Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
2.2.2. Một số vướng mắc, bất cập
Quan hệ hôn nhân được hình thành trên cơ sở tự nguyện, và việc ly hôn cũng sẽ được giải quyết trên tinh thần tự nguyện. Pháp luật có quy định để đảm bảo quyền lợi của người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì các quy định của pháp luật cũng bộc lộ một số hạn chế:
2.2.2.1 Trường hợp vợ đang mang thai con người khác, chồng không được ly hôn.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tức là họ tự nguyện đến với nhau mà không tổ chức, cá nhân nào có quyền ép buộc hay cản trở. Và việc ly hôn cũng sẽ được giải quyết theo tinh thần tự nguyện khi có yêu cầu của một trong hai bên vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Theo số liệu tổng kết của TAND Tối cao năm 2010, cả nước có 88.591 vụ ly hôn và con số ngày càng tăng một
23 Nguồn thu thập tại TAND thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
cách đáng kể. Có 3 trường hợp yêu cầu ly hôn: người vợ đơn phương yêu cầu, người chồng đơn phương yêu cầu, cả hai vợ chồng cùng yêu cầu (gọi là thuận tình ly hôn theo thuật ngữ pháp lý). Tuy nhiên không phải bất kì yêu cầu ly hôn nào xuất phát từ phía người chồng cũng được chấp nhận, một số quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành hạn chế quyền ly hôn của người chồng.
Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Một quy định mang tính nhân văn sâu sắc gián tiếp bảo vệ người mẹ và người con.
Trong đời sống vợ chồng, luôn cần có sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ, chồng và hơn bất cứ lúc nào hết là khi đang mang thai và nuôi con nhỏ, người vợ lại cần sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ từ phía người chồng nhiều hơn cả. Quy định này pháp luật đã phần nào bảo vệ được quyền lợi của người làm vợ, tuy nhiên nhìn từ một góc độ khác, quy định này trong một số trường hợp đã bỏ sót quyền lợi của người chồng.
Thứ nhất, đặt trường hợp người chồng A và người vợ B kết hôn với nhau nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, A nộp đơn xin ly hôn trong khi B đang mang thai. Và hiển nhiên theo quy định của pháp luật yêu cầu ly hôn của A sẽ không được cho phép. Giả sử nếu việc B cố tình mang thai khi biết A có ý định ly hôn để ràng buộc A vào điều kiện hạn chế ly hôn thì trong trường hợp này A không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi vợ mình sinh con và nuôi con đến đủ 12 tháng tuổi. Có thể A vẫn chờ B sinh con, nuôi con đến đủ 12 tháng tuổi để có thể đơn phương yêu cầu ly hôn nhưng B lại tiếp tục mang thai.
Vấn đề ở đây là pháp luật không có quy định xét đến thai nhi trong bụng B có phải là con của A hay không? Theo quy định hiện hành khi đứa trẻ đã được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con của vợ chồng.
Đây chính là sự bất cập của pháp luật, vì trên thực tế, khi biết được đứa con người vợ đang mang thai không phải của mình, người chồng sẽ có những diễn biến tâm lý hết sức bất thường dễ dẫn đến phạm tội. Bởi vì nếu đã biết rõ và có chứng cứ cho thấy vợ ngoại tình và đó không phải là con mình thì người chồng thường sẽ có cách cư xử bạo hành về tinh thần và thể xác như thường xuyên móc nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; tệ hơn là đánh đập, ngược đãi và có khi vì không kiểm chế được bản thân mà còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người vợ và thai nhi hoặc đứa trẻ. Như vậy, mục đích của hôn nhân là cả vợ và chồng phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc cho nhau, cùng nhau chăm sóc nuôi dạy con cái là không đạt được. Nếu như vậy thì việc hạn chế quyền ly hôn của A trong trường hợp này là không hợp lý. Tinh thần của Luật HN&GĐ khi hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này nhằm bảo vệ người vợ và thai nhi để họ có được sự chăm sóc quan tâm của người chồng, người cha của đứa bé. Vậy ở đây, người có trách nhiệm chính trong việc quan tâm, chăm sóc B chính là cha của thai nhi trong bụng B chứ không phải nhất định là A. Ngoài ra, việc người vợ B có quan hệ ngoài hôn nhân với người khác không phải là chồng của mình dẫn đến mang thai là trái với đạo đức của người Á Đông đặc biệt là người Việt Nam cũng như đã vi phạm Luật HN&GĐ. Như vậy pháp luật đã chưa dự liệu cho trường hợp cụ thể này dẫn đến sự bất hợp lý khi hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp này.
Cụ thể tại đơn xin ly hôn của chị Lê Thị Bích Thảo, sinh năm 1987 thường trú tại Tổ1, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La xin ly hôn với anh Vũ Thanh Ngọc, sinh năm 1983 có trình bày rõ nội dung như sau xin ly hôn như sau:
“Sau quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã quyết định đi đến hôn nhân. Ngày 09/01/2017 chúng tôi có đăng ký kết hôn theo Giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn số: 03/2017 tại Ủy ban nhân dân phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Kết hôn trên cơ sở tự nguyện không bị ép buộc.
Từ khi kết hôn vợ chồng chúng tôi chung sống với nhau ở nhờ nhà bà Lương Thị Tám (quan hệ là mợ) tại bản Co Sản, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Trong quá trình chung sống chúng tôi dần dần phát sinh mâu thuẫn từ nhỏ đến lớn, bất đồng quan điểm trong cách sống, mâu thuẫn trầm trọng hơn sau khi ngày 26/9/2017 tôi sinh con, chồng tôi nghi ngờ đứa con tôi sinh không phải con chồng tôi nên chồng tôi đã làm đơn xin ly hôn nhưng bị tòa trả lại đơn yêu cầu giải quyết ly hôn do rơi vào trường hợp pháp luật quy định bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Để giải quyết những nghi ngờ cho chồng tôi, tôi có để cho chồng tôi và mẹ chồng tôi đã lấy tóc đứa bé đi giám định ADN nhưng lại không làm vì chí phí quá lớn khi đó tôi sinh con được 22 ngày, từ đó dẫn đến tinh thần tôi bị khủng hoảng. Vì vậy mà đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi không hạnh phúc và mâu thuẫn vợ chồng không thể hòa giải, đến tháng 12/2017 trong thời gian nghỉ thai sản tôi đã về sống tại nhà bố mẹ đẻ tại Tổ1, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Hiện tại hết thai sản tôi đã quay lại làm việc và sống tại bản Co Sản, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai. Từ tháng 12/2017 đến nay chúng tôi sống ly thân, trong thời gian đó chồng tôi bỏ bê không quan tâm tới mẹ con tôi, chúng tôi không thể quay lại sống với nhau được nữa, tiếp tục chỉ làm khổ hai người và con của chúng tôi.
Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý tòa xem xét giải quyết cho tôi được ly hôn”24.
Như vậy trong trường hợp này có thể thấy rằng tuy đây không phải là trường hợp người vợ trong thời kì hôn nhân có thai với người khác, tuy nhiên cho dù mới chỉ là nghi ngờ đứa trẻ sinh ra không phải là con của mình thì
24 Trích tại Bản tự khai, đơn xin ly hôn tại TAND thành phố Sơn La của chị Lê Thị Bích Thảo
người chồng đã bỏ bê, không quan tâm, thậm chí còn có những hành động gây khủng hoảng, bất lợi cho người mẹ và đứa trẻ. Đối với vụ việc xin ly hôn của chị Thảo này nếu như người vợ không đứng tên xin ly hôn mà pháp luật đã quy định người chồng không được phép xin ly hôn thì sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến không chỉ người vợ, đứa trẻ mà còn ảnh hưởng tới cả người chồng.
Một minh chứng nữa là trường hợp chồng không được ly hôn do vợ đang có thai, vì vậy người chồng phải đợi đến khi đứa trẻ được trên 12 tháng nhưng khi đứa trẻ chưa được 12 tháng thì người vợ lại tiếp tục mang thai với người khác.
