Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực vật lý 6 (5 hoạt động) cả năm (Trang 97 - 101)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM). Mỗi câu chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm

II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ

1. Đặt vấn đề:

- OO1: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực.

- OO2: là khoảng các từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo.

- Điều ta quan tâm là các khoảng cách này có quan hệ gì với lực kéo?

2. Thí nghiệm:

a. Chuẩn bị:

- Lực kế, khối trụ có móc, giá đỡ có thanh ngang.

- Bảng kết quả (xem Phụ lục).

b. Tiến hành đo:

- Lắp dụng cụ như hình vẽ.

- *. Đo trọng lượng của vật.

- *. Dùng lực kế đo lực nâng vật trong ba trường hợp:

- OO2 > OO1. - OO2 = OO1. - OO2 < OO1.

- Ghi chép kết quả thu được vào bảng kết quả thí nghiệm.

(2)lớn hơn 3. Rút ra kết luận:

- Khi OO2>OO1 thì - F2< F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về đòn bẩy

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo

Bài 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2

B. Khoảng cách OO1 = OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2

D. Khoảng cách OO1 = 2OO2

Hiển thị đáp án

- Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.

- Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1.

⇒ Đáp án C

Bài 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Hiển thị đáp án

Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật ⇒ Đáp án B Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác B. Mái chèo

C. Thùng đựng nước

D. Quyển sách nằm trên bàn Hiển thị đáp án

Dụng cụ hoạt động như một đòn bẩy là mái chèo ⇒ Đáp án B

Bài 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1

B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1

C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1

D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1

Hiển thị đáp án

Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật ⇒ Đáp án C

Bài 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Robecvan B. Cân đồng hồ C. Cần đòn D. Cân tạ

Hiển thị đáp án

Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.

Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực

nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. nhỏ hơn, lớn hơn B. nhỏ hơn, nhỏ hơn C. lớn hơn, lớn hơn D. lớn hơn, nhỏ hơn Hiển thị đáp án

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

⇒ Đáp án A

Bài 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái kéo B. Cái kìm

C. Cái cưa D. Cái mở nút chai Hiển thị đáp án

Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy ⇒ Đáp án C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực trao

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Yêu cầu HS làm các câu hỏi phần vận dụng SGK, trả lời các câu C4, C5, C6.

Giáo viên ghi nhận và nhận xét các câu trả lời của học sinh.

- Cách cải tiến đòn bẩy ở hình 15.1 để giảm lực kéo 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

- Trả lời C4, C5

C4 : Búa đinh, kéo, người công nhân đẩy xe cútkít VD: Nhổ đinh , kéo , chèo thuyền .

- thảo luận để trả lời C5,C6

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét câu trả lời của nhóm bạn - OO1<< OO2

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức trong thực tế

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

Một số ứng dụng trong thực tế của đòn bẩy

4.Dặn dò (1’): - Về nhà học bài, làm BT 15.1 đến 15.5. (SBT).

- Đọc phần có thể em chưa biết.

- Trả lời các câu hỏi của bài 17, tiết sau ôn tập được tốt hơn.

Tuần : 21 Tiết : 21

Một phần của tài liệu Giáo án phát triển năng lực vật lý 6 (5 hoạt động) cả năm (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)