Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT NÚT NHỰA VIỆT THUẬN (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT NÚT NHỰA VIỆT THUẬN

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

25 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty, là người bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh.

Công ty Việt Thuận có 5 người trong hội đồng quản trị, trong đó Công ty may Việt Tiến có 2 người, bên nước ngoài có 3 người. Hội đồng quản trị họp một năm một lần nhằm nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng cũng có khi họp bất thường nếu công ty có nhu cầu khẩm cấp như quyết định mua thêm máy móc thiết bị mới cho sản xuất có giá trị lớn, hoặc đầu tư thêm vốn kinh doanh.

Ban giám đốc:

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc kinh tế, hành chính

sự nghiệp Phó giám đốc sản xuất

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

cung ứng tiêu thụ

Phòng kế toán

Phòng hành chính tạp vụ lái xe bảo vệ y

tế

Phòng kỹ thuật, điều độ sản xuất

Phân xưởng I

Phân xưởng II

Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

26 Gồm 3 người:

1 Giám đốc

1 Phó giám đốc kinh tế, hành chính nhân sự 1 Phó giám đốc sản xuất

 Giám đốc

Giám đốc là người Đài Loan ông CHEN MING WU. Giám đốc làm việc theo quyết định và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, là người hoạch định các chiến lược trung và dài hạn của công ty, tổ chức, phân phối, tiêu chuẩn hóa, và kiểm soát các hoạt động, xử lý các thông tin trong toàn bộ công ty, sao cho có hiệu quả nhất.

 Phó giám đốc kinh tế, hành chính sự nghiệp

Là người thực hiện việc tuyển chọn lao động và chịu trách nhiệm về mặt hành chính, nhân sự vì quá trình công nghệ sản xuất tự động hóa nên công ty cần tổng số lao động 90 người trong đó

- Số lao động gián tiếp: 25 người - Số lao động trực tiếp: 65 người

Đồng thời giám sát việc làm của các phòng ban có đúng hay không so với kế hoạch công ty đề ra với các chế độ chính sách nhà nước ban hành mà công ty đang áp dụng.

 Phòng kế toán

Cung cấp số liệu cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch cho kỳ tới và báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của kỳ đã qua, dự kiến các khoản chi phí, phân tích và giải thích các biến động tài chính của công ty, thường xuyên báo cáo tình hình tài chính cho lãnh đạo, nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời cho các quyết định của công ty, hàng tháng, hàng quý và hàng năm phải tính toán và lập các báo cáo liên quan đến từng kỳ kế toán như báo cáo tài chính, nộp cho cơ quan chủ quản duyệt.

 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng và tiêu thụ

Sản phẩm của công ty chủ yếu bán cho các công ty may trong nước và bán sỉ ở các chợ, ngoài ra cũng có xuất khẩu sang một số nước khác. Phòng kinh doanh ghi nhận các thông tin về giá cả và biến động của thị trường, thời gian giao hàng, phương thức và thời gian thanh toán… từ khách hàng, đưa thông tin đến phòng kế toán hoặc phó giám đốc

27

kinh doanh đồng ý thì tại phòng kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng mua bán với khách hàng.

 Phòng hành chính lao động tiền lương, tạp vụ, lái xe

Phòng hành chính hàng tháng tập hợp các bảng chấm công để tính lương cho công nhân viên, tính các khoản thưởng, phụ cấp, trợ cấp, theo chế độ mà người lao động được hưởng, tổ chức các điều kiện, phục vụ đời sống cho công nhân viên được tốt hơn như môi trường làm việc, chế độ nghỉ mát, tham gia các hoạt động xã hội khác.

 Phó giám đốc sản xuất

Hướng dẫn toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu pha chế màu, trộn vật liệu cho đến khi hoàn tất quy trình sản xuất là khâu cân và đóng gói. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, mẫu mã và chất lượng sản phẩm làm ra.

 Phòng kỹ thuật điều độ sản xuất

Tại đây có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất kịp thời, phản ánh tình trạng máy móc thiết bị lên ban giám đốc để có biện pháp thay thế và sửa chữa kịp thời cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty được liên tục.

 Phân xưởng I

Thực hiện từ quy trình sản xuất số 1 đến quy trình sản xuất số 4 để tạo ra thành phẩm là phôi nút

 Phân xưởng II

Thực hiện từ quy trình sản xuất số 5 đến quy trình sản xuất số 13 để tạo ra sản phẩm là nút nhựa các loại.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT NÚT NHỰA VIỆT THUẬN (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)