Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng
1.1.3 Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng
Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận đã thỏa thuận trong văn bản rằng quyền sử dụng đất đó là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, trong đó có quyền sử dụng đất. Trong chế độ tài sản của vợ chồng có nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là nguyên tắc quan trọng nhất, nguyên tắc này chi phối toàn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ và chồng trong suốt thời kì hôn nhân.
Quyền bình đẳng của vợ chồng thể hiện trên mọi phương diện, trong đó có quyền bình đẳng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”
Đặc điểm pháp lý chủ yếu của quan hệ sở hữu chung hợp nhất lại là không có sự phân chia thành phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung theo tỷ lệ tài sản. Chừng nào còn tồn tại sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu chung còn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung của họ.
Quan hệ sở hữu chung hợp nhất sẽ chấm dứt khi một trong các chủ sở hữu chung chia tài sản chung hợp nhất thành những phần tài sản thực tế.
Trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất thì không thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung . Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc là các chủ sở hữu chung cùng giữ, hoặc giao cho một người trong số họ, hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung mà không thể chuyển giao phần quyền của mình đối với tài sản. sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ
HN&GĐ như trong quan hệ vợ chồng hoặc trong quan hệ hộ gia đình, trong quan hệ cộng đồng.
Về cách xác định tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Đồng thời, tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-CPquy định như sau:
“Điều 9.Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân 1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”
“Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.”
Thuật ngữ “thu nhập” được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo từ điển tiếng việt, thu nhập được hiểu là “ nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó”, theo thuật ngữ về thuế, thu nhập là “quyền lợi kinh tế, hay các giá trị nhận được”…..
1.1.3.2. Nội dung quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng:
Theo nguyên tắc chung, vợ chồng có quyền bình đẳng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 35 Luật HN&GĐ năm 2014).
Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Chế độ cộng đồng tạo sản là một chế độ có nhiều điểm phù hợp với tình hình phát triển xã hội, nhu cầu tâm lý của vợ chồng. Chế độ cộng đồng tạo sản không chỉ có trong luật HN&GĐ mà còn có trên nhiều nước của thế giới đều quy định về vấn đề này [7].
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Mặt khác, Theo khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng phải ghi tên cả vợ và chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên của cả hai vợ chồng, thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy
7 Đinh Thị Minh Phương (2006), Bình luận khoa học luật HN&GĐ Việt Nam, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [10, tr190];
nhiên, có trường hợp giấy chứng nhận ghi tên hai vợ chồng, nhưng quyền sử dụng đất không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất mà là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần, thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
+ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
+ Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó:
+ Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
+ Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.
Về quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng, Luật quy định:
+ Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+ Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có
chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
+ Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với BLDS năm 2015 về quyền sở hữu và phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam. Chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình