Nội dung quy định pháp luật hiện hành về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la (Trang 37 - 43)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN

2.1.2. Nội dung quy định pháp luật hiện hành về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn

Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, từ tính nhân đạo của pháp luật, luật HN&GĐ của Nhà nước ta quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong một số trường hợp.

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi12. Có thể nhận thấy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã kế thừa quy định của cả ba luật trước đó về vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng.

Theo đó, việc xác định quyền yêu cầu ly hôn của người chồng dựa vào các nội dung, đó là: (1)trạng thái có thai, (2) nuôi con và (3) sự kiện sinh con của người vợ. Ở mỗi nội dung, sau đây tác giả sẽ đi tìm hiểu, phân tích quy định pháp luật hiện hành qua đó có những bình luận, đánh giá đến từng nội dung về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành.

- Về trạng thái có thai của người vợ:

12 Xem khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Việc xác định trạng thái có thai của người vợ dựa trên cơ sở sinh học thông qua quá trình thụ thai và phát triển của trứng để thành thai nhi. Thụ thai là sự thụ tinh và làm tổ của trứng. Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử cái là noãn để hình thành một tế bào mới gọi là trứng. Trứng di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ. Sau khi làm tổ, trứng phát triển qua hai thời kì:

Thời kì thứ nhất bắt đầu từ khi thụ tinh cho đến hết 8 tuần lễ đầu (thời kì sắp xếp tổ chức). Đây là thời kì hình thành bào thai.

Thời kì thứ hai từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng (thời kì hoàn chỉnh tổ chức). Đây là thời kì phát triển của thai. Thai nhi đã được hình thành đầy đủ các bộ phận và tiếp tục lớn lên, phát triển và hoàn chỉnh các tổ chức của thai.

Như vậy, có thể nói người vợ có thai được tính từ khi trứng hoàn thành quá trình làm tổ trong buồng tử cung cho đến khi thai nhi được sinh ra.

Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của y học nên con người đã can thiệp vào quá trình thụ tinh. Sự thụ tinh có thể diễn ra trong cơ thể người phụ nữ hoặc có thể diễn ra trong phòng thí nghiệm (gọi là thụ tinh trong ống nghiệm).

Tuy nhiên, quá trình phát triển của trứng để thành thai nhi nhất định phải diễn ra trong cơ thể người phụ nữ. Do vậy, đối với các trường hợp thông thường, người vợ có khả năng mang thai thì dù sự thụ tinh diễn ra trong cơ thể của họ hay trong ống nghiệm rồi được cấy vào tử cung của họ (thành công) thì họ đều được xác định là đang có thai. Khi đó, việc xác định chồng của họ không có quyền yêu cầu ly hôn là hoàn toàn có cơ sở.

- Về việc người vợ sinh con:

Sinh con được diễn ra trong quá trình gọi là chuyển dạ, bắt đầu khi tử cung mở, tiếp theo là sổ thai và cuối cùng là sổ rau. Về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi vợ sinh con còn có ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian vợ sinh con, có nghĩa là người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn chỉ trong

thời gian diễn ra quá trình sinh con. Ý kiến này dựa trên sự phân tích câu chữ trong điều luật cho rằng: Cụm từ "dưới 12 tháng tuổi” không bổ nghĩa cho cụm từ "sinh con” mà chỉ bổ nghĩa cho cụm từ "nuôi con”. Ý kiến thứ hai cho rằng người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khi vợ sinh con mà tính từ thời điểm sinh là chưa được 12 tháng. Tức là người chồng chỉ có quyền yêu cầu ly hôn sau khi vợ sinh con được 12 tháng.

Căn cứ vào bản chất, ý nghĩa của quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng, cũng như phân tích câu chữ trong điều luật có thể nhận thấy rằng ý kiến thứ hai là phù hợp. Xét trên khía cạnh bảo vệ bà mẹ và trẻ em, nếu người chồng chỉ bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong quá trình sinh con là không hợp lí. Quá trình sinh con chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian. Theo y học thì quá trình này diễn ra trong thời gian tối đa là khoảng 10 giờ.

