Nghi lễ vòng đời tại các ngôi chùa Việt tông cũng cho thấy những chuyển biến giao thoa văn hóa, trong đó tiêu biểu là khóa tu xuất gia gieo duyên và lễ “Kong Tek”
(lễ cầu siêu trong đám tang).
- Khóa tu xuất gia gieo duyên
Khi mới du nhập vào Thái Lan, người đàn ông nào muốn xuất gia theo hệ phái Bắc tông thì có thể trực tiếp xin phép các vị Tổsư người Việt. Nếu được chấp nhận thì các vịấy sẽ cử hành lễ truyền giới cho họ. Theo truyền thống Bắc tông Việt Nam, người đàn ông đi tu thường có tâm nguyện tu trọn đời. Truyền thống này tiếp tục được thực hiện cho đến nay. Tuy nhiên, những chuyển biến trong xã hội đã dẫn đến những biến đổi trong quan niệm hiện nay. Tại các ngôi chùa Việt tông Thái Lan, ngày càng ít người Việt xuất gia. Điều này gây nên vấn đề thiếu nhân sự cho cộng đồng tôn giáo của họ.
Cùng với thời gian, sau khi Phật giáo Việt tông được công nhận, các Tổsư bắt đầu tổ chức khóa tu xuất gia gieo duyên theo hình thức truyền thống Theravada. Lúc đó, hàng năm, chỉ có một khóa xuất gia gieo duyên tập thểthường được tổ chức vào mùa an cư kiết hạ tại chùa Khánh Thọ ở tỉnh Kanchanaburi do hạn chế về sốlượng thầy Tế độ dẫn nghi thức truyền cụ túc giới cho người xuất gia. Khóa tu ba tháng mùa an cư này cũng thu hút những người nam Thái, Thái gốc Việt và Thái gốc Hoa tham gia với nhiều lý do khác nhau, mặc dù gia đình theo Phật giáo Theravada. Sau khi khóa tu kết thúc, một số tu sĩ không muốn hoàn tục mà muốn tiếp tục ở lại chùa với tư cách chư Tăng Việt tông. Cho đến nay, những ngôi chùa Việt tông ở Bangkok và các tỉnh khác cũng tổ chức khóa tu xuất gia gieo duyên vào mùa an cư kiết hạ.
Xuất gia gieo duyên là một phương thức tu hành trong một thời gian ngắn hạn hay dài hạn để tạo cơ hội cho nam giới được trồng những duyên lành về đời sống tu sĩ. Đặc trưng của khóa tu gieo duyên là người nam được trải nghiêm đời sống tu hành của bậc xuất gia thông qua giới luật, tập sự và nếp sống thiền môn nghiêm túc. Thời gian tu gieo duyên tùy theo tâm nguyện và hoàn cảnh của mỗi người. Sau khi khóa
tu kết thúc, người xuất gia gieo duyên hoàn tục và trở về lại đời sống cư sĩ hay Phật tửbình thường. Mặc dù, họchưa đủduyên để xuất gia trọn đời nhưng họ có thể tiếp tục tu tập theo con đường giải thoát. Ngoài ra, khóa tu này còn tạo điều kiện tiếp cận cho những người muốn tìm hiểu vềđời sống xuất gia theo Phật giáo. Hình thức xuất gia gieo duyên được thực hiện phổ biến tại các nước theo truyền thống Theravada như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia.
Người Thái theo Phật giáo Theravada quan niệm nam giới nên đi tu ít nhất là một “vassa” (ba tháng vào mùa an cư kiết hạ). Xuất gia gieo duyên được xem là một cách thức giáo dục đạo đức thông qua đời sống tu hành. Với tư cách của bậc xuất gia, hành giả có thể chuyên tâm học hành theo con đường Trung Đạo và thấu hiểu giáo lý của Ngài một cách hiệu quả.
An cư kiết hạ là truyền thống sinh hoạt đặc thù của Tăng đoàn từ thời Đức Phật còn tại thế. Việc tác pháp ba tháng an cư hàng năm trong mùa mưa là trách nhiệm của chư Tăng theo giới luật định chế. Trong thời gian này, sau khi thọ pháp an cư, các chư Tăng sẽ ở yên một chỗ, trong chùa hoặc tự viện nào đó, để nghiêm túc tu hành giới - định - tuệ theo giáo huấn của Đức Thế Tôn, thực hành thiền để thân được thanh tịnh và tịnh tu chứng đạo quả.
