Chuyển biến trong các lễ hội

Một phần của tài liệu Phật giáo việt tông trong giao thoa văn hóa việt thái (qua một số ngôi chùa ở bangkok thái lan (Trang 82 - 100)

Lễ là một trong những nét khác biệt giữa Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Theravada. Nghi lễ là hình thức, là cách cư xử hay cách bày tỏ sự kính trọng thông qua các vật biểu tượng theo khuôn mẫu đã định để các thành viên trong cộng đồng xã hội thực hành theo. Bên cạnh đó, nghi lễ được xem như những hoạt động của con người khi tham gia lễ hội hay sự kiện mang tính cộng đồng. Ý nghĩa của nghi lễ Phật giáo chủ yếu là để biểu thị lòng tôn kính, tri ân đối với Đức Phật hơn việc cầu xin phù hộ.

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, lễ hội thường được dựa trên lịch sử cuộc đời và sự nghiệp hoằng pháp của Đức Phật. Những ngày lễ đó được tổ chức

nhằm biểu dương đức hạnh và lời dạy của Ngài cho các vị đệ tử. Đây cũng là dịp để Phật tử rút ra những bài học ứng dụng vào việc tu tập. Các ngày lễ của Phật giáo thường diễn ra vào ngày rằm nhưng nghi thức và ý nghĩa của các ngày lễ này giữa hai hệ phái Bắc tông và Nam tông lại khác nhau. Trong truyền thống Phật giáo Theravada, hàng năm, có ba ngày lễ lớn: ngày lễ Magha Puja (ngày rằm tháng Giêng), Vesakha Puja (ngày rằm tháng Tư) và Asalha Puja (ngày rằm tháng Sáu).

Phật giáo Bắc tông Việt Nam cũng có ba ngày lễ lớn, đó là lễ cầu an đầu năm (ngày rằm tháng Giêng), ngày Phật Đản (ngày rằm tháng Tư) và ngày Vu Lan (ngày rằm tháng Bảy).

Các nghi lễ của Phật giáo Việt tông có nguồn gốc từ nghi lễ Phật giáo Bắc tông Việt Nam. Trong hơn hai thế kỷ hình thành và phát triển, văn hóa Phật giáo Bắc tông Việt Nam đã có sự hòa trộn với tín ngưỡng dân gian bản địa (của người Thái và người Hoa, hiện nay là người Thái gốc Hoa) cũng như tư tưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan và tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo được thể hiện thông qua nghi lễ tại các chùa Việt tông.

Cho đến nay, hàng năm theo lịch âm của người Việt và người Hoa, Phật giáo Việttông có ba ngày lễ chính: lễ Bái Đẩu (lễ cúng sao vào ngày rằm tháng Giêng), lễ Phổ Độ Chẩn Tế (Mông Sơn Thí Thực cúng cồ hồn vào ngày rằm tháng Bảy), lễ hội ăn chay (từ ngày mùng một đến ngày mùng chín tháng Chín). Ngoài ra, hàng năm còn có lễ dâng Y Kathina, lễ Phật Đản Sanh.

- Lễ rằm tháng Giêng

Quan niệm về ngày rằm tháng Giêng giữa Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Theravada khác nhau. Đối với người Thái theo truyền thống Phật giáo Theravada, đây là ngày Maghapuja, còn gọi là ngày Đại hội Thánh tăng hay tiếng Pali gọi là ngày Caturangasannipata (Fourfold Assembly Day, Ngày Tứ hợp) bởi vì có bốn điều kiện tốt lành cùng xuất hiện, đó là

• Sự kiện này diễn ra đúng vào ngày trăng tròn của tháng Magha (ngày rằm tháng Ba theo âm lịch Thái);

• Đại hội có 1.250 vị Tỳ-kheo đệ tử tự vân tập đến đảnh lễ Đức Phật, không cần thông báo, không ai mời thỉnh;

• Tất cả các vị ấy đều xuất gia bằng hình thức “Ehi Bhikkhu”. Ehi Bhikkhu Upasampada là một hình thức xuất gia của Tỳ-kheo bậc Thánh Tăng thời Đức Phật con tại thế. Đức Phật tuyên lời dạy và cho người nam ấy xuất gia: “Con hãy đến với Như Lai, con trở thành Tỳ-kheo theo Ý nguyện! Chánh pháp mà Như Lai đã khéo thuyết; con hãy nên cố gắng tinh tấn thực hành phạm hạnh cao thượng để chấm dứt sự khổ tử sinh luân hồi”. Sau khi Đức Phật vừa dứt lời thuyết, người nam ấy đã trở thành Tỳ-kheo với đầy đủ tám vật dụng thiết yếu của một vị xuất gia ngay lập tức. Những người xuất gia theo hình thức “Ehi Bhikkhu” là những người trong tiền kiếp đã tạo phước bằng cách dâng y cà-sa và bình bát cho chư Tăng.

