Vụ việc về sáp nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức ma và thực tiễn áp dụng tại việt nam trong giai đoạn 2010 2015 (Trang 40 - 47)

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC M&A

2.1.2. Vụ việc về sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập đƣợc hiểu là việc kết hợp của hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô lớn hơn. Có nhiều lý do và mục đích để các doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập với nhau nhƣ: các công ty cạnh tranh sáp nhập để chia sẻ dòng sản phẩm và thị trường, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sáp nhập để hợp tác đƣa ra cho khách hàng dòng sản

phẩm đầy đủ nhất, các công ty bán cùng loại sản phẩm nhƣng ở những thị trường khác nhau để mở rộng thị trường, các công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường, các công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhƣng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề… Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp sáp nhập với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp do những bất cập của quy định pháp luật. Cụ thể có thể kể đến trường hợp của Tập đoàn Bosch tại thời điểm năm 2013 nhƣ sau:

Công ty Robert Bosch Investment Nederland B.V. có quốc tịch Hà Lan đã đƣợc phép thành lập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vào năm 2007 có Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tại Khu Công nghiệp Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, vốn đầu tƣ ban đầu là 52 triệu Euro.

Sau ba năm hoạt động, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam quyết định tăng quy mô vốn đầu tƣ của Nhà máy sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe từ 52 triệu Euro lên 100 triệu Euro. Dự án này đƣợc chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: tháng 5/2008: Thành lập Dự án Chi nhánh với vốn đầu tƣ 52 triệu Euro;

- Giai đoạn 2: tháng 8/2011: đầu tƣ thêm 48 triệu Euro để tăng vốn đầu tƣ lên 100 triệu Euro;

- Giai đoạn 3: dự kiến sẽ tăng vốn đầu tƣ từ 100 triệu Euro lên 230 triệu Euro.

Dự án Nhà máy sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tại Khu Công nghiệp Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam là một dự án mới đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí là Dự án ứng dụng công nghệ caoDự án phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành ô tô. Tuy nhiên, thực tế từ khi thành lập Nhà máy tại Khu Công nghiệp Long Thành từ tháng 8/2008 đến thời điểm năm

2013, Dự án của Công ty tại Khu Công nghiệp Long Thành chỉ mới đƣợc hưởng ưu đãi đầu tư cho dự án đầu tư mở rộng. Theo ý kiến của Cơ quan quản lý thuế, Công ty không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với “cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư” vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ƣu đãi/ đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ do Công ty sử dụng pháp nhân tại thành phố Hồ Chí Minh để đầu tƣ nhà máy tại Đồng Nai dưới hình thức Chi nhánh. Vì vậy, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam đã có kiến nghị và xin ý kiến hướng dẫn của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này để làm cơ sở thực hiện cho giai đoạn 3 sau này.

Theo Điều 17 và Điều 18 Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2003 (hết hiệu lực ngày 31/12/2008), các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tƣ thuộc ngành nghề lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ và địa bàn ƣu đãi đầu tƣ. Các ƣu đãi đầu tƣ đƣợc áp dụng đối với cả dự án đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ trên phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư, đồng thời định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực Nhà nước khuyến khích đầu tư trong từng giai đoạn. Việc cho phép các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần mở rộng quy mô sản xuất đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 2008 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009) chỉ quy định việc xem xét ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ trong một số lĩnh vực thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư. Luật mới đã thu hẹp phạm vi lĩnh vực hưởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó bãi bỏ cả ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần mở rộng sản xuất kinh doanh. Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp này đã làm môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với trước đây, không khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và văn bản trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nam đã có hướng dẫn giải quyết ưu đãi đầu tư cho Dự án giai đoạn 3 của Tập đoàn Bosch tại Khu Công nghiệp Long Thành nhƣ sau:

- Trường hợp Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam được tập đoàn giao thực hiện đầu tƣ dự án giai đoạn 3 theo hình thức đầu tƣ mở rộng sau ngày 01/01/2014 và dự án đầu tƣ mở rộng đáp ứng tiêu chí là dự án ứng dụng công nghệ cao thì Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam đƣợc lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc đƣợc miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tƣ mở rộng theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013.

Theo đó, thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với thu nhập tăng thêm do đầu tƣ mở rộng bằng với thời gian miến thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tƣ mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo); trường hợp không đáp ứng một trong ba tiêu chí về đầu tư mở rộng thì áp dụng ƣu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có). Trường hợp Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam thực hiện đầu tư giai đoạn 3 theo hình thức đầu tư mở rộng trước ngày 01/01/2014, Dự án giai đoạn 3 sẽ không được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp Tập đoàn thực hiện đầu tư dự án giai đoạn 3 theo hình thức thành lập một Công ty mới tại Khu Công nghiệp Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Công ty mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013.

Theo đó, Công ty sẽ được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế kể từ ngày Công ty mới đƣợc cấp Giấy Chứng nhận là dự án ứng dụng công nghệ cao.

