CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. NGHIÊN CỨU SƠ CHẾ RONG NHO TIỀN BẢO QUẢN
3.2.4. Nghiên cứu nuôi phục hồi rong nho ở quy mô pilot trên thiết bị đã thiết kế chế tạo
3.2.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nuôi phục hồi đến chất lượng sản phẩm rong nho
Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật nói chung và rong nho nói riêng [68]. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho quá trình nuôi phục hồi rong nho, tiến hành 3 mẫu thí nghiệm nuôi phục hồi rong nho trong bể nuôi có nhiệt độ khác nhau: mẫu 1: 25±1oC, mẫu 2: 28±1oC, mẫu 3: 31±1oC. Các mẫu được nuôi ở cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, nồng độ oxy hòa tan trung bình 7 - 8 mg/l, tỉ lệ rong/nước biển là 2,5%. Sau khi nuôi 3 ngày, lấy mẫu đánh giá cảm quan,
xác định hàm lượng vitamin C và một số thành phần hóa học cơ bản khác của rong nho. Kết quả trình bày ở hình 3.25, 3.26 và bảng 3.7.
Hình 3.25. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới chất lượng cảm quan của rong nho
Hình 3.26. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hàm lượng vitamin C của rong nho Bảng 3.7. Thành phần hóa học của rong nho sau khi nuôi phục hồi Chỉ tiêu phân tích
(% tính theo chất khô tuyệt đối)
Mẫu thí nghiệm Rong nho trước
khi nuôi 25 ± 10C 28 ± 10C 31 ± 10C Chất xơ tổng số (%) 3,19a±0,87 3,15a±1,27 3,94b±0,97 3,12a±1,12 Lipid tổng số (%) 2,43a±0,96 2,50a±0,76 2,82b±0,86 2,47a±0,962 Protein (%) 11,9a±1,62 11,9a±1,91 12,9b±1,42 11,5a±1,76
Ghi chú: a, b, c: Biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p=0,05 giữa các giá trị trung bình.
Từ các kết quả phân tích ở hình 3.25, 3.26 và bảng 3.7 cho thấy:
* Về chất lượng cảm quan: rong nho được nuôi phục hồi ở nhiệt độ 28±1oC có chất lượng cảm quan cao hơn nuôi ở các nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, thể hiện qua kết quả phân tích tổng điểm cảm quan trung bình (TĐCQTB) của rong nuôi phục hồi ở nhiệt độ 28±1oC cao hơn khi nuôi phục hồi ở nhiệt độ 25±1oC và 31±1oC. TĐCQTB của các mẫu rong nho nuôi phục hồi ở các nhiệt độ 25±1oC, 28±1oC, 31±1oC tương ứng là 16,6 điểm, 19,2 điểm và 14,8 điểm. Như vậy, xét về mặt chất lượng cảm quan nhiệt độ nuôi phục hồi thích hợp là 28±1oC.
* Về hàm lượng vitamin C: hàm lượng vitamin C của rong nho nuôi phục hồi ở các nhiệt độ lớn hơn và nhỏ hơn 28oC rong nho đều có hàm lượng vitamin C thấp hơn so với nuôi phục hồi ở 28±1oC. Hàm lượng vitamin C của các mẫu nuôi phục hồi rong nho ở 25±1oC, 28±1oC, 31±1oC tương ứng là 0,129 mg/g mẫu, 0,197 mg/g mẫu, 0,117 mg/g mẫu. Như vậy, khi xét về hàm lượng vitamin C thì nhiệt độ nuôi phục hồi rong nho thích hợp là 28±2oC.
* Về các thành phần hóa học cơ bản khác: một số thành phần hóa học như chất xơ tổng số, lipid, protein (bảng 3.9) cũng cho thấy hàm lượng protein, lipid và chất xơ tổng số của rong nho nuôi phục hồi ở nhiệt độ 280C±10C cao hơn so với rong nho nuôi phục hồi ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn 280C.
Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng phù hợp với các nghiên cứu về đặc tính sinh lý của rong nho đã được một số tác giả công bố như công bố của Nguyễn Hữu Đại và cộng sự, công bố của Nguyễn Xuân Hòa và cộng sự, công bố của Patricia Matanjun và cộng sự, công bố của Pattama Ratanaarporn và cộng sự, …. Các tác giả trên đều cho rằng nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng phát triển của rong nho là 280C±10C và ở các nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn rong nho đều sinh trưởng phát triển kém, cũng như khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng thấp.
Từ các phân tích trên cho thấy, nhiệt độ thích hợp cho quá trình nuôi phục hồi rong nho ở quy mô pilot là 28±1oC. Do vậy Luận án chọn nhiệt độ thích hợp cho quá trình nuôi phục hồi rong nho 28±1 oC làm thông số cố định cho các nghiên cứu kế tiếp.
3.2.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ oxy trong môi trường nuôi đến chất lượng sản phẩm rong nho
Luận án tiến hành 3 mẫu thí nghiệm nuôi phục hồi rong nho trong bể nuôi có nồng độ oxy khác nhau: mẫu 1: 7 ± 0,5 mg/l, mẫu 2: 8 ± 0,5 mg/l, mẫu 3: 9 ± 0,5 mg/l.
Các mẫu được nuôi ở cường độ ánh sáng từ 10.000lux – 15.000lux, nhiệt độ 28 ± 1oC, tỉ lệ rong/nước biển là 2,5%. Sau khi nuôi 3 ngày, lấy mẫu đánh giá cảm quan, xác định hàm lượng vitamin C và một số thành phần hóa học cơ bản của rong nho. Kết quả trình bày ở hình 3.27, 3.28 và bảng 3.8.
Hình 3.27. Ảnh hưởng của nồng độ oxy hòa tan tới chất lượng cảm quan của rong nho sau nuôi phục hồi ở môi trường có nồng độ oxy hòa tan khác nhau
Hình 3.28. Ảnh hưởng của nồng độ oxy hòa tan tới hàm lượng vitamin C của rong nho sau nuôi phục hồi trong môi trường có nồng độ oxy hòa tan khác nhau
Bảng 3.8. Thành phần hóa học cơ bản của rong nho sau khi nuôi phục hồi Chỉ tiêu phân tích
(% tính theo chất khô tuyệt đối)
Mẫu thí nghiệm Rong nho
trước khi nuôi
7± 0,5 mg/l 8± 0,5 mg/l 9± 0,5 mg/l Chất xơ tổng số (%) 3,19a±0,87 3,28 a±0,92 3,84b±1,01 3,82b±0,82 Lipid tổng số (%) 2,43a±0,96 2,59 ab±0,77 2,72c±0,75 2,77 c±0,87 Protein (%) 11,9a±1,62 11,7a±2,12 12,9b±1,81 13,1b±1,92 Tỷ lệ rong lành vết
thương (%) 0,0 79±6,30 >90 >90
Tỷ lệ rong mọc
nhánh mới (%) 0,0 0,0 <10 10-15
Ghi chú: a, b, c: Biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p=0,05 giữa các giá trị trung bình.
Từ các kết quả phân tích trình bày ở các hình 3.27, 3.28 và bảng 3.8 cho thấy:
* Về chất lượng cảm quan: chất lượng cảm quan của rong ở các nồng độ oxy hòa tan khác nhau (chế độ sục khí khác nhau) thay đổi rất rõ rệt thể hiện qua sự khác biệt về trạng thái và màu sắc:
Đối với mẫu rong nuôi phục hồi ở điều kiện oxy hòa tan 7mg/l, rong phục hồi không tốt (tỷ lệ rong lành vết thương 79%) nên chất lượng cảm quan không đạt yêu cầu thể hiện qua màu sắc phần cầu rong và thân rong không đồng đều nhau, cầu rong có màu xanh hơi đậm hoặc màu trắng, phần thân rong có màu xanh đậm. Kết quả này có thể được lý giải là do nồng độ oxy hòa tan trong môi trường nuôi thấp - tức tốc độ sục khí ở mức thấp nên rong không được đảo trộn đều trong nước dẫn tới nhiều thân rong bị chìm phía dưới bể nuôi, thiếu ánh sáng thực hiện quá trình quang hợp nên màu rong bị hơi trắng.