• Tất cả các vị ấy là bậc A La Hán chứng đắc lục thông (có tuệ phân tích và có pháp thần thông).

Trong Đại hội này tại tự viện Trúc Lâm (Veluvanavihara), Đức Phật tuyên thuyết cho 1.250 vị Tỳ-kheo vềBa La Đề Mộc Xoa (Patimokkha) bao gồm hai phần chính: Giáo giới (Ovada Patimokkha, tóm lược giáo Pháp của Ngài) và Giới Luật (Anpatimokkha, những phép tắc vềđời sống Tăng đoàn). “Ovada Patimokkha” (Giải thoát giáo) được Đức Phật thuyết dạy thành ba câu kệ vô cùng quan trọng, đó là

Khanti paramam tapo titikkha, Nibbanam paraman vadanti buddha, Na hi pabbajito parupaghati, Na samano hoti param vihethayanto.

(Chư Phật thường giảng dạy, nhẫn nại là đức hạnh cao thượng, Niết-bàn là cao thượng, xuất gia không phá người, sa-môn không hại người.)

Sabbapapassa akaranam, Kusalassa upasampada, Sacittapariyodapanam, Etam buddhana sasanam.

(Không làm mọi điều ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.) Anupavado, Anupaghato, Patimokkhe ca samvaro, Matannuta ca bhattasmim, Pantanca sayanasanam,

Adhicitte ca ayogo, Etam buddhana sasanam.

(Không phỉ báng, không phá hoại, hộ trì giới căn bản,

ăn uống có tiết độ, sáng tọa chỗ nhàn tịnh, chuyên chú tăng thượng tâm, chính lời chư phật dạy.)

Trên đây là nội dung cốt lõi của giáo pháp được thuyết giảng trong Đại hội Thánh tăng vào ngày rằm tháng giêng. Tóm lại là “Không làm mọi điều ác, Thành tựu các hạnh lành, Giữ tâm ý trong sạch”. Đây là lời dạy được xem như phương thức căn bản của đời sống tu tập đểhàng đệ tử và hàng Phật tử lấy đó làm tôn chỉ và thực hành trong quá trình hoằng dương chánh pháp. (Hộ Pháp Tỳ-khưu, 2021, tr. 1-3).

Ngày lễ Maghapuja vào rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng đối với người Thái, và cũng là một trong những ngày nghỉhàng năm của người dân tại đây. Người Thái thường đi đặt bát cho chư Tăng vào buổi sáng, đến chùa cúng trai Tăng và tứ vật dụng để tạo phước cho mình và gia đình cũng như hồi hướng phước báu cho người thân đã mất, chiều tối đến chùa để nghe pháp thoại về ý nghĩa của Giải thoát giáo, tụng kinh, hành lễ thắp hương nến và dâng hoa đi nhiễu Phật bà vòng xung quanh chánh điện của chùa.

Ở Việt Nam, hàng năm, lễ rằm tháng Giêng là lễ hội Tết Nguyên Tiêu hay lễ Thượng Nguyên. Đây là lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc và mang tính dân gian. Tại chùa Bắc tông, lễ cúng sao giải hạn thường được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hoặc trong vòng một tháng sau ngày Tết Nguyên Đán. Đa số người Việt Nam thường cúng sao tại chùa hay tại nhà để cầu an, giải trừ tai ương, tật bệnh trong năm. Trong Phật giáo tại Việt Nam, lễ cầu an đầu năm được gọi là lễDược Sư Nhương Tinh Giải Hạn.