Thời kỳđầu Phật giáo ra đời, Đức Phật chưa định chế pháp an cư, vì lúc đó số lượng Tăng đoàn không nhiều. Chư Tăng có thể tùy ý du hành để truyền pháp hay vào rừng tìm nơi cư trú yên tĩnh tu thiền. Với điều kiện văn hóa - xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, việc định chế pháp an cư bắt đầu từ khi Đức Phật cư ngự tại thành Xá-Vệ (Savatthi), có Tăng đoàn từthành Pava (Patha) trên đường du hành đến đảnh lễ Ngài.
Mùa mưa đến, Tăng đoàn gặp phải mưa to gió lớn, làm mất y bát, giẫm đạp chết côn trùng và cỏ non mà đang sinh sôi nảy nở của người dân. Do nhân duyên đó, Đức Phật định chế pháp an cư kiết hạ cho Tăng đoàn để tránh sát sanh, và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân. Pháp an cư kiết hạ là một quy định bắt buộc đối với hàng xuất gia. Chư Tăng nào không tuân theo định luật này thì sẽ không được tính tuổi hạ trong năm đó.
Theo định luật của Phật giáo, thời gian an cư kiết hạ là ba tháng trong mùa mưa. ỞẤn Độ, ba tháng này bắt đầu từsau đêm trăng tròn tháng Bảy âm lịch (ngày Asalha) đến đêm trăng tròn tháng mười âm lịch. Tuy nhiên, có những trường hợp
thiết yếu, chư Tăng cần phải đi ra ngoài nơi thọ pháp an cư, không thể quay lại trong ngày thì chư Tăng được phép đi du hành không quá bảy đêm gọi là “Sattaha”. Cụ thế như: đi khám bệnh hoặc đi thăm ba mẹ bị bệnh; đi gặp và khuyên răn các chư Tăng hoặc sa di muốn hoàn tục; đi giải quyết những Tăng sự cần thiết như trùng tu chùa hoặc tự viện; đi hành lễ theo lời thỉnh của thí chủ. Trong các trường hợp đó, nếu chư Tăng không kịp vềnơi cư trú sau bảy đêm thì chư Tăng cũng không được tính tuổi hạtrong năm đó.
Ba tháng an cư kiết hạ của Tăng đoàn Phật giáo An Nam tông Thái Lan đã tuân theo cách tính lịch của Phật giáo Bắc tông, tức bắt đầu từ ngày rằm tháng Tư đến ngày rằm tháng Bảy. Điều này khác với cách tính lịch của Phật giáo Theravada.
Do đó, thời gian an cư của các chư Tăng Theravada bắt đầu từ sau ngày rằm tháng Tám đến ngày rằm tháng Mười một, tức vào khoảng tháng Sáu đến tháng Chín hay tháng Mười Tây lịch.
Đối với hàng xuất gia, an cư kiết hạ là một thực hành có ý nghĩa quan trọng được biểu hiện qua tinh thần sống chung hòa hợp của tập thể Tăng già trong cùng một nơi cư trú. Thời gian này tạo cơ hội để chư Tăng khích lệ tinh thần tu tập cho nhau, chia sẻphương pháp tu tập cho nhau. Hơn nữa, pháp an cư cũng tạo cơ hội cho hàng tu sĩ tại gia và Phật tử được tiếp cận cách tu tập như Tăng đoàn trong khoảng thời gian này. Các Phật tử thường đến chùa tích phước bằng cách bố thí, thọ giới, cúng dường trai Tăng, tụng kinh cầu an, hồi hướng phước báu, nghiêm túc tu tập, làm nhiều điều tốt lành, tránh làm điều ác, luyện tâm an tịnh theo lời Đức Phật dạy.
Một số người nam thường chọn mùa này đi tu gieo duyên để chuyên tâm tu tập tích phước cho bản thân cũng như cho cha mẹ và người thân trong gia đình. Ngoài ra, người xuất gia gieo duyên cũng được hưởng phước báu từ việc dâng Y Kathina đã nói trên.