Đối với mẫu rong nuôi phục hồi ở điều kiện oxy hòa tan 8mg/l, rong có chất lượng cảm quan tốt nhất. Tỷ lệ rong lành vết thương > 90%, tỷ lệ rong chưa mọc rễ và mọc nhánh ít (<10%). Cầu rong và thân rong giòn, mọng nước, to đều, phần lớn rong có màu lục sáng bóng. Kết quả này có thể lý giải là tốc độ sục khí trong môi trường được điều chỉnh phù hợp (oxy hòa tan 8mg/l) nên thân rong di chuyển tốt trong nước dẫn đến rong tiếp xúc tốt với ánh sáng. Mặt khác, rong được di chuyển trong nước đều đặn sẽ làm cho các tạp chất bám vào rong bị tách ra nên rong có chất lượng cảm quan tốt hơn.
Đối với mẫu rong nuôi phục hồi ở điều kiện oxy hòa tan 9mg/l, rong có màu sắc và trạng thái tốt, nhìn chung các chỉ số chất lượng tương đương với điều kiện oxy hòa tan 8mg/l. Tuy nhiên, đối với mẫu rong nuôi ở điều kiện oxy hòa tan 9mg/l cho thấy rong có hiện tượng bị đứt cầu rong nên tổng điểm cảm quan giảm và tỷ lệ rong mọc thêm nhánh mới cũng cao hơn so với điều kiện oxy hòa tan 8m/l (khi rong mọc thêm nhánh mới, rong bảo quản không được lâu). Kết quả này có thể được lý giải là do tốc độ sục khí quá mạnh rong di chuyển nhanh liên tục trong nước và va đập vào nhau dẫn tới một số cầu rong bị đứt gẫy.
* Về hàm lượng vitamin C: chế độ sục khí khác nhau dẫn đến hàm lượng vitamin C có trong rong nho sau nuôi lại cũng khác nhau. Cụ thể, mẫu rong nuôi với nồng độ oxy hòa tan trong nước là 7mg/l có hàm lượng vitamin C thấp nhất, chỉ đạt 0,121 mg/g mẫu. Trong khi đó mẫu rong nuôi với nồng độ oxy hòa tan trong nước là 8mg/l có hàm lượng vitamin C tăng cao hơn, đạt 0,254 mg/g mẫu; mẫu rong nuôi với nồng độ oxy hòa tan trong nước là 9mg/l có hàm lượng vitamin C đạt cao nhất 0,258 mg/g mẫu. Tuy nhiên khi xử lý thống kê không thấy sự khác biệt về hàm lượng vitamin C giữa 2 nồng độ oxy này.
* Về thành phần hóa học cơ bản khác: hàm lượng protein, lipid và chất xơ tổng số của rong đạt giá trị cao nhất khi nồng độ oxy hòa tan trong nước đạt 8 mg/l.
Khi nồng độ oxy hòa tan trong nước nhỏ hơn hoặc cao hơn 8 mg/l thì thành phần hóa hóa cơ bản của rong nho đều thấp hoặc chênh lệch không đáng kể so với khi nuôi rong ở nồng độ oxy hòa tan là 8 mg/l. Kết quả này được lý giải là do ở nồng độ oxy hòa tan thấp hơn 8 mg/l - tức tốc độ sục khí thấp nên tỷ lệ rong nho chưa phục hồi cao nên thành phần dinh dưỡng của rong nho thấp. Tuy vậy khi tốc độ sục khí cao, rong bị va chạm cũng dẫn đến dập cấu trúc làm thành phần dinh dưỡng của rong cũng bị ảnh hưởng.
Từ những phân tích trên cho thấy, khi xét về mặt chất lượng cảm quan và tỷ lệ rong mọc thêm nhánh mới thì nồng độ oxy hòa tan thích hợp cho quá trình nuôi phục hồi rong ở quy mô pilot là 8±0,5mg/l. Do vậy Luận án chọn nồng độ oxy hòa tan 8±0,5mg/l làm thông số cố định cho các lần nghiên cứu kế tiếp.