Nếu pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng chỉ trong thời gian đó thì không có ý nghĩa trong việc bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Sự kiện sinh con của người phụ nữ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của họ. Vì vậy, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng phải được kéo dài trong khoảng thời gian sau khi vợ sinh con. Hơn nữa, quy định này nhằm hạn chế quyền ly hôn của người chồng cả trong trường hợp người vợ sinh con mà không được nuôi con (do con chết, do mang thai hộ…). Xét về mặt câu chữ của điều luật thì giữa cụm từ "sinh con” và "nuôi con” có từ

"hoặc”, do đó cụm từ "dưới 12 tháng tuổi” bổ nghĩa cho cả cụm từ "sinh con”

và "nuôi con”. Như vậy, sự kiện sinh con của người vợ được coi là một trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng nhưng không chỉ vào thời điểm người vợ sinh con mà kéo dài cho đến khi được 12 tháng.13

- Về việc người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

13 Ngô Thị Hường, Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Tạp chí Luật học số 12/2015, trang 43,44

Việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng. Người con này có thể là con đẻ, có thể là con nuôi (con nuôi của người vợ hoặc của cả hai vợ chồng).

Bên cạnh đó vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong Luật HN và GĐ năm 2014 còn phải được xem xét trong mối tương quan với các quy định hoàn toàn mới của Luật này về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định từ Điều 94 đến Điều 100. Như vậy, trên thực tế có thể xảy ra các trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời người chồng lại có yêu cầu ly hôn hoặc Vợ chồng người nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con:

Khi vợ chồng đang nhờ người mang thai hộ, người chồng có quyền ly hôn vợ hay không? Đây là trường hợp khá cá biệt, nhưng là tình huống pháp lý cần phải được quan tâm trong bối cảnh việc nhờ người mang thai hộ không còn là một vấn đề xa lạ.

Theo quy định tại Điều 94, Luật HN&GĐ 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ là đứa trẻ sinh ra.

Ngoài ra, Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.14

Theo những quy định trên, có thể hiểu rằng chỉ từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra thì đứa trẻ đó mới được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Vì trên thực tế người mang thai và sinh con là người mang thai hộ,

14 Xem khoản 2 Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2014.

nên trong khoảng thời gian đang nhờ mang thai hộ, người vợ không được xác định là người đang mang thai và sinh con.

Do vậy, có ý kiến cho rằng 15trước khi đứa trẻ được sinh ra, người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn với người vợ của mình, không liên quan khoản 3, Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 về hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai.

Tương tự như vậy khi vợ chồng người nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người mang thai hộ đang mang thai, sinh con thì đối với trường hợp hợp này nếu chiếu theo phân tích các quy định pháp luật ở trên thì họ cũng hoàn toàn có quyền xin ly hôn.

Nhưng nếu quy định như vậy có đảm bảo cho sự ra đời của đứa trẻ hay không? Có đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em hay không? Bởi nếu vợ chồng nhờ mang thai hộ ly hôn thì không chỉ gây bất ổn đến tâm lí (gây thấp thỏm lo âu) mà còn ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của người mang thai hộ như nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc xác định cha mẹ, con bởi khi đã ly hôn họ rất có thể sẽ từ chối việc nhận con và không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Sự kiện sinh đẻ của người đồng ý mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp lý cha mẹ và con giữa cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ và đứa trẻ được sinh ra. Nếu người chồng hoặc người vợ hoặc cả hai vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người đồng ý mang thai hộ “đang mang thai, sinh con” có thể dẫn đến việc hôn nhân của họ chấm dứt trước khi đứa trẻ chào đời, cũng như việc giải

15 Xem bài viết Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đăng tại http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=288

quyết ly hôn sẽ không thể đồng thời giải quyết được vấn đề nuôi con, nếu sau này cháu được sinh ra và còn sống. Theo Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con (Khoản 3 Điều 98) đồng thời việc giải quyết vấn đề ai là người trực tiếp nuôi con cũng như mức cấp dưỡng đối với bên không trực tiếp nuôi con vẫn phải được giải quyết tương tự trường hợp cha mẹ ly hôn bình thường. Do đó trong trường hợp này, vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng nên đặt ra. Đồng thời nếu cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người đồng ý mang thai hộ đang mang thai, sinh con thì theo cá nhân tác giả nên hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của cả hai vợ chồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người mang thai hộ cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đứa trẻ chào đời.

Trường hợp 2: Cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, sau đó, người chồng của người mang thai hộ lại có yêu cầu ly hôn hoặc vợ chồng người mang thai hộ thuận tình ly hôn khi người vợ đang mang thai, sinh con.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014, “Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ”. Đồng thời, khoản 3 của Điều này cũng có quy định:

“Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày”.

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận rõ người mang thai hộ và chồng của người này vẫn có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ đối với con, đồng

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)