Những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các trường hợp ly hôn tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la (Trang 43 - 53)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH SƠN

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La

2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các trường hợp ly hôn tại tỉnh Sơn La

Nhìn chung, trong những năm gần đây ngành Tòa án nói chung đã có nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động xét xử. Số lượng án cấp huyện thụ lý, giải quyết tăng, chất lượng giải quyết án được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015, TAND các cấp tỉnh Sơn La đã xét xử tổng số 10.856 vụ án các loại, trong đó án hình sự 5.637 vụ với 8.870 bị cáo; 5.219 vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động (trong đó, án dân sự 1.223 vụ, án HN&GĐ 3.874 vụ, án kinh tế 52 vụ, án hành chính 24 vụ, án lao động 38 vụ, phá sản 08 vụ); công tác Thi hành án hình sự được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hoạt động của TAND các cấp tỉnh Sơn La đã góp phần giữ vững kỷ

16 13. Hoàng Thị Hải Yến, Trường Đại học Luật- Đại học Huế, Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 9 (292) năm 2016 truy cập ngày 05/06/2018.

cương pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Bên cạnh đó các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã được quan tâm đúng mức. Đặc biệt TAND các cấp tỉnh Sơn La đã làm tốt công tác phối hợp với các ngành công an, kiểm sát và các cơ quan hữu quan trên địa bàn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội tại địa phương17.

Trong 70 năm qua, ngành Tòa án Sơn La đã có rất nhiều cố gắng, tận tâm, tận tụy và trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, trung thành với Tổ quốc, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, xứng đáng là công cụ sắc bén trong việc trừng trị nghiêm minh các tội phạm khác, kết hợp tốt trừng trị với giáo dục, giải quyết tốt các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Đó là niềm tự hào đồng thời là nguồn động viên khích lệ to lớn đối với toàn thể cán bộ, công chức hệ thống TAND nói chung cũng như TAND các cấp tỉnh Sơn La nói riêng. Ghi nhận những thành tích mà TAND đã đạt được, nhiều đơn vị, cá nhân của TAND các cấp tỉnh Sơn La đã được Đảng, Nhà nước, TANDTC, UBND tỉnh tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua cao quý. Có được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là do Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Sơn La luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và sâu sát của TANDTC; Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Sở, Ban, ngành, các cơ quan hữu quan liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội đoàn thể trong tỉnh; đặc biệt là sự đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, nỗ lực phấn đấu phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của tập thể

17 http://sonla.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/content/toa-an-nhan-dan-cac-cap-tinh-son-la-gop- phan-giu-vung-ky-cuong-phap-luat]

cán bộ, công chức TAND các cấp tỉnh Sơn La. Chính sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu đó đã tạo điều kiện cho đơn vị đạt được những thành quả xuất sắc trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, là động lực để TAND các cấp tỉnh Sơn La vững bước trên con đường phát triển, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La ngày càng văn minh, hiện đại.

Về cơ cấu tổ chức của ngành TAND tỉnh Sơn La có sự thay đổi, bổ sung đó là thành lập mới Tòa án nhân dân huyện Vân Hồ ( tách ra khỏi Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu ), do vậy hiện nay ngành Tòa án Sơn La có 12 đơn vị Tòa án cấp huyện trực thuộc Tòa án tỉnh. Tổng biên chế trong toàn ngành đến nay là 173 người: Trong đó Tòa án nhân dân tỉnh là 44 người, có 10 Thẩm phán; Tòa án nhân dân cấp huyện là 129 người, có 52 Thẩm phán ( trong đó có 07 Thẩm phán trung cấp). Nhìn chung tất cả cán bộ, công chức trong toàn ngành đều nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao18.

Trong năm gần đây công tác giải quyết, xét xử các loại án của TAND hai cấp tỉnh Sơn La nói chung đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chất lượng xét xử và quá trình tiến hành tố tụng từng bước được nâng cao.

Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế mặc dù số lượng án ít nhưng tính chất phức tạp, toàn ngành đã cố gắng, nỗ lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, áp dụng đúng các trình tự tố tụng và đường lối giải quyết các vụ án, nên đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Tỷ lệ án hòa giải thành đạt kết quả cao; tỷ lệ vụ án đình chỉ xét xử (do đương sự tự nguyện rút đơn sau khi Tòa án hòa giải, giải thích pháp luật) cũng tương đối cao.

Theo số liệu thống kê tại Tòa án thì tổng số vụ việc thụ lí các vụ việc ly hôn qua các năm như sau19:

18 Kết quả công tác Tòa án năm 2014 , phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 của ngành TAND tỉnh Sơn La

19 Báo cáo công tác năm 2015, 2016,2017, 6 tháng đầu năm 2018 tại TAND tỉnh Sơn La

Huyện 2016 2017 6 tháng đầu năm 2018

Bắc Yên 24 30 10

Mai Sơn 88 81 21

Mộc Châu 50 100 16

Mường La 32 35 8

Phù Yên 61 100 23

Quỳnh Nhai 23 33 11

Sông Mã 68 82 17

Sốp Cộp 14 10 4

Thành phố

Sơn La 150 168 36

Thuận Châu 43 58 12

Vân Hồ 53 45 8

Yên Châu 64 88 22

Tổng cộng 670 830 188

Số liệu thống kê tại Tòa án Trong đó, khi giải quyết đơn yêu cầu ly hôn các Tòa án đã áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết các trường hợp xin ly hôn, trong đó có các trường hợp tòa án trả lại đơn xin ly hôn do người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN và GĐ năm 2014.

Một vài vụ án cụ thể thu thập được tại TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La:

Vụ án thứ nhất20:

Tại Tòa án nhân dân huyện Sông Mã, Sơn La, cán bộ thụ lí cung cấp thông tin vụ việc: Anh Mùi Văn Trường sinh năm 1990, Hộ khẩu thường trú và nơi ở: Xã Nà Ngịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có làm đơn xin ly hôn với

20 Nguồn tự thu thập tại TAND huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

chị Nguyễn Hương Giang sinh năm 1993, Hộ khẩu thường trú tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.Theo lời anh Trường trình bày anh và chị Giang đăng ký kết hôn tại UBND xã Nà Ngịu, Sông Mã, Sơn La ngày 03/03/2013 và có một con chung là cháu Mùi Văn Hưng sinh ngày 05/10/2014. Do tính chất công việc là công an ma túy nên anh thường xuyên phải đi công tác xa nhà, ít thời gian gần gũi với vợ. Anh Trường nghi ngờ cháu Hưng không phải là con của mình nên bức xúc và yêu cầu TAND huyện Sông Mã giải quyết ly hôn cho anh.

- Về con chung: Mùi Văn Hưng sinh ngày 05/10/2014

Khi ly hôn cháu Hưng sẽ do chị Giang nuôi dưỡng và anh sẽ cấp dưỡng cho cháu 1.500.000 đồng/ tháng.

- Về tài sản chung: Không yêu cầu tòa án giải quyết

Ngoài yêu cầu xin ly hôn anh Trường không yêu cầu tòa án giải quyết bất cứ một vấn đề nào khác.

Khi cán bộ tòa án nhận được đơn xin ly hôn đơn phương của anh Trường, qua nội dung đơn anh Trường gửi và lời trình bày trực tiếp của anh, nhận thấy cháu Mùi Văn Hưng sinh ngày 05/10/2014, vào ngày nộp đơn cháu mới chỉ 06 tháng tuổi, còn quá nhỏ. Vì vậy anh Trường thuộc trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cán bộ TAND huyện Sông Mã đã giải thích quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn cho anh Trường hiểu cũng như phân tích hiện nay khoa học rất phát triển nếu nghi ngờ cháu Hưng không phải là con đẻ anh có thể tìm đến các trung tâm y tế để xét nghiệm huyết thống giũa anh và cháu Hưng để làm sáng tỏ nghi ngờ, giải tỏa bực tức trong lòng. Hiện cháu Mùi Văn Hưng còn quá nhỏ, nếu đùng cháu là con của anh Trường và chị Giang thì khi sự việc được sáng tỏ, lúc ấy cũng không phải yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn nữa. Con nếu cháu Hưng không phải là con đẻ của anh Trường thì khi cháu

đủ 12 tháng tuổi, nếu anh có đầy đủ các chứng cứ, giấy tờ hợp lệ thì khi đó anh Trường mới có quyền yêu cầu ly hôn.

Vụ việc thứ hai21

Anh Lèo Văn Ngoãn sinh năm 1992 và chị Lò Thị Út Ngọc sinh năm 1993 yêu nhau được 2 tháng thì cưới. Theo anh Ngoãn khai tại bản tự khai tại Tòa án nhân dân huyện Phù Yên cả hai đã đi đăng kí kết hôn tại UBND xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trong lúc yêu nhau anh Ngoãn không biết là chị Ngọc đang mang thai với người yêu cũ. Khi cưới nhau về thì lúc đó chị Ngọc cũng thú nhận với anh Ngoãn rằng vì bị người yêu cũ bỏ rơi nên đã nhanh chóng yêu và đồng ý lấy anh. Do quá tức giận nên anh đã đuổi vợ về nhà mẹ đẻ ở. Vì đứa bé không phải là con của anh nên anh Ngoãn muốn ly hôn với vợ và sau này khi đứa bé sinh ra anh cũng không muốn đứa bé đăng kí khai sinh theo họ của mình. Anh Ngoãn có nộp đơn ra tòa án nhân dân huyện Phù Yên để xin ly hôn.

- Về nợ chung: Không có và cũng không yêu cầu tòa án giải quyết.

- Về con chung: Hiện chị Ngọc đang mang thai sắp đền ngày sinh, anh không muốn đứa bé sinh ra khai sinh theo họ của mình và từ chối việc cấp dưỡng cho cháu sau này.

Khi cán bộ tòa án nhận được đơn xin ly hôn đơn phương của anh Ngoãn, qua nội dung lời trình bày trực tiếp của anh, nhận thấy vào thời điểm nộp đơn vợ anh Ngoãn là chị Lò Thị Út Ngọc đang mang thai tháng thứ chín vì vậy cán bộ Tòa án đã giải thích rõ cho anh Ngoãn hiểu rằng anh thuộc trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Đồng thời cán bộ Tòa án cũng giải thích cho anh Ngoãn hiểu về quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về việc xác định cha mẹ cho con, theo đó

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ

21 Nguồn thu thập tại TAND huyện Phù Yên

hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Việc xác định quan hệ mẹ con có thể thông qua bằng chứng trực tiếp là sự kiện sinh đẻ nhưng quan hệ cha con thì chủ yếu suy đoán từ sự thật khách quan người phụ nữ sinh ra đứa trẻ đang tồn tại một quan hệ hôn nhân thì người chồng của người mẹ sẽ là cha đứa trẻ.

Như vậy dù là người vợ có thai với người khác đi chăng nữa và người chồng cũng biết được điều đó thì đứa trẻ về mặt nguyên tắc vẫn được xác định là con chung của người vợ và người chồng trong quan hệ hôn nhân.

Vì vậy, nếu anh Ngoãn không thừa nhận đứa trẻ là con mình thì căn cứ vào khoản 2 Điều 89 Luật HN và GĐ năm 2014 anh có thể yêu cầu tòa án xác định đứa trẻ không phải là con mình và phải cung cấp chứng cứ nhằm chứng minh rằng mình không phải là cha của đứa trẻ do vợ mình sinh ra. Trong thực tiễn hiện nay, chứng cứ mà các đương sự thường cung cấp để xác định quan hệ cha con là kết luận giám định gen (ADN). Đây là chứng cứ có sức thuyết phục nhất trong việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên các chứng cứ khác cũng có sức thuyết phục cao để chứng minh rằng họ là chồng của mẹ đứa trẻ nhưng không phải là cha đứa trẻ như: Trong thời gian có thể thụ thai đứa trẻ thì người chồng đi công tác xa, bị ốm đau bệnh tật nặng mà không thể có khả năng quan hệ vợ chồng và có con hoặc người chồng bị vô sinh (đối với những trường hợp này phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế…).

Như vậy, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc thành thai trong hôn nhân là con chung của vợ chồng nên thủ tục đăng ký khai sinh cho con như bình thường. Nếu anh Ngoãn muốn từ chối làm cha của con thì anh phải nêu được căn cứ chứng minh người con không phải là con mình và được Tòa án xác định là không phải con của mình thì khi đó anh Ngoãn mới có căn cứ để từ chối đứng tên cha trong giấy khai sinh của con.