3.2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng trong môi trường nuôi phục hồi đến chất lượng sản phẩm rong nho
Ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của các loài thực vật nói chung và rong nho nói riêng. Nhờ có ánh sáng thực vật mới có thể quang hợp tổng hợp
các chất cần thiết cho cơ thể. Nhằm xác định ngưỡng ánh sáng thích hợp nhất đối với nuôi phục hồi rong nho, Luận án tiến hành 3 mẫu thí nghiệm nuôi rong nho trong bể nuôi được chiếu sáng với các cường độ ánh sáng khác nhau: mẫu 1: <10.000 lux, mẫu 2: 10.000 ÷ 15.000 lux, mẫu 3: >15.000 lux. Các mẫu được nuôi ở nhiệt độ dao động 28±1oC, nồng độ oxy hòa tan 8±0,5mg/l, tỉ lệ rong/nước biển là 2,5%. Sau khi nuôi 3 ngày, lấy mẫu đánh giá cảm quan, xác định hàm lượng vitamin C và một số thành phần hóa học cơ bản của rong nho. Kết quả trình bày ở hình 3.29, 3.30 và bảng 3.9.
Hình 3.29. Ảnh hưởng của cường độ sáng tới chất lượng cảm quan của rong nho sau nuôi phục hồi
Hình 3.30. Ảnh hưởng của cường độ sáng tới hàm lượng vitamin C của rong nho sau nuôi phục hồi
Bảng 3.9. Thành phần hóa học của rong nho sau khi nuôi phục hồi Chỉ tiêu phân tích
(% tính theo chất khô tuyệt đối)
Mẫu thí nghiệm Rong nho
trước khi nuôi <10klux 10÷15klux >15klux Chất xơ tổng số (%) 3,19a±0,87 3,12a±0,87 3,79b±0,97 3,18a±0,82 Lipid tổng số (%) 2,43a±0,96 2,33a±0,96 2,67b±0,86 2,34a±0,84 Protein (%) 11,9a±1,62 11,4a±1,62 12,6b±1,42 11,9a±1,22
Ghi chú: a, b, c: Biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p=0,05 giữa các giá trị trung bình.
Từ các kết quả phân tích ở hình 3.29, 3.30 và bảng 3.9 cho thấy:
* Về chất lượng cảm quan: cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cảm quan của rong nho. Cụ thể, khi nuôi lại rong nho ở cường độ chiếu sáng 10.000 ÷ 15.000 lux thì rong nho sau nuôi có chất lượng cảm quan cao nhất (đạt 18,6 điểm), cao gấp tương ứng 1,1 lần và 1,3 lần chất lượng cảm quan của rong nho nuôi ở cường độ chiếu sáng <10.000 lux và >15.000 lux. Kết quả này được giải thích là do đặc tính sinh học của rong nho khi cường độ chiếu sáng quá mạnh (>15.000 lux) thì rong nho không phát triển được, thậm chí nếu chiếu sáng mạnh trong thời gian dài rong nho có thể bị thối hỏng. Vì thế khi sơ chế rong nho ở cường độ chiếu sáng mạnh (>15.000 lux), rong có trạng thái mềm, màu xanh đậm hơi ngả vàng. Khi chiếu sáng ở cường độ chiếu sáng thấp (<10.000 lux), rong phát triển chậm, sự tích lũy chất dinh dưỡng kém nên chất lượng cảm quan giảm. Như vậy, xét về mặt chất lượng cảm quan, cường độ chiếu sáng thích hợp là 10.000 ÷ 15.000 lux.
* Về hàm lượng Vitamin C: tương tự như chất lượng cảm quan của rong nho, hàm lượng vitamin C của rong nho cũng thay đổi phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng.
Khi nuôi lại rong nho ở cường độ ánh sáng 10.000 - 15.000 lux thì rong nho sau nuôi có hàm lượng vitamin C cao nhất và đạt 0,221 mg/g mẫu - cao gấp tương ứng 1,2 lần và 1,5 lần hàm lượng vitamin C của rong nho nuôi ở cường độ chiếu sáng <10.000 lux và >15.000 lux. Như vậy, xét về hàm lượng vitamin C thì cường độ chiếu sáng thích hợp cho quá trình nuôi phục hồi rong nho là 10.000 ÷ 15.000 lux.