Tại Thái Lan, người Việt thường tổ chức lễ cúng sao hay còn gọi là lễ cầu an đầu năm tại chùa, đền thờ hay hội văn hóa của mình. Các ngôi chùa Việt tông Thái Lan cũng thực hiện nghi thức cúng sao giải hạn này được gọi là lễ

“Bái Đẩu” theo hình thức được Tổ sư truyền lại. Bài kinh được soạn tụng trong nghi lễ cúng sao của Việt tông cũng gọi là Kinh Lễ Bái Đẩu. Ý nghĩa của lễ này là để hóa giải những điều không mong muốn, điều xui xẻo trong cuộc sống do ảnh hưởng của các ngôi sao xấu gây ra. Các chùa Việt tông lần lượt tổ chức lễ

này trong vòng một tháng sau ngày Tết của người Hoa ở Thái Lan và mỗi chùa tổ chức ngày lễ theo lịch được sắp xếp, không cùng ngày.

Chư Tăng Việt tông cho rằng lễ cúng sao lần đầu tiên được Nguyễn Phúc Ánh và binh lính của ông tổ chức vào thời vua Rama I. Trước khi quay về Việt Nam để lấy lại đất nước, lễcúng sao đã được tổ chức theo tín ngưỡng dân gian để phù hộ cho họ thành công trong mọi sự việc. Do đó, ý nghĩa của lễ này rất có giá trịđối với Tăng đoàn Việt tông. Cho đến nay, họ tiếp tục giữ gìn truyền thống văn hóa này và bảo lưu nguyên bài kinh được sử dụng trong lễ.

Theo phép thiên văn Ấn Độngày xưa, các chiêm tinh gia quan niệm rằng

“tinh tú” (tú diệu) có liên quan và ảnh hưởng đến trực tiếp đến mỗi người. Mọi sự việc của cõi Trời và cõi người thường phản ánh lẫn nhau, hiện tượng dữ, lành đều hiện ra nơi tinh tú. “Cửu Diệu” (Diệu là ánh sáng chói lọi, long lanh) là chín sao phát ra ánh sáng mạnh ở trên trời. Trong Đại Nhật kinh sở cho biết chấp gồm có chín sao là: Nhật (mặt tròi, Thái dương), Nguyệt (mặt trăng, Thái âm), Thủy (Thủy Diệu), Hỏa (Hỏa tinh, Vân Hớn), Mộc (Mộc đức), Kim (Thái Bạch), Thổ (Thổ tú), Sao La Hầu và sao Kế Đô. Đây là sự kết hợp giữa “Ngũ Đức tinh quân” của Đạo giáo và “Navagraha” của Ấn Độ giáo. Những mối liên hệ giữa sao “Cửu Diệu” và ý nghĩa của chúng được xem như là các tú diệu nghi quỹ của Mật giáo. Sau khi truyền sang Trung Quốc, kinh điển Phật giáo có những biến đổi về nhiều khái niệm liên quan đến văn hóa Ấn Độ.

Ngoài ra, quan niệm về nghi thức cúng sao được ghi chép trong kinh

“Phật Thuyết Thiên Trung Bắc Đẩu Cổ Phật Tiêu Tài Diên Thọ”: Tại Tịnh Cư Thiên Cung, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát thỉnh cầu Đức Phật giảng về ảnh hưởng của bảy ngôi sao “Bắc Đẩu Thất Tinh”. Đức Phật trả lời: tên của bảy vì sao đó là Thánh hiệu của bảy vị cổ Phật, tức Thất Phật Dược Sư (bảy vị Phật Dược Sư đã hóa thành Hộ Pháp Tinh Quân). Thêm vào đó, có hai vị Nội Phụ và Ngoại bật. Thất Tinh là bảy vì sao ởhướng Bắc và có hình dạng giống như cái đấu (hay đẩu) thường gọi là Đại Hùng Tinh. (Đạo tràng Dược Sư, Chùa Phúc Lương).

Theo quan niệm của Phật giáo Bắc tông, kinh chú Phật giáo được sử dụng trong lễ cúng sao có chức năng “hữu cầu tất ứng” như cứu chữa bệnh tật

mà Đức Phật Dược Sư, Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ-tát, Địa Tạng Bồ-tát, v.v. đã làm cho chúng sanh. Trong kinh Tú Diệu, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát đã nói với chúng sanh rằng: giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi một con người cùng theo sự biến hóa của sao ở trên trời. Cho nên khí lực, vận mạng cùng sự tốt xấu, may rủi, tài vận, tai kiếp, vinh lộc, sức khỏe, tình cảm, con cái, v.v....

của con người đều tương quan chặt chẽ với nhau. Tùy theo độ tuổi của mỗi người mà tương ứng với một vì sao trong năm đó, việc tính sao đi kèm với số lượng nến cúng giải hạn. Mỗi người sẽ thắp các nến đó theo hình ảnh của vì sao tương ứng với tuổi mình. (Xin xem H.3-1, tr. 9 PL).

