Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển

Một phần của tài liệu GIAO AN vạt LY 12 MOI(Theo 4 hoạt động, 5 bước) (Trang 137 - 141)

1. Các dải sóng vô tuyến

- Không khí hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn.

- Không khí cũng hấp thụ mạnh các sóng ngắn. Tuy nhiên, trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ. Các vùng này gọi là các dải sóng vô tuyến.

2. Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li

- Tầng điện li: (Sgk)

- Sóng ngắn phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực

sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.

C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.

D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau Câu 3: Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

A. Sóng trung B. Sóng ngắn C. Sóng cực ngắn D. Sóng dài

Câu 4: Một anten vệ tinh có công suất phát sóng là 1570 W hướng về một vùng của Trái Đất. Tín hiệu nhận được từ vệ tinh ở vùng đó trên mặt đất có cường độ là 5.10-10W/m2. Bán kính đáy của hình nón tiếp xúc với mặt đất được vệ tinh phủ sóng là

A. 1000 km B. 500 km C. 10000 km D. 5000 km

Câu 5: Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại A. sóng dài

B. sóng trung C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn

Câu 6: Nguyên tắc phát sóng điện từ là

A. dùng mạch dao động LC dao động điều hòa B. đặt nguồn xoay chiều vào hai đầu mạch LC C. kết hợp mạch chọn sóng LC với anten

D. kết hợp máy phát dao động điện từ duy trù với anten.

Câu 7: Kí hiệu các loại sóng điện từ như sau: (1) sóng dài ; (2) sóng trung ; (3) sóng ngắn ; (4) sóng cực ngắn. Những sóng điện từ nào kể trên đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ khác nhau?

A. Chỉ (10 B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1), (2) và (3)

Câu 8: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

A. 1 km đến 3 km B. vài trăm mét C. 50 m trở lên D. dưới 10 m

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án D B C A D D D D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS thảo luận : Câu 1 Tại sao lại nói sóng

Câu 1 Sóng điện từ là sóng ngang vì phương của dao

điện từ là sóng ngang?

Câu 2 Sóng điện từ khác sóng cơ bản ở điểm nào?

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia 4 nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút:

+ Nhóm 1, 2: Trả lời C1.

+ Nhóm3, 4: Trả lời C2.

- GV theo dõi và hướng dẫn HS

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu đại diện các nhóm treo kết quả lên bảng.

- Yêu cầu nhóm 1 nhận xét nhóm 2, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại

- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trả lời - Đại diện các nhóm nhận xét kết quả

- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)

động các

vecto E→, B→vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 2

Sóng điện từ khác sóng cơ bản ở hai điểm chính

- Sóng cơ luôn luôn phải lan truyền trong môi trường vật chất, không lan truyền trong chân không, sóng điện từ thì có thể lan truyền trong môi trường vật chất và cả trong chân không.

- Sóng cơ có khả năng sóng ngang lẫn sóng dọc còn sóng điện từ thì chỉ là sóng ngang.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Em mang điện thoại di động và sử dụng tại các điểm sau: Nhà lá, nhà sàn, nhà gạch, nhà bê tông

Ghi chép và theo dõi các cột sóng điện thoại khi ngồi các nhà này. Giải thích.

4. Hướng dẫn về nhà

- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 115 và SBT trang 33, 34, 35 - Chuẩn bị bài sau

Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tiết 39

NGUYÊN TĂC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN ---o0o---

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức

- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

2. Về kĩ năng

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK 3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học 4. Năng lực hướng tới

a, Phẩm chất năng lực chung

Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

b, Năng lực chuyên biệt môn học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập 2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ III. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.

- SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm

- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Hằng ngày ta có thể dùng ti vi hoặc radio để xem và nghe các tin tức.

Như vậy thì sóng điện từ làm thế nào có thể truyền từ nơi này đến nơi khác được.

Ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài

“NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN”

- HS ghi nhớ

- HS định hướng nội dung bài

Tiết 39

Một phần của tài liệu GIAO AN vạt LY 12 MOI(Theo 4 hoạt động, 5 bước) (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(263 trang)
w