1.5. Mối liên quan giữa hạ magie máu và rối loạn nhịp nhanh bộ nối sau phẫu thuật tim hở
1.5.2. Nhịp nhanh bộ nối
Nhịp nhanh bộ nối có thể xuất hiện tiên phát trong giai đoạn sau sinh (được gọi là nhịp nhanh bộ nối bẩm sinh), nhưng thường xảy ra nhất sau phẫu thuật tim hở[].
Nhịp nhanh bộ nối hình thành bởi tăng tính tự động hoặc hoạt động được kích hoạt ở vùng bộ nối nằm trong nút nhĩ thất hoặc trong bó His với tần số từ 170 - 260 nhịp/phút. Các xung động có thể dẫn đến nhĩ và thất cùng một lúc (đồng bộ nhĩ thất) hoặc nhiều xung đến tâm thất hơn là đến tâm nhĩ dẫn đến sự phân ly nhĩ thất.
Đây là một trong những loạn nhịp xuất hiện sớm sau mổ tim hở ở trẻ em thường đi kèm với kéo dài thời gian thở máy và thời gian nằm viện, cũng như tăng tỷ lệ tử vong. Rối loạn chức năng cơ tim trước và sau phẫu thuật, phẫu thuật gần nút nhĩ thất, thời gian chạy máy kéo dài, mất cân bằng điện giải, dư thừa catecholamin là những yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của nhịp nhanh bộ nối theo các nghiên cứu trước đây.
1.5.2.2. Chẩn đoán
Đặc điểm điện tâm đồ:
• Tần số tim 170-260 ck/phút
• QRS < 0.09s
• Rối loạn phân ly nhĩ thất: tần số thất > tần số nhĩ
Hình 1.4. Điện tâm đồ nhịp nhanh bộ nối có sóng P dẫn ngược đi ngay sau QRS
12-Lead ECG Acute and Critical Care Provider
Tuy nhiên, chẩn đoán nhịp nhanh bộ nối không phải lúc nào cũng dễ dàng vì nó giống với nhịp nhanh kịch phát trên thất (SVT). SVT thường có
đáp ứng với adenosine và cardioversion trong khi nhịp nhanh bộ nối thường trơ với cả hai phương pháp điều trị này.
Tùy thuộc vào vị trí của các ổ tạo ra nhịp nhanh bộ nối, sóng P có thể xuất hiện đảo ngược do sự kích hoạt ngược của tâm nhĩ và có thể được nhìn thấy sau QRS. Hoặc trước QRS nếu ổ tạo nhịp nhanh bộ nối kích hoạt tâm nhĩ trước khi kích hoạt tâm thất. Nếu trọng tâm của dẫn truyền ngược này bị chặn lại, thì sẽ không thấy sóng P đảo ngược, do đó, tâm nhĩ sẽ được kích hoạt bởi nút xoang bình thường và xuất hiện hình thái sóng P bình thường di chuyển qua nhịp nối mà không có mối liên quan rõ ràng với QRS do không xâm nhập vào tâm thất, vì vậy nó có thể đi trước, theo sau hoặc bị ẩn trong phức bộ QRS.
Hai mô hình dẫn truyền: dẫn truyền nhĩ thất và phân ly nhĩ thất. Trong dẫn truyền nhĩ thất bình thường, mọi nhịp bộ nối sẽ được dẫn đến tâm thất và tâm nhĩ với tỷ lệ dẫn 1: 1. Mặt khác, nhịp nhanh bộ nối thường xảy ra với sự phân ly nhĩ thất theo đó các xung động sẽ được dẫn đến tâm thất nhanh hơn và thường xuyên hơn tâm nhĩ. Do đó, tỷ lệ tần số thất và tần số nhĩ trong nhịp nhanh bộ nối sẽ lớn hơn 1:1.
Sự hiện diện của dây điện cực tâm nhĩ sau mổ tim có vai trò hữu ích trong việc chẩn đoán nhịp nhanh bộ nối bằng cách phân biệt nó với các loại SVT khác. Khi đó, dây điện cực nhĩ được gắn đơn giản vào một đạo trình ECG và tạo thành điện tâm đồ 12 chuyển đạo. Nó có thể chứng minh tốt hơn ECG thông thường vị trí của sóng P so với phức bộ QRS và hiển thị mô hình phân ly. Khi dây tạo nhịp tâm nhĩ được kết nối với D (I) hoặc (V2 và V5), sóng P được làm nổi bật và được phóng xuất hiện dưới dạng gai nhọn có thể dễ dàng hình dung và có thể nhận ra bằng vị trí chính xác cho dù trước, trong hay sau phức bộ QRS.
1.5.2.3. Điều trị
Điều trị và quản lý nhịp nhanh bộ nối:
- Điều chỉnh rối loạn điện giải.
- Hạ thân nhiệt chủ động, giữ nhiệt độ bệnh nhân 35°C - Giữ liều thuốc vận mạch thấp nhất có thể
- Điều chỉnh tình trạng thiếu oxy, tình trạng toan, thiếu máu, giữ Hb 12- 14g/l. Đảm bảo đủ tiền gánh.
- An thần – giảm đau
- Sử dụng máy tạo nhịp tạm thời, tạo nhịp 2 buồng.
- Nếu bệnh nhân huyết động không ổn định, sử dụng amiodarone - ECMO nếu không cải thiện huyết động