Những biện pháp đảm bảo và tăng cường trách nhiệm kỷ luật lao động

Một phần của tài liệu Kỷ luật lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1.3. Những biện pháp đảm bảo và tăng cường trách nhiệm kỷ luật lao động

1.3.1. Tác động xã hội

Biện pháp tác động xã hội có ảnh hưởng to lớn đến ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của NLĐ. Đây là biện pháp nhằm tạo ra và hướng dư luận xã hội vào việc lên án, phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật lao động và biểu hiện thái độ tán thành đối với những tấm gương tốt, những cá nhân, tập thể tiêu biểu. Có thể thấy, biện pháp tác động xã hội có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa vi phạm kỷ luật lao động, vì dư luận xã hội có thể gây ra tác động rất lớn về mặt ý thức, cách xử sự của NLĐ. NLĐ không thể tự mình tách ra khỏi tập thể lao động mà phải hòa

nhập vào tập thể, cộng đồng đó. Chính vì vậy, dưới tác động của tập thể lao động, NLĐ sẽ phải có ý thức hơn trong việc chấp hành kỷ luật lao động tại đơn vị.

Mặt khác, biện pháp tác động xã hội vừa có ý nghĩa đạo đức, vừa có ý nghĩa pháp lý vì việc tuân thủ kỷ luật không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là nội dung đạo đức xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, ý thức pháp luật của NLĐ ngày càng được nâng cao thì vai trò của dư luận xã hội có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho các biện thanh niên… Các tổ chức xã hội này sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn dư luận xã hội vào việc phê phán, lên án những hành vi vi phạm kỷ luật lao động và tuyên dương, khích lệ những hành vi, tấm gương tốt trong việc tuân thủ kỷ luật lao động.pháp pháp lý. Để biện pháp này thực hiện một cách có hiệu quả, cần nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội như: Tổ chức đại diện tập thể NLĐ, hội phụ nữ, đoàn

1.3.2. Giáo dục thuyết phục

Là biện pháp nhằm cho NLĐ hiểu rõ nội dung, mục đích và tác dụng của kỷ luật lao động. Từ đó nâng cao ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành kỷ luật của NLĐ trong đơn vị. Đây là biện pháp quan trọng có thể áp dụng cho NLĐ bằng những hình thức khác nhau. Đây cũng là biện pháp bao trùm nhất, vì tất cả các biện pháp khác cũng đều có mục đích chung giáo dục NLĐ chấp hành kỷ luật lao động. Trong giai đoạn hiện nay, biện pháp này càng có điều kiện để thực hiện khi mà quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở HĐLĐ, có sự thỏa thuận, thương lượng giữa NSDLĐ và NLĐ. Khi đó NLĐ tự nguyện cam kết, thỏa thuận và đồng ý với những điều khoản đã được quy định trong HĐLĐ nên họ sẽ tự nguyện chấp hành kỷ luật lao động. Mặt khác khi NLĐ đã tự ý thức được hành vi của mình, nhận thức được vai trò của kỷ luật lao động, họ sẽ trở lên nghiêm túc và tự giác thực hiện công việc được giao mà không cần phải đôn đốc, nhắc nhở. Hiện nay, Việt Nam đang trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển, ý thức về kỷ luật lao động trong một bộ phận NLĐ còn chưa cao. Cho nên, nước ta cần phải coi trọng và tăng cường hơn nữa việc sử dụng các biện pháp giáo dục này.

1.3.3. Khen thưởng

Bên cạnh hai biện pháp quan trọng nói trên, khen thưởng là một biện pháp biểu dương về mặt tinh thần có kèm theo khuyến khích vật chất đối với NLĐ có thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động, từ đó động viên tính tích cực, tự giác của bản thân NLĐ có thành tích, cũng như của NLĐ khác trong đơn vị. Việc khen thưởng về mặt tinh thần cũng như vật chất luôn là động lực kích thích NLĐ

làm việc hăng say, nâng cao năng suất lao động, đồng thời nâng cao nhận thức cho NLĐ đối với việc chấp hành kỷ luật lao động. Bởi vì con người nói chung luôn luôn có nhu cầu thỏa mãn về vật chất cũng như tinh thần. Trong đơn vị sử dụng lao động, NSDLĐ cùng với các tổ chức: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ phải luôn thực hiện việc khen thưởng kịp thời, hợp lý, hình thức khen thưởng tương đương với thành tích NLĐ đạt được. Có như vậy khen thưởng mới trở thành biện pháp hữu hiệu để đảm bảo và tăng cường kỷ luật lao động.

Đồng thời với việc khen thưởng, biểu dương những người có thành tích trong việc chấp hành kỷ luật lao động, thì đối với những người có hành vi coi thường kỷ luật lao động trong đơn vị cũng phải kịp thời phê phán và lên án. Bởi những hành vi này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, ý thức thực hiện kỷ luật lao động của những NLĐ trong đơn vị và cho tất cả tập thể lao động.

Việc khuyến khich, khen thưởng này cũng là nguồn động viên NLĐ tiếp tục giữ vững và phát huy thành tích của mình, đồng thời là tấm gương tốt cho những NLĐ khác phấn đấu và noi theo. Điều này tạo ra phong trào thi đua giữa những NLĐ trong đơn vị, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật lao động nói chung và kỷ luật lao động nói riêng, nhằm đảm bảo sự ổn định sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

1.3.4. Áp dụng trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất

Để đảm bảo kỷ luật lao động, nếu chỉ chú trọng đến công tác giáo dục thuyết phục, tác động xã hội, khen thưởng nhằm động viên NLĐ tự giác chấp hành kỷ luật lao động thôi thì chưa đủ. Trên thực tế có nhiều trường hợp, NLĐ coi thường kỷ luật lao động đã thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra tác hại không chỉ đối với NLĐ, NSDLĐ mà còn đối với tập thể lao động. Do vậy, cần phải có chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Đó chính là việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động.

Biện pháp này nhằm nhắc nhở, trừng phạt hoặc loại ra khỏi tập thể lao động những NLĐ vi phạm kỷ luật lao động, gây ra những thiệt hại về vật chất của NSDLĐ.

Như vậy, việc áp dụng biện pháp đảm bảo và tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động là những giải pháp có ý nghĩa và vai trò quan trọng nhằm làm cho NLĐ thực hiện tốt công việc và nhiệm vụ của mình, nhằm nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, góp phần giữ vững nền nếp, trật tự, kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị.

Một phần của tài liệu Kỷ luật lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp tại tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)