Thông qua sựgiao lưu văn hóa, lễ cúng sao của Phật giáo Việt tông Thái Lan cho thấy sự dung hợp giữa hai truyền thống Phật giáo Bắc truyền: Việt - Hoa. Vào ngày lễ, chánh điện tại các chùa thường đặt bàn lễ thờ cúng sao Bắc Đẩu cùng với sao Cửu Diệu trước bàn thờ Đức Phật. Hai bên trang trí thư pháp Hán tự “Thọ” và “Phước” hay tạo hình hai chữ đó bằng gạo. “Tao Teng” là bộ vật cúng sao Bắc Đẩu của người Triều Châu được sử dụng khi hành lễ.

Vào buổi sáng, chư Tăng khai kinh bắt đầu lễ, thỉnh chư thiên và tụng kinh phúc chúc cho người dự lễ. Tiếp theo là lễ cúng ngọ và cúng trai Tăng.

Buổi chiều, chư Tăng làm lễ cúng sao chúc thọ và lễ sám hối. Buổi tối, chư Tăng dẫn đoàn Phật tử thắp đèn đi nhiễu Phật ba vòng quanh chánh điện. Sau đó, lễ cúng sao giải hạn được thực hiện. Một số chùa chư Tăng rải nước chúc phúc cho Phật tử trước khi cử hành lễ. Ngoài ra, còn có nghi thức “Pa Kềng”

(cách gọi của người Triều Châu): người tham dự lễ có thểlàm phước bố thí và nhận sớcúng sao để ghi họ tên của mình hoặc những người khác dâng cúng đến chư Phật, chư Bồ-tát và các vị thần thánh phù hộ cho mình trong năm đó. Cúng sao giải hạn tại các chùa Việt tông thu hút nhiều người tham dự, trong đó co người Thái gốc Việt và gốc Hoa theo hệ phái Bắc tông cũng như những tộc người khác có cùng niềm tin vào việc cúng sao hay có niềm tin vào phước báu của việc thắp đèn dâng Phật dẫn đến cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, trường thọ.

Tuy nhiên, do hạn chế về không gian thắp đèn cầy hình ngôi sao theo tuổi của mình, mọi người buộc các cây đèn cầy thành bó và đặt nó một chỗ.

Chư Tăng sẽ rải nước thiêng và sau đó, thắp đèn cầy cho họ. Ngoài ra, thời xưa, các chùa thường chuẩn bị xôi chè gói lá chuối tặng cho mọi người mang về và xem đây như là lộc sau khi buổi lễ kết thúc. Xôi chè được nấu bằng nước cốt dừa màu trắng và đường nâu do những Phật tửvà người dân quanh chùa chung tay làm. Việc này tạo nên một ý nghĩa mang tính cố kết cộng đồng dân cư thông qua sựgiúp đỡ của họ vào việc chung. Hiện nay, với sựthay đổi của xã hội và nhịp sống hiện đại tại đô thị, tính đoàn kết thông qua việc chuẩn bị xôi chè này dần bị mất đi vì người ta có thể lựa chọn và mua nó ở bên ngoài. (Xin xem H.3- 2, tr. 9 PL).

Trên đây cho thấy, các chùa An Nam tông làm lễ cúng sao Bắc Đẩu cùng sao Cửu Diệu. Một nghi lễ có sự kết hợp giữa nghi thức cúng sao Cửu Diệu của người Việt và nghi thức cúng sao Bắc Đẩu của người Hoa. Với những lý do khách quan và chủ quan, chư Tăng có quan niệm rằng nghi thức cúng sao Thất tinh (Bắc Đẩu Thái Tinh) của người Hoa có lẽ phù hợp và đúng nghĩa hơn.

