Các lý thuy ế t nghiên c ứ u

Một phần của tài liệu Phật giáo việt tông trong giao thoa văn hóa việt thái (qua một số ngôi chùa ở bangkok thái lan (Trang 20 - 23)

1.2.1. Thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa (Acculturation)

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp thu và biến đổi văn hóa của một người hoặc một nhóm văn hóa thông qua sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau và có mối quan hệ trao đổi văn hóa lẫn nhau. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi truyền thống văn hóa và tạo nên nét văn hóa mới của riêng mình. Thuyết này được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực khoa học xã hội do John Wesley Powell vào năm 1880 tại Hoa Kỳ (Mỹ) đề xuất. Trong một báo cáo cho Cục Dân tộc học Hoa kỳ, J.

W. Powell cho rằng tiếp biến văn hóa là những thay đổi tâm lý của con người thông qua việc trao đổi các yếu tố văn hóa của các nền văn hóa khác nhau, đồng thời, mỗi người vẫn giữđược nét văn hóa đặc thù của riêng mình.

Đến đầu thế kỷ XX, tiếp biến văn hóa đã trở thành trọng tâm của các nhà xã hội học Mỹ như: W. I. Thomas, Florian Znaniecki, Robert E. Park và Ernest W.

Burgess. Họ sử dụng thuyết này để nghiên cứu quá trình tiếp biến văn hóa của người nhập cư và các nhóm văn hóa khác nhau trong xã hội Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc trao đổi và tiếp nhận văn hóa nảy sinh trong quá trình tiếp biến văn hóa có bản chất hai chiều, có tác động qua lại giữa các nhóm văn hóa khác nhau.

Ở đây, chúng tôi áp dụng thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa để triển khai quá trình tiếp thu và biến đổi văn hóa trong việc hội nhập của người Việt trên đất Thái Lan, khảnăng thích nghi của họ với môi trường sinh sống mới. Bên cạnh đó, một vấn đề trọng tâm khác được tìm hiểu thêm là những biến đổi các giá trị truyền thống văn hóa, tôn giáo của cộng đồng di dân người Việt, cụ thể là những tín đồ Phật giáo Bắc tông Việt Nam sau khi tiếp xúc với các nền văn hóa mới (Thái, Hoa, Ấn).

Đặc biệt là khu Chinatown (đoạn cuối đường Charoenkrung - đường Yaowarat - khu Sampheng), quận Samphanthawong, khu dân cư đa văn hóa của người Thái gốc Hoa - Ấn - Việt - Thái ở Bangkok.

1.2.2. Thuyết kiến tạo xã hội (Socio-Constructivism)

Kiến tạo xã hội là quá trình phát triển nhận thức của con người thông qua sự tương tác xã hội và văn hóa để kiến tạo kiến thức của mình, từ đó vận dụng tri thức và khảnăng thích nghi của mình với môi trường xã hội - văn hóa để làm ra sản phẩm

mới. Có thể hiểu, đây là mối quan hệ về kinh nghiệm và sự tương tác xã hội. Thuyết kiến tạo xã hội khởi đầu chỉ là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh tính chất được kiến tạo về mặt xã hội của các cộng đồng trong đời sống xã hội. Nguồn gốc lý thuyết này xuất phát từ William Isaac Thomas và các nhà xã hội học thuộc trường phái Chicago, cùng các nhà xã hội học Alfred Schutz. Quan điểm học thuật cơ bản của W.I. Thomas cho rằng xã hội là do con người tạo ra một cách năng động và sáng tạo.

(DL: Phan Thị Yến Tuyết, 2018).

Trong nghiên cứu của mình, Anne Scheider (Giáo sư trường Đại học bang Arizona) và Halen Ingram (Giáo sư trường Đại học California) cho rằng thuyết kiến tạo xã hội được áp dụng vào và cho thấy tri thức khoa học trở thành một công cụ hiệu quả để phát triển xã hội bền vững. Kiến tạo xã hội được xem như là hình dung của xã hội về các nỗ lực nhằm thay đổi hoạt động của nhóm văn hóa - xã hội nhất định, sự thay đổi đó có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và biến đổi chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng. (DL: Lê Ngọc Hùng, 2016, tr. 27-28).

Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng thuyết kiến tạo xã hội để nghiên cứu hiện tượng Phật giáo Việt tông với tư cách một nhóm thiểu số tôn giáo tại Thái Lan.

Các vấn đề về tôn giáo này như quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt tông cũng như văn hóa Phật giáo Việt tông của cộng đồng di dân người Việt tại Bangkok, Thái Lan được triển khai để cho thấy Phật giáo Việt tông được tạo nên do hoàn cảnh lịch sửdi cư, xã hội hiện đại và nền văn hóa đa dạng, không phải đơn thuần tồn tại và phát triển một cách đương nhiên.

1.2.3. Thuyết Chức năng (Functionalism)

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó có Xã hội học. Vào cuối thế kỷ XIX, ở phương Tây xuất hiện nhiều trường phái lý thuyết khác nhau, trong đó có trường phái lý thuyết chức năng.

Các lý thuyết gia tiêu biểu của trường phái này là Herbert Spencer (1820-1903), Émile Durkheim (1858-1917), Bronislaw Malinowski (1884-1942), A.R. Radcliffe Brown (1881-1955).

E. Durkheim, nhà xã hội học Pháp, đã đưa quan niệm rằng các khía cạnh xã hội của con người là yếu tố quan trọng nhất để nghiên cứu khi muốn tìm hiểu hành vi con người, bao gồm cả hành vi tôn giáo. Trong công trình nghiên cứu chức năng

tôn giáo “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (Les formes élémentaires de la vie religieuse), ông cho rằng sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội chứng tỏ chức năng của tôn giáo trong việc duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội (DL: Trần Hồng Liên, 2010, tr. 12).

Trong tác phẩm “Ma thuật, khoa học và tôn giáo”, Bronislaw Malinowski đã nghiên cứu về đời sống của thổ dân ở Thái Binh Dương. Ông cho rằng biểu tượng ma thuật xuất hiện khi con người không tin vào sức mạnh của bản thân mình. Khi gặp phải vấn đềthì con người đặt hy vọng vào sựgiúp đỡ của những lực lượng bí ẩn và phải thực hiện những hành vi ma thuật (DL: Phan Thị Yến Tuyết, 2019, Bài 3).

Theo ông, chức năng của tập tục là nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua phương tiện văn hóa. Chức năng của mỗi tập tục đóng vai trò trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội. Những biến đổi trong văn hóa chủ yếu xuất phát từ yếu tố bên ngoài, đây là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa .

A.R. Radcliffe Brown, nhà nghiên cứu nhân học xã hội Anh, vận dụng thuyết chức năng cấu trúc trong việc nghiên cứu mối quan hệ xã hội với tư cách là các hệ thống hữu cơ. Dựa trên tư liệu điền dã ở quần đảo Andaman, ông đưa ra quan điểm cho rằng nghi lễ tôn giáo có một chức năng xã hội cụ thể nhằm điều tiết, duy trì và chuyển tải những cảm xúc từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Khoa Nhân học tổng hợp, hcmussh.edu.vn)

Frans de Wal, nhà nghiên cứu linh trường nêu ra định nghĩa “tôn giáo là lòng tôn kính chung dành cho đấng siêu nhiên, sựlinh thiêng, tâm linh cũng như các biểu tượng, nghi lễ và sự thờcúng đi kèm”. Sự tiến hóa của tôn giáo ởloài người không thể tách rời khỏi tính xã hội (DL: Brandon Ambrosino, 2019, bbc.com).

Ởđây, thuyết chức năng được vận dụng để tìm hiểu những đóng góp và chức năng xã hội của Phật giáo Việt tông hiện nay. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo Việt tông và không gian xã hội Bangkok sẽ góp phần vào việc tìm hiểu vai trò của Phật giáo Việt tông trong đời sống văn hóa cộng đồng người Thái gốc Việt hoặc cư dân địa phương nói chung, bao gồm nhiều tộc người ở Bangkok trong quá trình hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Phật giáo việt tông trong giao thoa văn hóa việt thái (qua một số ngôi chùa ở bangkok thái lan (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)