2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC M&A
2.1.3. Vụ việc về nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập và thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam
Ở Việt Nam, từ khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hoạt động M&A cũng dần đƣợc hình thành và phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và quy mô. Là một quốc gia có dân số trẻ và mô hình mua sắm hiện đại chỉ chiếm 20% trong các kênh phân phối (thấp hơn nhiều
nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc...), Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng lớn trong lĩnh vực bán lẻ. Do đó, từ năm 2013 đến nay, lĩnh vực này đã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập cũng nhƣ sự lấn sân của các đại gia lớn. Một trong những nguyên nhân khiến thị trường Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian qua là môi trường kinh doanh bao gồm cả các hoạt động phân phối trên thị trường tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể và các hãng lớn trong và ngoài nước đã nhìn thấy triển vọng của thị trường. Triển vọng đó xuất phát từ nhu cầu nội tại cũng như xu hướng hội nhập của nền kinh tế, nhưng cũng đi liền với những thách thức mới trong bối cảnh bức tranh toàn cầu hóa và tự do hóa ngày càng hiện ra rõ rệt.
Có thể thấy rằng, đối với các doanh nghiệp tập đoàn nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam thì mua bán, sáp nhập (M&A) là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất để thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong những năm gần đây, các giao dịch M&A trong ngành bán lẻ có những bước tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong chiếm lĩnh thị phần, cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoại. Cụ thể có thể kể đến một số thương vụ M&A nổi bật như sau16,17:
(a) BigC Việt Nam về tay Central Group
Đây chính là thương vụ M&A có giá trị lớn nhất cũng như tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất trong năm 2016. Việc Central Group mua lại thành công BigC Việt Nam cũng mở đầu giai đoạn hàng hóa Thái Lan tràn vào thị trường trong nước mạnh mẽ nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, vào cuối tháng 4/2016, Tập đoàn Thái Lan - Central Group đã công bố thương vụ M&A có giá trị lên tới 1,1 tỷ USD khi mua lại thành công hệ thống BigC Việt Nam từ Tập đoàn Casino - Pháp. Đáng chú ý doanh nghiệp Thái chỉ mất có gần 2 tháng để hoàn thành thương vụ này nhưng với
16 http://baodautu.vn/5-thuong-vu-ma-dinh-dam-nhat-viet-nam-nam-2016-d56816.html
17 http://maf.vn/nhung-thuong-vu-trong-linh-vuc-ban-le.html
số tiền quá lớn, họ đã đánh bại hàng loạt các tên tuổi đình đám khác nhƣ Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản)...
Hiện tại Big C đƣợc đánh giá là một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam với hệ thống gồm 43 cửa hàng và 30 khu trung tâm mua sắm trên cả nước. Doanh thu trước thuế của thương hiệu này đạt hơn 14.000 tỷ đồng trong năm 2015.
(b) Metro Việt Nam thuộc về TCC Holdings Giá trị chuyển nhượng: 710 triệu USD
Có thể kể đến thương vụ đầu tiên và đình đám trong năm 2016 chính là thương vụ TCC Holdings (Thái Lan) mua lại thành công Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro Việt Nam). Cũng tương tự như trường hợp của Central Group và BigC Việt Nam, vụ mua bán này cũng nhắm vào một trong những chuỗi bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và cùng do người Thái thực hiện.
Metro Việt Nam hiện có 19 siêu thị và cùng tình hình kinh doanh rất khả quan khi đạt doanh thu hơn 507 triệu Euro trong giai đoạn 2014-2015. Đây đƣợc xem là đối thủ chính trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tiêu dùng Saigon Coop hay BigC Việt Nam.
Sau khi mua lại Metro Việt Nam, TCC Holdings đã tiến hành đổi tên hệ thống này thành MM Mega Market và sẽ phát triển thương hiệu này thành chuỗi bán buôn không chỉ ở Việt Nam mà còn cho cả thị trường Thái Lan.
Trong tương lai, Tập đoàn Thái cũng có dự định hợp nhất hai chuỗi phân phối của mình là Metro Việt Nam và BigC Thái Lan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông, thủy sản và hải sản giữa hai nước.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong định hướng tạo ra và khai thác các thị trường mới, M&A là con đường ngắn và nhanh nhất để sở hữu thị phần, chuỗi cung ứng bán lẻ đang hoạt động và số lƣợng khách hàng hiện có. Tiến trình hội nhập đã và đang mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhƣ: học hỏi kinh nghiệm về quản lý, sử dụng vốn và lao động cũng nhƣ có cơ hội hợp tác phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhƣng đồng thời,
hội nhập cũng sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh gay gắt và đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp ngoại trong ngành bán lẻ. Mặc dù, bức tranh M&A trong lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam trong những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể nhưng cũng hiện diện nhiều khó khăn và thách thức.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, do nhu cầu về vốn rất lớn cũng như kỳ vọng tăng cường năng lực phân phối, các doanh nghiệp này sẵn sàng mở ra, mời đối tác có cùng ngành nghề, cùng chuyên môn, cùng định hướng để tiếp tục đầu tƣ, phát triển một cách nhanh và bền vững hơn, tiếp cận công nghệ từ nước ngoài để hai bên cùng có lợi. Đó là một hướng đi có lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong các thương vụ M&A, tuy nhiên cũng tồn tại những mặt tiêu cực của nó. Còn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, ý đồ của họ khá rõ ràng khi họ có sức mạnh về vốn và công nghệ quản lý. Đó chính là từng bước thâm nhập thị trường mới, nhiều tiềm năng, chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, đặc biệt thúc đẩy xuất khẩu thông qua mạng lưới bán lẻ của mình vào thị trường mới. Mặt khác, việc mua lại cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng là một trong những hình thức để
“lách” những rào cản bảo hộ của Việt Nam đối với lĩnh vực bán lẻ.