Anh Lê Văn Lâm làm công an xã Hát Lót, huyện Mai Sơn có quan hệ tình cảm với chị Đặng Lê Bích Đào. Sau đó hai người đã đi đăng ký kết hôn tại UBND xã Hát Lót. Sau một thời gian chung sống giữa hai người có những bất đồng trong gia đình, giữa mẹ chồng và nàng dâu thường xuyên xảy ra tranh cãi. Đỉnh điểm mâu thuẫn khi chị Đào bỏ nhà đi với người đàn ông khác, anh Lâm làm đơn xin ly hôn. Sau 2 lần tòa gọi lên cô ấy nói có thai không phải con của chồng, tòa đưa đi siêu âm thì cô ấy đã có thai 4 tuần và tòa từ chối giải quyết ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Mặc nhiên đứa con không phải của anh Lâm nhưng vẫn được khai sinh lấy tên bố là anh ấy. Như vậy, phải chờ đến khi đứa con được đủ 12 tháng tức là ngày 18/11/2016 vừa qua, anh Lâm đã đâm đơn ly hôn lên tòa án, lần thứ nhất gọi cô ấy không lên tòa và đến lần thứ 2 cô ấy lên và nói mình có thai tiếp, tòa án cũng đã đưa cô ấy đi siêu âm và cũng đã có thai được 4 tuần, tòa án tiếp tục từ chối đơn ly hôn của anh..
Như vậy, việc tiếp tục bị hạn chế ly hôn trong trường hợp của anh Lâm khiến cho anh Lâm bị ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của anh. Chẳng hạn đứa con thứ nhất sinh ra tuy biết chính xác đó không phải là con của mình nhưng theo quy định của pháp luật được xác định là con chung của cả hai vợ chồng trong thời kì hôn nhân nên anh Lâm vẫn phải có nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng và sẽ xuất hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi đủ điều kiện ly hôn. Mặt khác việc không thể ly hôn với người vợ trong thời gian vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi sẽ rất đến việc anh Lâm không thể kết hôn với người khác. Trong trường hợp của anh Lâm tổng cộng có hai lần bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn, như vậy việc bị hạn chế thực hiện các quyền khác trong một thời gian dài như vậy đã vô hình chung ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của anh.
Do đó với hai trường hợp kể trên, có thể thấy rằng việc pháp luật quy định còn khá cứng nhắc về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chồng. Quy định của pháp luật vẫn biết sinh ra với mục đích, tôn chỉ là bảo vệ bà mẹ và trẻ em, tuy nhiên cũng không thể vì thế mà quá thiên lệch bảo vệ một phía, mà cần có cái nhìn tổng quát cân nhắc tới cả quyền lợi chính đáng của người chồng. Vậy cần có sự thay đổi quy định pháp luật như thế nào, tác giả xin phép được trình bày tại chương 3.