Ngoài ra, tùy theo không gian, các ngôi chùa Việt tông bổ sung thêm một số nghi thức theo Phật giáo Theravada như: nghi thức cúng tứ vật dụng cho chư Tăng, nhiễu Phật quanh chánh điện, thắp đèn cầy cúng Phật, bố thí dầu đèn, chư Tăng rải nước chúc phúc. Những nghi thức này là hình thức làm phước quen thuộc đối với người Thái. Tượng thần tài của người Thái gốc Hoa cũng được tôn thờđể mỗi người đến khẩn cầu cho một năm mới cuộc sống sung túc, phát lộc phát tài. Lễnày cũng thu hút người dân xung quanh chùa đến tham dự. Người Thái, người Hoa và một số tộc người khác đến dự lễcúng sao đầu năm ở chùa Việt tông với những lý do khác nhau như: đến lễ Phật (dâng hương, nến, hoa) và làm phước cầu nguyện cho mình và gia đình theo tư tưởng Phật giáo hay tôn giáo của riêng mình, đến tìm hiểu văn hóa Phật giáo Việt tông. (Xin xem H.3-3, tr. 9 PL).

Tuy nhiên, do những ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, ngày nay việc

“cúng sao” có nhiều biến đổi và đôi khi bị xem là xa rời chánh pháp. Đối với người Thái, nghi thức cúng sao được xem là một hệ thống bói toán mang tính dân gian, đó là chiêm tinh học. Đây cũng là một trong những tín ngưỡng dân

gian lâu đời được nhiều người Thái quan tâm và được xem như một vấn đề liên quan đến thiên văn, tôn giáo và cảtín ngưỡng dân gian.

- Lễ rằm tháng Tư

Theo Phật giáo, ngày rằm tháng Tư là ngày Vesak được tổ chức Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày Hòa Bình Thế Giới. Cả hai hệ phái đều có ngày Vesak.

Nhưng sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông là quan niệm về ngày xuất hiện ba sự kiện quan trọng của Đức Phật: Đản sanh, Thành đạo, Nhập Niết- Bàn.

Theo kinh điển Nguyên Thủy của Phật giáo Theravada, ba sự kiện liên quan đến Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đó đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak (Sa:

Vaisakha, Pa: Vesakha). Theo lịch pháp Ấn Độ cổđại, “Tháng Vesak” tương đương với ngày rằm tháng Tư âm lịch Trung Quốc và Việt Nam, và tương đương với ngày rằm tháng Sáu âm lịch Thái Lan. Đối với Phật giáo Nam tông, ngày Vesak là ngày lễ Tam Hợp, ngày kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích- ca Mâu-ni. Các nước theo Phật giáo Theravada như Thái Lan, Campuchia, Lào tổ chức lễ Vesak vào ngày rằm tháng Sáu âm lịch của mỗi nước.

Trong khi đó, theo quan niệm của Phật giáo Bắc tông, ba sự kiện này diễn ra khác ngày: sự kiện Đản sanh vào ngày 8 tháng Tư, sự kiện Thành Đạo vào ngày 8 tháng mười hai, sự kiện nhập Niết-Bàn vào ngày rằm tháng Hai. Cho đến năm 1959, các thành viên của tổ chức Phật giáo thế giới đã thống nhất rằng ngày Phật Đản Sanh là ngày rằm tháng Tư âm lịch. Tuy nhiên, một vài nơi vẫn còn có quan niệm rằng ngày Phật Đản là ngày mồng tám tháng tư. Do đó, lễ hội Vesak ở Việt Nam được tổ chức từ ngày mồng tám tháng Tư đến ngày rằm tháng Tư, và được gọi là tuần lễ Phật Đản. Các chùa An Nam tông Thái Lan cũng tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày mồng tám tháng Tư âm lịch của người Thái gốc Viêt và gốc Hoa với nghi thức Tắm Phật (Đản Sanh).

Phật Đản Sanh có nguồn gốc từ tư tưởng Phật giáo Bắc tông. Người theo Phật giáo Theravada, trong đó có người Thái, thì không có khái niệm về “Phật Đản Sanh”.

Từ khi Phật giáo Thái Lan tổ chức ngày lễ Vesak Quốc tế, người Thái mới biết đến tượng Phật Đản Sanh do các nước theo hệ phái Bắc tông như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam mang đến. Trong kinh điển Nguyên Thủy của Phật giáo Nam tông, các sự kiện lịch sử của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có sự phân biệt rõ ràng.

Một phần của tài liệu Phật giáo việt tông trong giao thoa văn hóa việt thái (qua một số ngôi chùa ở bangkok thái lan (Trang 82 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)