Điển hình cho việc từng bước xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam phải kể đến Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản AEON. AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản. AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình thức Văn phòng Đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07/10/2011, đƣợc sự chấp thuận từ Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức đƣợc thành lập18. Công ty TNHH AEON Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Số 30, đường Bờ Bao Tân Thắng, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
18 https://aeon.com.vn/company/about/
Công ty TNHH AEON Việt Nam đầu tƣ cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Đây được xem là phương hướng kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu.
Để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam, AEON đã nhanh chóng mua lại cổ phần của một số thương hiệu siêu thị Việt. Hiện nay, AEON đã nắm trong tay 49% cổ phần tại CitiMart - đơn vị đang vận hành 27 siêu thị, chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, 30% cổ phần tại Fivimart - đơn vị đang vận hành 20 siêu thị tại Hà Nội.
Nguồn: http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/tai-sao-ke-doc-hanh-aeon- quyet-dinh-bat-tay-citimart-fivimart-20150130033130102.chn
Với tỷ lệ cổ phần mà AEON đang nắm giữ thì AEON chƣa thể nắm quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên, lý do nào để AEON – khi vào Việt Nam để phát triển hệ thống AEON MALL nhƣng sau đó lại quyết định liên kết với
các nhà bán lẻ trong nước như Fivimart và Citimart? Qua xem xét có thông tin và tình hình, có thể lý giải cho quyết định này nhƣ sau:
Thứ nhất, AEON đang muốn né tránh sự can thiệp của cơ chế chính sách:
Khi ngành bán lẻ Việt Nam vẫn còn yếu, Chính phủ nước ta vẫn có những động thái can thiệp để hỗ trợ doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc mở mới một trung tậm độc lập đối với nhà đầu tƣ ngoại nhƣ Aeon sẽ đòi hỏi qua nhiều thủ tục pháp lý. Vì vậy, để tránh những bất lợi về chính sách, liên doanh với các đối tác nội sẽ là một đáp án phù hợp cho AEON.
Theo Điều 5.4 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này. Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này”.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tƣ số 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ Công thương, những Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối tại Việt Nam thì đương nhiên có quyền thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không cần Giấy phép trên cơ sở doanh nghiệp đã có quyền phân phối tức là đã có quyền thực hiện hoạt động bán lẻ và thành lập một cơ sở bán lẻ để phục vụ cho hoạt động này. Quy định này nhằm rút gọn thủ tục để các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thì các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải xin phép và phụ thuộc vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ. ENT thực chất là một loại “rào cản kỹ thuật” trong lĩnh vực bán lẻ mà các nước khác đã
phải chấp thuận để đánh đổi lấy việc Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình. ENT được thiết kế như một công cụ cho phép Việt Nam kiểm soát được số lượng cơ sở bán lẻ của một nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam đồng thời giới hạn số lƣợng này tùy thuộc vào nhu cầu kinh tế trong những bối cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, để phù hợp với thực tiễn phát triển thị trường, thông lệ quốc tế cũng như mở rộng hơn quyền cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc mở các cơ sở bán lẻ có quy mô nhỏ, trường hợp lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hoá và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thì không phải thực hiện quy định về ENT.
Nhƣ vậy, theo quy định pháp luật, các Doanh nghiệp bán lẻ khi mở từ cơ sở thứ hai (có diện tích trên 500m2) trở đi sẽ phải kiểm tra nhu cầu kinh tế tại địa bàn theo các tiêu chí: Số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cƣ và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ. Với những Doanh nghiệp ngoại muốn mở chuỗi bán lẻ siêu thị thì đây thực sự là một rào cản lớn khiến các Doanh nghiệp ngoại khó khăn khi đặt chân tới Việt Nam. Dù Việt Nam đã có kế hoạch bỏ dần các rào cản về thuế theo cam kết WTO nhƣng không có lộ trình nào loại bỏ ENT. Đây đƣợc xem là hàng rào kỹ thuật giúp các Doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam có thời gian để phát triển, vươn tầm với các đối thủ nước ngoài. Thông thường, siêu thị phải có diện tích trên 1.000 m2 và đòi hỏi mở số lƣợng lớn trong thời gian ngắn để tạo thành một hệ thống. Hoàn thành hệ thống tới một số lƣợng nhất định mới mang lại hiệu quả kinh doanh cho chuỗi siêu thị.Tuy nhiên, nếu cứ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và thẩm định từng mặt bằng một thì rất mất thời gian và khó khăn. Đây có thể coi là rào cản lớn nhất của các Doanh nghiệp ngoại khi đặt chân tới Việt Nam.