Vụ việc thứ ba22:

22 Nguồn thu thập tại TAND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Theo đơn yêu cầu xin ly hôn của anh Sồng Lao Công sinh năm 1988 có hộ khẩu thường trú tại Bản Nà Cưa, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có trình bày anh và chị Vừ Thị Ly sinh năm 1990 thường trú tại bản Há Khua B, xã Co Tòng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có đăng kí kết hôn vào tháng 03 năm 2015. Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống hạnh phúc tại nhà cha mẹ của anh tại Bản Nà Cưa, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đến cuối năm 2015 thì giữa vợ chồng phát sinh nhiều mâu thuẫn. Nguyên nhân chủ yếu là do vợ chồng bất đồng về vấn đề tài chính, chị Ly nợ nần rất nhiều người. Khoảng tháng 4/2016, anh mới phát hiện ra chị rơi vào tình trạng nợ nần và đã trả nợ thay cho vợ. Nhưng số nợ cả gốc lẫn lãi hiện đã lên đến con số bảy trăm năm mươi triệu, vượt quá khả năng chi trả của anh.

Theo anh Công, mặc dù anh đã nhiều lần khuyên can nhưng chị vẫn không thay đổi. chị Ly hiện đang phải đi trốn nợ trong khi khả năng tài chính không có, chỗ ở cũng không ổn định. Anh Công xác định không còn tình cảm thương yêu, cuộc sống chung vợ chồng không hạnh phúc nên yêu cầu ly hôn.

Vì biết chị khó khăn nên anh yêu cầu tòa tuyên cho ly hôn và anh được nuôi con chung là cháu Sồng Lao Dềnh sinh ngày 25/12/2015 và không yêu cầu chị cấp dưỡng nuôi con.

Khi cán bộ tòa án nhận được đơn xin ly hôn đơn phương của anh Vừ Lao Công, qua nội dung đơn anh Công gửi và lời trình bày trực tiếp của anh, nhận thấy cháu Sồng Lao Dềnh sinh ngày 25/12/2015, vào ngày nộp đơn cháu chưa được mười hai tháng tuổi. Vì vậy anh Sồng Lao Công thuộc trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Mặt khác, thực tế khi giải quyết các trường hợp xin ly hôn tại tòa có trường hợp vợ chồng lại có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn

Trên thực tế khi xem xét đơn yêu cầu xin ly hôn có nhiều trường hợp cho dù người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hai vợ chồng lại có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, thỏa thuận được việc chia tài sản và vấn đề nuôi con chung. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên Luật HN&GĐ năm 2014 quy định trong trường hợp này thì người chồng không được ly hôn. Vì vậy, Tòa án đã giải thích cho đương sự biết về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này, đồng thời hướng dẫn để người vợ viết đơn yêu cầu ly hôn và Tòa án thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên (người vợ) căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014, điển hình như vụ án sau:

Ngày 08 tháng 5 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La xét xử sơ thẩm công khai vụ án HN&GĐ thụ lý số:

05/2017/TLST-ST ngày 08-3-2017 về việc tranh chấp ly hôn và nuôi con chung khi ly hôn; theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 05/2017/QĐXX-ST ngày 8 tháng 5 năm 2017 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Chị Trần Thị Minh Hằng, sinh năm 1995; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi cư trú: số nhà 20, tiểu khu 1, Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

- Bị đơn: Anh Bùi Đức Cảnh, sinh năm 1994; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi cư trú: Tổ 2 Phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Theo nội dung đơn khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, nguyên đơn chị Trần Thị Minh Hằng trình bày: chị và anh Bùi Đức Cảnh được tự nguyện tìm hiểu nhau và đi đến hôn nhân, có đăng ký kết hôn tại UBND phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La ngày 31 tháng 12 năm 2012, cả hai đều không có công ăn việc làm ổn định, chủ yếu dựa vào việc buôn bán quần áo, hoa quả, thẻ điện thoại. Cuối năm 2013 chị Hằng sinh bé đầu lòng. Sau đó để tiện cho việc buôn bán hai anh chị thuê nhà riêng gần

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại tòa án nhân dân tỉnh sơn la (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)