2.2.2.2 Trường hợp người vợ sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng không may đứa bé bị chết
Pháp luật quy định chồng không được quyền xin ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Có thể thấy với quy định của luật hiện hành trong trường hợp người vợ sinh con, nhưng không may đứa trẻ bị chết khi chưa đủ 12 tháng tuổi và người vợ lại trở thành không nuôi con, thì đương nhiên người chồng sẽ không bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn nữa. Dưới đây là một vụ việc có thật trên thực tế:
Hai đứa con lần lượt ra đi khi vừa chào đời khiến chị Mai vô cùng đau đớn. Do không thể sinh được con cho nhà chồng vì thế mà chồng chị Mai đã đề nghị chia tay. Bé đầu sinh non, con chào đời được mấy giờ đồng hồ thì mất. Lúc này chị Mai vẫn ở với gia đình chồng. Sau thời gian kiêng khem thì 6 tháng sau chị Mai có bầu lần 2 trong sự vui sướng, hạnh phúc từ hai bên gia
đình. Nhưng tai họa lại ập xuống, đúng đến tháng mang thai thứ 8 chị Mai bị cạn ối phải mổ sinh con, bé chào đời được 2,2 kg và đưa vào lồng ấp. Sau đó bé có dấu hiệu bị viêm phổi nặng và đúng khi bé chào đời được 22 ngày thì mất. Đến lúc này thì chồng chị Mai đã xin ly hôn vì chị Mai sinh hai đứa con đều mất và anh muốn chia tay để tìm hạnh phúc mới. Lúc đầu chị Mai không chấp nhận nhưng vì thái độ cương quyết và sự bỏ mặc chiến tranh lạnh của anh và gia đình nhà chồng nên chị Mai đã đồng ý.25
Trường hợp này, người vợ về tâm sinh lý và thể chất đều trong hoàn cảnh hết sức nhạy cảm, yếu thế, việc xin ly hôn của người chồng vào thời điểm này dễ ảnh hưởng đến người vợ, có thể gây suy giảm sức khỏe về cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nếu áp dụng khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014, trường hợp này người vợ đã qua thời kỳ có thai và sinh con, cũng như không đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, do đó, người chồng không bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Để giải quyết sự chưa hợp lý này, thiết nghĩ nên có văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là người vợ “sinh con”, đồng thời cũng nên xem là “sinh con” trong trường hợp con được sinh ra mà qua đời trước 12 tháng tuổi.
2.2.2.3 Trường hợp người vợ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con
Có những vướng mắc khi trên thực tế để xác định việc người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng dựa trên sự kiện có thật là người vợ đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con nhỏ dưới 12 tháng. Trong thực tế khi thực hiện quy định này sẽ phát sinh tranh chấp, trong một số trường hợp cụ thể cần phải xác định xem người chồng có bị hạn chế quyền đơn phương ly hôn hay không? Ví dụ như: Trong trường hợp người vợ sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, không chăm sóc, bỏ bê con cho người chồng chăm sóc, nuôi dưỡng thì trên thực tế liệu họ có được xét xét vào trường hợp đang
25 Nguồn tổng hợp tại Tòa án thành phố Sơn La
nuôi con dưới 12 tháng tuổi hay không? như vậy người chồng có bị hạn chế quyền ly hôn hay không hay vẫn có thể đơn phương ly hôn. Dưới đây là một minh chứng:
Cưới nhau từ năm 2014, anh Hoàng Ngọc Sơn (32 tuổi) và chị Lò Lệ Thúy (25 tuổi), ở huyện Phù Yên đã có với nhau 2 đứa con.Hai đứa con suýt soát tuổi nhau một đứa sinh năm 2015 và một đứa mới được 9 tháng. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh Sơn phải đi phụ xe khách tuyến Sơn La- Hà Nội. Chị Thúy ở nhà chăm sóc con cái.
Khi đứa con thứ hai được 9 tháng thì chị Thúy đột ngột bỏ đi theo người đàn ông khác, để lại 2 đứa con nhỏ cho mẹ anh Sơn chăm sóc. Khi bỏ đi chị Thúy đã ôm hết tiền dành dụm của cả nhà bỏ đi theo người tình là anh hàng xóm gần nhà. Chị bỏ đi không quan tâm hay gửi tiền về nuôi con nên anh Sơn đã làm đơn xin ly hôn nhưng bị tòa án nhân dân huyện Phù Yên trả lại đơn vì đứa con thứ 2 của anh mới được 9 tháng như vậy anh nằm trong trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.26
Theo cá nhân tôi thấy rằng đối với trường hợp xin ly hôn của anh Sơn việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của anh là chưa thỏa đáng vì xét về thực tế chị đang không nuôi con, hơn nữa hành vi của chị là vi phạm về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Mặt khác Luật HN và GĐ cũng quy định việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là một trong những căn cứ để ly hôn.
Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể để đánh giá vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đến mức độ nào thì đủ cơ sở xác định là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
26 Nguồn sưu tầm tại TAND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.