Mô hình của AEON MALL là mô hình bán lẻ cỡ lỡn, với diện tích yêu cầu trên 10.000 m2. Vì vậy tốc độ mở mới khoảng vài trung tâm mỗi năm.
Với những chuỗi siêu thị kích cỡ nhỏ hơn (diện tích trên 1.000 m2), đi sâu vào
các khu vực người dân sinh sống đòi hỏi tốc độ mở mới lên đến hàng chục cửa hàng mỗi năm, những Doanh nghiệp nước ngoài vẫn gặp khó khăn. Thế là thay vì thực hiện thủ tục xin hàng chục giấy phép cho cơ sở bán lẻ thành lập mới và chờ duyệt, họ chọn giải pháp khác: Xây dựng liên doanh. Có hợp tác, AEON mới có thể đẩy nhanh tiến độ mở cửa hàng. Trong liên doanh, hàng hóa của AEON sẽ đƣợc đƣa vào Fivimart và Citimart, đồng thời AEON cũng có thể kết hợp với hai nhà bán lẻ Việt để tạo ra dòng sản phẩm riêng, cung như tăng cường mạng lưới phân phối.
Thứ hai, AEON muốn đẩy nhanh hoạt động đầu tư tại thị trường Việt Nam:
Tiềm năng của ngành bán lẻ, siêu thị tại Việt Nam không phải chỉ có mình AEON nhận ra. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, có thể kể ra hàng loạt các hãng bán lẻ thuộc hàng top thế giới vào Việt Nam. Đó là Big C của Pháp, Lotte của Hàn Quốc, Takashimaya, Family Mart của Nhật Bản hay mới đây là Berli Jucker của Thái Lan. Ở trong nước, Vingroup cũng nhảy vào và đang tăng số lƣợng chuỗi siêu thị Vinmart lên rất nhanh. Tất cả những cái tên kể trên đều có tiềm lực không thua kém gì AEON và cũng rất coi trọng vào thị trường Đông Nam Á. Nếu cứ chỉ trông chờ vào việc tự phát triển chuỗi AEON MALL, AEON có thể chậm chân so với các đối thủ khác.
Vì vậy, hợp tác với các nhà bán lẻ địa phương ở cả hai đầu kinh tế Nam - Bắc sẽ giúp AEON giảm số vốn đầu tƣ ban đầu nhƣng vẫn có thể nhanh chóng "phủ sóng" đến các đô thị lớn của Việt Nam qua hơn 40 siêu thị sẵn có trên cả nước. Qua việc hợp tác là AEON nghiễm nhiên là nhà cung ứng các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng của mình (dưới thương hiệu Top Value) vào các hệ thống này một cách chính thức. Đồng thời, đây là kênh kết nối tiện lợi và nhanh chóng với các nhà sản xuất địa phương trong việc phát triển các sản phẩm sau này của AEON. Động thái này của Aeon nhằm nâng cao hiểu biết của mình về nhu cầu kinh doanh tại địa phương và kiến thức về cung ứng hàng hóa, trong khi chia sẻ các kinh nghiệm kiểm soát chất lƣợng và hậu cần với các đối tác tại Việt Nam.
Tuy nhiên, từ ví dụ về AEON có thể thấy rằng, nhìn ở khía cạnh tích cực, việc liên doanh, hợp tác giúp các hành vi tương tác giữa các Doanh nghiệp bán lẻ trong nước, giữa các Doanh nghiệp phân phối nước ngoài với các Doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước sẽ càng trở nên hiện hữu. Các thương vụ mua bán xuất phát từ nhu cầu đa dạng của các Doanh nghiệp, cũng có thể là sự hợp tác cùng lớn mạnh, nhƣng cũng có thể là sự thâu tóm, giành giật thị phần và chiếm lĩnh thị trường của các Doanh nghiệp. Liệu liên doanh tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài thấp hơn hoặc bằng 49% Vốn Điều lệ của Doanh nghiệp có giúp Doanh nghiệp Việt Nam đứng ở thế làm chủ? Rất khó để trả lời. Đây chỉ là tỉ lệ sở hữu trực tiếp. Thực tế, các Doanh nghiệp ngoại vẫn có thể nâng tỉ lệ sở hữu lên quá 49% thông qua các quỹ đầu tƣ trung gian hoặc lâu dần sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên dẫn đến việc thâu tóm. Đến lúc đó, ngành bán lẻ của Việt Nam thực chất đã nằm trong tay nước ngoài. Điều này đặt nặng lên vai nhà bán lẻ trong nước, sẽ phải phát triển như thế nào và cạnh tranh liên doanh liên kết nhƣ thế nào, tái cơ cấu và hoạt động nhƣ thế nào để cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập mới. Trước thách thức này, các doanh nghiệp Việt cần đặt ra nhiều giải pháp để phát triển thị trường bán lẻ trong giai đoạn tới.