết của cơ cấu không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật: lò xupap quá cứng hoặc lò xo lồng nhau bị kẹt, ống dẫn hướng xupap nhô quá cao.

Hư hỏng nặng làm cho cơ cấu phân phối khí không hoạt động được.

3.1.5. Móng hãm và đĩa chặn lò xo

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1

Đĩa chặn bị sứt mẻ mòn

Thành gờ

Trong quá trình hoạt động chịu tải trọng động, chịu lực ma sát.

Làm tăng chiều dài lò xo xupap làm cho khả năng đóng mở của thải cả nạp kém.

Nếu hư hỏng nặng làm cho lò xo xupap bị bật ra.

2

Móng hãm bị mòn gãy.

Trong quá trình làm việc chịu lực tác động lớn. chịu nhiệt độ cao, tháo lắp không đúng kĩ thuật.

Vật liệu chế tạo không đảm bảo.

Không giữ được đĩa chặn và lò xo.

Hư hỏng nặng làm cho lò xo xupap bị bật ra.

28

3.1.6. Trục cam và bạc lót

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1

Trục cam bị cong.

Do tháo lắp không đúng kỹ thuật hoặc các gối dỡ không đồng tâm.

Làm cho các ổ trục bạc lót bị mòn nhanh.

2

Trục bị xoắn, nứt, gãy

Do bạc bị bó kẹt. Làm sai góc phối khí, có thể làm cho động cơ không thể làm việc được.

3

Các cổ trục, vấu cam,vấu lệch tâm bị mòn.

Do ma sát khi làm việc, chất lượng dầu bôi trơn kém.

Làm thay đổi pha phối khí dẫn đến năng xuất của bơm xăng, công xuất động cơ bị giảm.

4

Bạc bị mòn. Do ma sát khi làm việc. Làm tăng khe hở giữa bạc và cổ trục gây va đập khi động cơ làm việc.

5

Bánh răng cam bị mòn, sứt mẻ.

Do va đập trong quá trình làm việc và bôi trơn kém.

Tháo lắp không đúng kĩ thuật.

Gây tiếng kêu khi làm việc và ảnh hưởng đến các bánh răng khác.

6

Bu lông đầu trục cam bị chờn ren.

Do vật liệu chế tạo không đảm bảo.

Tháo lắp không đúng quy trình.

Bánh răng và trục lắp không chặt với nhau khi hoạt động bánh răng quay không đều.

7

Rãnh then bị mòn, sứt mẻ.

Do vật liệu chế tạo không đảm bảo. Tháo nắp không đúng kĩ thuật.

Do làm việc lâu ngày, ma sát với rãnh then của bánh răng.

Gây tiếng kêu khi hoạt động. Lắp không chặt.

29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiểm tra, sửa chữa hệ thống phân phối khí xe TOYOTA CAMRY 2013 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)