* Về một số thành phần hóa học cơ bản khác: rong nho được nuôi phục hồi ở cường độ chiếu sáng từ 10.000 ÷ 15.000 lux cũng có hàm lượng chất xơ tổng số, hàm lượng lipid tổng số và hàm lượng protein cao hơn so với cường độ chiếu sáng có <
10.000 lux và > 15.000 lux.
Từ các phân tích trên cho thấy, cường độ chiếu sáng thích hợp cho quá trình nuôi phục hồi rong nho ở quy mô pilot là 10.000 ÷15.000 lux. Do vậy Luận án chọn cường độ chiếu sáng từ 10.000 ÷15.000 lux làm thông số cố định cho các nghiên cứu kế tiếp.
3.2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng lượng nguyên liệu trong môi trường nuôi đến chất lượng sản phẩm rong nho
Chuẩn bị 5 mẫu rong nho tươi đã xử lý cơ học với số lượng khác nhau: 10 kg/m3, 20 kg/m3, 30 kg/m3, 40 kg/m3, và 50 kg/m3 (tương ứng tỷ lệ rong trong môi trường nuôi 1%, 2%, 3%, 4% và 5%). Tiến hành ngâm rửa rong trong nước biển có sục khí nồng độ oxy 8 ± 0,5 mg/ lít, cường độ sáng 10.000-15.000 lux, nhiệt độ 280C ± 10C, thời gian nuôi 3 ngày. Theo dõi sự lành vết thương của rong nho, quá trình kết thúc khi các mẫu đạt được yêu cầu sau: rong nho lành vết thương, ra rễ > 80% và độ dài của rễ đạt gần bằng 2mm. Sau đó rong được vớt ra để ráo và đánh giá chất lượng cảm quan, các chỉ tiêu hóa học. Kết quả thể hiện ở hình 3.31 và các bảng 3.10.
Hình 3.31. Ảnh hưởng của lượng nguyên liệu trong môi trường nuôi đến chất lượng cảm quan của rong nho
Bảng 3.10. Thành phần hóa học cơ bản của rong nho sau khi nuôi phục Chỉ tiêu phân tích
(% tính theo chất khô tuyệt đối)
Lượng nguyên liệu trong môi trường nuôi
10kg/m3 20kg/m3 30kg/m3 40kg/m3 50kg/m3 Protein 12,3a±1,21 13,1ab±1,34 10,9c±1,46 10,3c±1,35 10,1c±1,47 Lipid tổng số 2,69a±0,61 2,89ab±0,86 2,11c±0,75 2,09c±0,56 1,87d±0,82 Chất xơ tổng số 3,48a±0,76 3,67ab±1,10 3,26c±0,92 3,19d±0,69 3,18d±0,89 Vitamin C
(mg/g mẫu) 0,225a±0,013 0,265b±0,017 0,199c±0,012 0,194c±0,018 0,165d±0,015
Ghi chú: a, ab, c, d: Biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p=0,05 giữa các giá trị trung bình.
Kết quả phân tích ở hình 3.31 và các bảng 3.10 cho thấy:
* Về chất lượng cảm quan: tổng điểm cảm quan trung bình của rong nho (TĐCQTB) giảm khi tăng mật độ rong trong môi trường nuôi, cụ thể:
- Đối với mẫu 10kg/m3: mật độ rong trong môi trường hơi ít, khi sục khí tất cả thân rong đều luân chuyển tốt trong bể nuôi. Kết quả đánh giá về chất lượng cảm quan cho thấy, rong rất khỏe, mức độ rong phục hồi và phát triển rễ nhanh, tỷ lệ rong lành vết thương, ra rễ sau 2 ngày đạt > 80%, rong có chất lượng cảm quan tốt nhất trong số 5 mẫu thí nghiệm.