Về nghi thức, lễ xuất gia của Phật giáo Việt tông được thực hiện gần giống như nghi thức theo truyền thống Phật giáo Theravada Thái Lan. Ví dụ như có nghi thức cạo đầu, nhiễu Phật ba vòng quanh chánh điện, nghi thức xuất gia theo hình thức hỏi - đáp. Nam giới muốn xuất gia theo phái Việt tông phải chuẩn bịđủ bộ áo nhật bình, y và bát, và tìm một vịtrưởng lão đức hạnh để bái làm thầy Tếđộ. Trước tiên, các vị thiện nam cần tu giới phẩm sa di (Samanera). Nghi thức này được gọi là
“Pabbajja”. Các giới tử với bộ trang phục màu trắng trên thân “tác bạch” xin xuất gia, quy y Tam Bảo và thọ thập giới. Sau đó các giới tử mặc trên người bộ áo nhật bình đắp y trên vai trái. Tiếp theo, thầy Tếđộ cử hành lễ “Upasampada”, truyền thọ cụ túc giới cho chư sa di, từđó, giới tử mới trở thành Tỳ-kheo (Tỳ-khưu, Bhikkhu).
Lễ truyền giới được thực hiện theo hình thức hỏi - đáp thông qua kinh kệ phiên âm Hán - Việt. (Xin xem H.3-8 - H.3-9, tr. 11 PL).
Trên đây cho thấy sự giao thoa và tiếp biến văn hóa trong nghi thức xuất gia của Việt tông Thái Lan cũng như khóa tu xuất gia gieo duyên. Hiện nay, khóa tu xuất gia gieo duyên được thực hiện bằng hình thức tập thể(đoàn thể) và cá nhân với những lý do khác nhau như đi tu vài ngày trong tang lễ để hồi hướng công đức cho người thân đã mất. Ngoài khóa tu mùa an cư kiết hạ, khóa tu gieo duyên chư sa di mùa hè cũng nhận được sự quan tâm và được thanh thiếu niên tham gia.
- Lễ “Kong Tek” (Lễ cầu siêu trong đám tang)
Tang lễ là nghi thức để tưởng nhớcông ơn, đức hạnh của người đã thân mất.
Mỗi dân tộc có những tập tục riêng tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng của mình. Đối với người theo Phật giáo, “chết” không phải là sự chấm dứt hoàn toàn. Đây chỉ là sự ra đi từ cảnh giới này và tái sanh ở cảnh giới khác tùy theo nghiệp lực và nhân quả của mình. Để giúp vong linh của người đã mất được thoát khỏi nơi khổđau, người thân trong gia đình thường thực hiện những nghi thức để vong linh đó được tái sanh ở cảnh giới tốt hơn. Trong quá trình di đân, người Việt cũng như người Hoa đã mang đến Thái Lan những nghi lễvòng đời theo hình thức tôn giáo, tín ngưỡng của riêng mình, trong đó có lễ “Kong Tek”. Cùng với thời gian, thông qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, lễ Kong Tek đã tạo nên bản sắc riêng trong tang lễtrên đất Thái.
Trong sự cộng sinh văn hóa, lễ Kong Tek đã cho thấy sự kết hợp uyển chuyển giữa nghi thức của người Việt, người Hoa và người Thái.
Lễ “Kong Tek” (theo cách gọi của người Triều Châu), tiếng Việt nghĩa là
“công đức”, là nghi thức làm công đức và hồi hướng công đức cho người đã mất trong đám tang trước khi chôn cất hay hỏa táng, tức lễ cầu siêu trong tang lễ. Phật giáo Việt tông cũng gọi nghi lễ này là lễ Kong Tek, “Đám” hay “Tiếp Dẫn”
(“Taksinanupathan” trong tiếng Thái). “Công” là hành động, “Tếch” là đức hạnh.
Nghi thức này được thực hiện để bày tỏ sự hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ,
ông bà tổ tiên đã mất thông qua hình thức tụng kinh và nhờ công năng của lời kinh dẫn vong linh của người đó đến cõi Phật, nơi cực lạc của Phật A Di Đà. Lễ Kong Tek thường được thực hiện trong bảy ngày sau khi người thân qua đời (cúng thất). Sau đó được tiếp tục mỗi bảy ngày cho đến tuần thứ bảy (hàng tuần, chung thất) và ngày thứ một trăm. Đây là một nghi thức có sự pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt và người Hoa, kết hợp với ba tư tưởng: Phật giáo Bắc tông, Đạo giáo và Nho giáo.