Với hai hình thức đầu tƣ nêu trên, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp nhận thấy việc đầu tƣ dự án giai đoạn 3 theo hình thức thành lập Công ty mới tại Khu Công nghiệp Long Thành, tỉnh Đồng Nai, sau đó thực hiện việc sáp nhập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vào Công ty mới sẽ thuận lợi hơn cho Tập đoàn, vì ƣu đãi dành cho hình thức thành lập Công ty mới là cao hơn so với hình thức đầu tƣ mở rộng; đồng thời Tập đoàn có thể triển khai thực hiện ngay dự án giai đoạn 3 trong năm 2013. Vì vậy, Tập đoàn Bosch đã lựa chọn hình thức Thành lập Công ty mới có tên là Công ty TNHH Bosch Việt Nam, sau đó thực hiện việc sáp nhập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vào.

2.1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc sáp nhập Công ty:

Theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam có thể sáp nhập vào Công ty TNHH Bosch Việt Nam bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Công ty TNHH Bosch Việt Nam. Sau khi đăng ký kinh doanh, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam chấm dứt tồn tại; Công ty TNHH Bosch Việt Nam được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chƣa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

2.1.2.2. Trình tự thực hiện:

Việc sáp nhập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vào Công ty TNHH Bosch Việt Nam đƣợc tiến nhƣ sau:

Bước 1: Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam và Công ty TNHH Bosch Việt Nam lập phương án chi tiết về việc sáp nhập công ty.

Bước 2: Hội đồng Thành viên của Công ty bị sáp nhập (Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam) tổ chức họp để xem xét thông qua phương án sáp nhập vào Công ty TNHH Bosch Việt Nam.

Hội đồng thành viên Công ty nhận sáp nhập (Công ty TNHH Bosch Việt Nam) tổ chức họp để xem xét thông qua phương án nhận sáp nhập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam.

Bước 3: Thông báo công khai Nghị quyết của Hội đồng Thành viên của Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam và Nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH Bosch Việt Nam về việc sáp nhập công ty tới người lao động và các chủ nợ của hai công ty.

Bước 4: Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam và Công ty TNHH Bosch Việt Nam đàm phán, ký kết Hợp đồng sáp nhập Công ty.

Bước 5: Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam và Công ty TNHH Bosch Việt Nam Tiến hành các thủ tục cần thiết liên quan đến việc sáp nhập.

Thủ tục in điều ch nh Giấy Chứng nhận Đầu tƣ của Công ty TNHH Bosch Việt Nam

Sau khi sáp nhập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vào Công ty TNHH Bosch Việt Nam và sáp nhập Dự án Chi nhánh Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam tại Đồng Nai vào Dự án Nhà máy Bosch Gasoline Systems - HcP tại Long Thành, vốn Điều lệ của BVN là 1.369.349.000.000 VNĐ và tổng Vốn Đầu tƣ của Dự án Nhà máy Bosch Gasoline Systems - HcP tại Long Thành là 8.116.798.000.000 VNĐ – là Dự án thuộc diện thẩm tra điều chỉnh Giấy Chứng nhận đầu tƣ. Theo các quy định nêu trên cũng nhƣ tham khảo thủ tục hành chính của UBND tỉnh Đồng Nai về Thủ tục thẩm tra điều chỉnh Giấy Chứng nhận Đầu tƣ trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (dự án trên 300 tỷ đồng), Công ty TNHH Bosch Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin điều chỉnh Giấy Chứng nhận Đầu tƣ nhƣ sau:

Công ty TNHH Bosch Việt Nam chuẩn bị 8 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc, bao gồm:

- Đơn đề nghị điều chỉnh Dự án Đầu tƣ;

- Quyết định của Chủ Đầu tƣ về việc sáp nhập doanh nghiệp;

- Hợp đồng Sáp nhập doanh nghiệp;

- Điều lệ của Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam;

- Dự thảo Điều lệ của Công ty TNHH Bosch Việt Nam sau khi sáp nhập;

- Văn bản xác nhận tƣ cách pháp lý của Nhà Đầu tƣ (Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương);

- Giải trình lý do xin điều chỉnh GCNĐT và những thay đổi so với Dự án đang triển khai;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tƣ.

(a) Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể khi bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

(b) Cơ quan có thẩm quyền: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai.

Thủ tục chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam

Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam cần thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo các bước như sau:

(a) Thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế địa phương:

- Khi có Hợp đồng sáp nhập, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam nộp lên cơ quan quản lý thuế:

+ Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Sau khi nhận đƣợc thông báo của cơ quan thuế, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế và nộp hồ sơ quyết

toán thuế lên cơ quan thuế trong vòng 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc sáp nhập (báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn của RBVN cũng phải đƣợc nộp lên cơ quan quản lý thuế trong thời hạn này).

(b) Gửi Thông báo về việc doanh nghiệp chấm dứt tồn tại tới Sở Kế hoạch Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh:

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Công ty TNHH Bosch Việt Nam đã thực hiện thủ tục xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ, Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam gửi tới Sở Kế hoạch Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh:

+ Thông báo về việc doanh nghiệp chấm dứt tồn tại;

+ Bản sao hợp đồng sáp nhập của công ty;

+ Bản chính Giấy Chứng nhận Đầu tƣ;

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh sẽ ra Thông báo về việc xóa tên Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam do bị sáp nhập.

2.1.2.3. Kết quả của việc thực hiện

Sau khi thực hiện các thủ tục nêu trên, Công ty TNHH Bosch Việt Nam đã đƣợc Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai cấp Giấy Chứng nhận Đầu tƣ ghi nhận việc sáp nhập Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam vào Công ty TNHH Bosch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức ma và thực tiễn áp dụng tại việt nam trong giai đoạn 2010 2015 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)