PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM). Mỗi câu chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm
4: Tìm hiểu các loại nhiệt giai
- Giới thiệu hai loại nhiệt giai Xenxiut và Farenhai
- Treo hình vẽ nhiệt kế rượu, trên đó có các nhiệt độ được ghi cả hai nhiệt giai Xenxiut và Farenhai
- Yêu cầu HS đọc phần 2. Nhiệt giai
2. Thang nhiệt độ:
- Có hai loại thang nhiệt độ được sử dùng phổ biến là thang nhiệt độ Xen-xi- ut và thang nhiệt độ Fa-ren-hai
- Trong thanh nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là
1000C.
- Trong thanh nhiệt độ Fa- ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học qua câu hỏi trắc nghiệm Phương pháp dạy học: đặt câu hỏi
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi
Bài 1: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
A. 37oF B. 66,6oF C. 310oF D. 98,6oF Hiển thị đáp án
Ta có 37oC = 32oF + 37.1,8oF = 98,6oF
⇒ Đáp án D
Bài 2: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.
A. 20oF B. 100oF C. 68oF D. 261oF Hiển thị đáp án
- Ta có 293K = 273K + toC → t = 20oC - 20oC = 32oF + 20.1,8oF = 68oF
⇒ Đáp án C
Bài 3: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:
A. 32oF B. 100oF C. 212oF D. 0oF Hiển thị đáp án - Nước sôi ở 100oC.
- Ta có: 100oC = 32oF + 100.1,8oF = 212oF
⇒ Đáp án C
Bài 4: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.
A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệ-t kế rượu.
B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Nhiệt kế thủy ngân Hiển thị đáp án - Nước sôi ở 100oC.
- Vì rượu sôi ở 80oC < 100oC → không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
⇒ Đáp án D
Bài 5: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC Hiển thị đáp án
- Tại 4oC nước có trọng lương riêng lớn nhất.
- Nước đóng băng ở 0oC → Khi ở 4oC nước ở dạng lỏng
⇒ Đáp án B
Bài 6: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng
A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.
B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.
D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.
Hiển thị đáp án
Phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:
A. ống nhiệt kế dài ra.
B. ống nhiệt kế ngắn lại.
C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Hiển thị đáp án
Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
⇒ Đáp án C
Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Hiển thị đáp án
Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ nhỏ từ vài trăm độ trở xuống nên không thể đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
⇒ Đáp án B
Bài 9: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. nhiệt độ đông đặc cao.
D. tất cả các câu trên đều sai.
Hiển thị đáp án
Bài 10: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế y tế
D. Cả ba nhiệt kế trên Hiển thị đáp án
Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi
⇒ Đáp án A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Cách chia độ trên nhiệt kế?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Cách chia độ trên nhiệt kế
Cách chia độ trên nhiệt kế có thang nhiệt độ Xenxiut: Ông Celeius quy định nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC và hơi nước đang sôi là 100oC. Ông dùng nhiệt kế thủy ngân, nhúng nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực thủy ngân lúc đó và ghi 0oC, rồi nhúng nhiệt kế vào hơi nước đang sôi, đánh dấu mực thủy ngân lúc đó và ghi 100oC. Sau đó ông chia khoảng cách từ 0oC đến 100oC thành 100 phần bằng nhau, ứng với mỗi phần là 1oC.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
* Tìm hiểu một số loại nhiệt kế
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế.
Mỗi nhiệt kế đều có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và công dụng riêng của nó.
4.Dặn dò
- Về nhà học bài, làm bài tập 22.1 đến 22.3 SBT.
- Xem trước bài mới, chép mẫu báo cáo như SGK. Tiết sau học tốt hơn