- Đối với mẫu 20kg/m3: mật độ rong trong môi trường nuôi vừa phải, khi sục khí tất cả rong đều di chuyển. Kết quả đánh giá cảm quan rong ở thí nghiệm này cho thấy, chất lượng của rong nho không có sự khác biệt nhiều so với mẫu nuôi phục hồi 10kg, rong rất khỏe, mức độ rong phục hồi và phát triển nhanh, rong đạt chất lượng cảm quan gần tương đương với mẫu nuôi phục hồi 10kg.
- Đối với mẫu 30kg/m3: mật độ rong trong môi trường hơi dầy, khi sục khí rong di chuyển hay bị vướng vào nhau. Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy rong khỏe nhưng thời gian phục hồi “sức khỏe” chậm hơn so với mẫu 10kg và mẫu 20kg rong nho.
- Đối với mẫu 40 kg/m3: mật độ rong trong môi trường dày do vậy khi sục khí rong di chuyển bị vướng vào nhau. Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy rong yếu, sự phục hồi rong rất chậm, số lượng rong ra rễ ít.
- Đối với mẫu 50kg/m3: mật độ rong trong môi trường dày đặc làm cho rong phục hồi quá chậm. Do sự di chuyển của rong trong môi trường khó khăn, một số rong bị chìm dưới đáy không di chuyển được, màu sắc của rong không đều nhau, có đoạn bị trắng. Nhìn chung mẫu rong này không đạt chất lượng về mặt cảm quan.
- Về thành phần hóa học cơ bản: nhìn chung hàm lượng protein, lipit và chất xơ tổng số của rong nho có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt đối với thành phần vitamin C tăng rõ rệt hơn khi tăng mật độ rong trong môi trường nuôi từ 10kg/m3 đến 20kg/m3. Sau đó các thành phần hóa học này có xu hướng giảm dần khi tăng mật độ rong trong môi trường nuôi lên đến 30kg/m3, 40kg/m3 và 50kg/m3. Điều này có thể lý giải, mật độ rong trong môi trường nuôi càng lớn, sự di chuyển rong từ dưới lên trên rất khó khăn, rong bị vướng, dính vào nhau dẫn đến rong càng khó di chuyển lên trên tiếp xúc ánh sáng thực hiện quá trình quang hợp để tổng hợp các chất dinh dưỡng và phục hồi trạng thái.
Từ các phân tích trên cho thấy, tỷ lệ rong trong môi trường nuôi từ 10kg/m3 đến 20kg/m3 thì rong nho sau khi nuôi phục hồi có thành phần dinh dưỡng và chất lượng cảm quan cao nhất tuy nhiên để tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất Luận án chọn tỷ lệ rong trong môi trường nuôi 20kg/m3 là thích hợp.
3.2.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi phục hồi rong nho đến chất lượng sản phẩm rong nho
Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm nuôi phục hồi rong nho với khối lượng rong nho cố định 20kg/m3, nồng độ oxy trong môi trường nuôi 8 ± 0,5mg/lít, cường độ ánh sáng 10.000-15.000 lux, nhiệt độ môi trường 280C ± 10C và hằng ngày thay nước. Khảo sát thời gian nuôi phục hồi rong nho với các thời gian nuôi 1 ngày, 1,5 ngày, 2 ngày, 2,5 ngày và 3 ngày. Theo dõi sự mọc rễ của rong, quá trình kết thúc khi mẫu rong có
>80% rong nho mọc rễ, không có/có tỷ lệ rong ra nhánh ít (<10%), màu rong xanh sáng bóng. Sau đó, rong được vớt ra để ráo, kiểm tra chất lượng cảm quan, theo dõi thời gian bảo quản để lựa chọn thời gian nuôi phục hồi rong hợp lý cho quy trình.
Bảng 3.11. Tỷ lệ rong lành vết thương, tỷ lệ rong mọc nhánh và thời gian bảo quản rong nho theo thời gian nuôi phục hồi rong nho
Chỉ tiêu phân tích
Thời gian nuôi phục hồi (ngày)
1,5 2 2,5 3 3,5
Tỷ lệ rong lành vết thương
(%) 65 ± 2 90 ± 2 92 ± 2 95 ± 2 95 ± 2
Tỷ lệ rong mọc nhánh (%) 0 0 20 ± 2 35 ± 2 40 ± 2
Thời gian bảo quản (ngày) 6 8 7 6 5