Theo thư tích Thái Lan, vào năm 1852, vua Rama IV đã cho phép quan lại người Hoa Triều Châu tổ chức lễKong Tek để hồi hướng công đức đến hương linh của vua Rama III. Hòa thượng người Việt được thỉnh cầu để cử hành lễ này bảy ngày bảy đêm theo nghi thức truyền thống người Triều Châu. Tang lễ nhà vua Rama III được xem là mốc lịch sử khởi nguồn nghi lễ Kong Tek ở Thái Lan (Sethaphong Jongsanguan, 2018). Lễ Kong Tek đã được công nhận là một trong các nghi thức tang lễ hoàng cung cho Hoàng gia Thái Lan, trong đó có tang lễ của vua Rama IV và hoàng hậu. Tại Thái Lan, ngày hành lễ Kong Tek là ngày thứ bảy (cúng thất), ngày thứ năm mươi (cúng chung thất) và ngày thứ một trăm sau khi mất. Trong tang lễ hoàng cung, mỗi khóa lễ có thểđược tổ chức trong vài ngày: ba đến bảy ngày. Cũng như người Việt và người Hoa, người Thái quan niệm rằng đây là mốc quan trọng đối với người đã mất cho nên họ thường làm phước và hồi hướng công đức cho vong linh đó, đặc biệt là trong vòng bảy ngày sau khi mất. Nương nhờ phước báu, vong linh được thoát khổ và chuyển sang trạng thái tốt hơn. Từđó, Chư Tăng người Việt đã cùng chư Tăng người Hoa thực hiện nghi lễ hoàng cung này cho đến thời vua Rama IX. Với sự phát triển của Annamnikai và Chinnikai, chư Tăng của hai chi phái xin thực hiện lễ Kong Tek riêng và được vua Rama IX cho phép.
Về cách gọi, lễKong Tek được thực hiện trong hoàng cung gọi là “Kong Tek Luang”, ở ngoài cung thì gọi là “Kong Tek”. Khác với tang lễởhoàng cung, thường thì các tang lễ ở Thái Lan được tổ chức tại chùa trong ba ngày hoặc bảy ngày tùy theo điều kiện của tang gia. Ghi chép thời vua Rama V cho thấy nghi thức tang lễ hoàng cung là sự kết hợp giữa lễ Kong Tek theo truyền thống Bắc tông với nghi thức tang lễ của Tăng đoàn Theravada Thái Lan. Sau đó, việc kết hợp hai nghi thức này đã trở thành bản sắc tang lễ của người Thái gốc Việt và gốc Hoa.
Nghi thức tang lễ được thực hiện khác nhau theo tín ngưỡng và tôn giáo. Mặc dù cũng là Phật giáo, nhưng hai hệ phái vẫn có những hình thức hành lễ riêng biệt.
Lễ Kong Tek của Phật giáo Việt tông hiện nay là nghi thức hành lễđược các Tổ sư soạn lại cho phù hợp và thích nghi với văn hóa Thái Lan. Trước khi hành lễ, tang gia phải thọ ngũ giới bằng tiếng Việt theo nghi thức truyền thống của Phật giáo Theravada. Ởnơi làm lễ, các bàn thờđược trang trí như: bàn thờ Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, Quan Công và các vị thần, Địa Tạng Bồ-tát hay Ngài “Malai” theo cách gọi của người Thái (một vịthánh Tăng, thường đến cõi thiên và địa ngục và kể lại câu chuyện Ngài đã trải quảcho chúng sanh nghe để họ hiểu về nhân quả) và Diêm Vương. Lễ Kong Tek thường được thực hiện thông qua mười bốn nghi thức: cung thỉnh các vị Phật, chư Bồ-tát, chư thiên, các vị thần, phạm thiên để chứng minh lễ; thỉnh vong linh người đã mất bằng nghi thức lễ bái Vị (lễ Phan Vị hay Kae-shin theo cách gọi của người Triều Châu, tức viết họ tên người đã mất trên sớ); rải nước thiêng để thanh tẩy vong linh trước khi thực hiện lễ bái Tam Bảo; quà cầu Nại Hà (Nại Hà Kiều, “Nại Hà Kía” theo cách gọi của người Triều Châu) để dẫn vong linh qua cầu và trả nợcho vong linh; phá địa ngục đểvong linh được nghe chư Tăng tụng kinh và nhận được phước báu; đánh chuông, rải hoa và diễu hành ba vòng để thỉnh vong linh nghe pháp; treo cờ thông báo các vị chư thiên chứng minh lễ Kong Tek và lễ Chẩn Tế; cúng ngọ (cúng thực phẩm chay); cúng trai Tăng; thảhoa đăng trên sông để hồi hướng công đức cho vong linh; cúng vong linh người đã mất; trai đàn Chẩn Tế; dẫn vong linh hành lễ sám hối, đốt vàng mã cho vong linh; cung tiễn Phật. Ý nghĩa của các nghi thức trên chủ yếu là giúp các vong linh đến gần hơn với chư Phật, chư Bồ- tát, sám hối các lỗi lầm mình đã làm khi còn sống để được siêu độ lên cõi Phật A Di Đà. (Xin xem H.3-10, tr. 12 PL).
Tại chùa Thái, vào các buổi chiều tối hàng ngày sau khi phát tang, tang gia thường thỉnh chư Tăng hành lễ tụng kinh “Abhidham” (nội dung về“con người được tạo ra từ ngũ uẩn và có tính vô thường, khổ, vô ngã). Nghi thức bắt đầu từ lễ bái và quy y Tam Bảo, thọ ngũ giới, chư Tăng tụng kinh “Matika”, tang gia dâng y cà-sa (trong tang lễ gọi là y “Bangsakul”) và tứ vật dụng, chư Tăng thọ y Bangsakul và tụng kinh để hồi hướng công đức đến người đã mất. Trong khi chư Tăng tụng kinh, tang gia thường rót nước vào ly để hồi hướng công đức. Theo Phật giáo Theravada,
bài kinh được sử dụng khi hồi hướng công đức này có hai ý nghĩa: phần đầu “Yatha varivaha...” là phần hồi hướng công đức, phần tiếp theo “Sappeetiyo....” là phần cầu nguyện. Bài kinh này thường được tụng mỗi lần sau khi thí chủ làm phước. Nếu tổ chức tang lễ bảy ngày, lễKong Tek thường được thực hiện vào ngày thứ sáu và sáng thứ bảy trước khi án táng. Nếu hỏa táng thì tang gia thường cúng trai tăng, thỉnh chư tăng thuyết pháp và tụng kinh “Matika”.
Đôi lúc, Tăng đoàn Việt tông cũng đến viếng tang lễ của những cao Tăng chùa Thái. Chư Tăng Việt tông ngồi trên chỗ hành lễ, tay cầm Talapad phía trước giống chư Tăng Thái và tụng kinh “Matika” (Abhidham) bằng tiếng Việt. Sau đó, chư Tăng hành lễ thọ y Bangsakul và tụng kinh chúc phúc bằng tiếng Việt. Hình ảnh này thể hiện đậm nét yếu tố cộng sinh văn hóa và gây ấn tượng sâu sắc với người dân Thái.
(Xin xem H.3-11, tr. 12 PL).
Trong đời sống văn hóa - xã hội hiện nay, nghi thức trong lễ Kong Tek thường được thực hiện gọn lại tùy theo trường hợp, thời gian và điều kiện của tang gia. Hạn chế về ngôn ngữ của tang gia là một yếu tố ảnh hưởng đến sự hiểu biết về ý nghĩa của các nghi thức. Ngoài ra, bảo vệ môi trường cũng trở thành vấn đề khiến nhiều người thường tránh đốt vàng mã trong tang lễ.
Ngày nay, đời sống vật chất và tinh thần của mọi người có nhiều biến đổi.
Cuộc sống xô bồ, vội vàng, thời gian không cho phép thực hiện tang lễ quá lâu theo nghi thức truyền thống. Bên cạnh đó, việc giao thoa và tiếp nhận văn hóa mới trong sự cộng sinh giữa các tộc người đã là một yếu tố làm mất đi nét văn hóa truyền thống.
Do sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, đa sốngười Thái gốc Việt và gốc Hoa thế hệ sau đã thích nghi với nghi thức, nghi lễ truyền thống Phật giáo Theravada ởđây.