2.3. Đặc trưng trong sinh hoạt tu sĩ Phậ t giáo Vi ệ t tông
2.3.2. Khóa tu học giáo lý
Do vấn đề chiến tranh, chính trị, người Việt di dân sang Thái thường ít giao tiếp. Thiền sư Việt Nam cũng chuyên tâm tu tập, không chủtrương xây dựng chùa.
Vào thời du nhập, người Việt xin thỉnh cầu Thiền sư Việt Nam sang ở lại Thái Lan tại các ngôi chùa, đền thờđể thực hành sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của mình. Các vịấy vấn còn tu hành theo lối truyền thống Phật giáo Bắc tông Việt Nam. Cuộc chiến tranh Xiêm - Việt thời vua Rama III và cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp, Tăng đoàn và Phật tử của cả hai quốc gia gặp những khó khăn trong việc liên lạc và phương tiện vẩn chuyển. Người Việt muốn xuất gia thì phải thọ cụ túc giới ở Thái Lan. Vì vậy, các thiền sư người Việt thế hệ sau là những người xuất gia tại Thái Lan, trong đó có “Ông Hưng” hay Hòa thượng Thích Chân Hưng (Tăng trưởng Phật giáo Việt tông Thái Lan và trụ trì chùa Khánh Vân đời thứ nhất) và “Ông Trạm” hay Hòa thượng Thích Diệu Trạm. Hai vị này đã cùng cha mẹ di cư sang Thái Lan từ khi còn nhỏ. Thời ấy, Phật giáo Việt tông chưa có khóa học giáo lý chinh thức được tổ chức.
Chư Tăng chùa nào thì học tông chỉ của pháp môn đó do Tổsư chùa ấy thuyết giảng thông qua kinh sách Hán tự. Tăng đoàn Việt tông tu hành theo ba bộ kinh của Phật giáo Bắc tông: Kinh A Di Đà (Tiểu Phẩm Sukhavativyuha Sutra), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Pundarika Sutra) và Kim Cương Bát Nhã Ba-La-Mật Đa Tâm kinh (Vajracchedika Prajnaparamita Sutra).
Trước khi hai chi phái Bắc tông được công nhận tại Thái Lan, cả chư Tăng Việt và chư Tăng Hoa thường cùng tu hành trong một ngôi chùa hoặc tự viện và học kinh điển Hán tự giống nhau. Mặc dù chư Tăng người Việt học kinh âm Hán-Việt, họ có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Hán thông qua việc học kinh. Sau khi tiếp xúc với văn hóa Phật giáo Theravada, chư Tăng người Việt (các Tổsư Việt tông hiện nay) đã có sự quan tâm về cách thức tu hành của chư Tăng Thái. Những chư Tăng người Việt đã học thêm các kinh điển Tam Tạng của hệ phái Theravada tại các lớp Phật học ở Thái Lan đểứng dụng trong buổi thuyết pháp cho cả chư Tăng và Phật tử. Bên cạnh đó, với những điều kiện về văn hóa - xã hội, người Việt tại Thái Lan ít đi tu. Người đi tu tại chùa Việt tông sau này là những người Thái, người Thái gốc Hoa sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hóa Phật giáo Theravada. Do vậy, các giáo trình Phật học của Việt tông đã được phiên âm bằng tiếng Thái và học kinh điển Tam Tạng (Tipitaka) Phật giáo Theravada giống Tăng đoàn Thái Lan.
Hiện nay, khóa học giáo lý của Tăng đoàn Việt tông được thiết lập theo chương trình Phật học của Ban Phật học Pali Thái Lan, cùng với chương trình trung học phổ thông và những chương trình khác không trái với giới luật được cho phép.
Cũng như khóa Phật học, buổi đầu, chư Tăng Việt tông tu tập và hành thiền theo pháp môn của mình do Thiền sư hướng dẫn. Các vịsư có thể lựa chọn hướng tu tập của mình: tu thiền, nghi lễ, Phật học. Mỗi hướng tu tập đó sẽcó sư thầy hướng dẫn.
Nếu sư nào muốn thiền tập thì Ngài trụ trì của chùa sẽ chỉcho người hướng dẫn hợp với tính tình của mỗi vịsư. Thông qua sựthích nghi văn hóa, hiện nay chư Tăng Việt tông ngày càng tham gia khóa tu thiền tại các chùa Thái theo truyền thống Theravada và hướng dẫn phương pháp hành thiền đó cho Phật tử trong chùa.
Tiểu kết chương 2
Mặc dù khác nhau về hệphái cũng như cách tu hành, Phật giáo Việt Nam và Thái Lan có những đặc trưng chung, đó là sự kết tụ của nền văn hóa bản địa vững chắc với hai nền văn hóa ngoại sinh Ấn Độ và Trung Hoa.
Với tinh thần nỗ lực cố gắng và sáng tạo, cộng đồng người Việt thấy các hệ thống chùa chiền đã tạo dựng những sản phẩm tôn giáo và duy trì, gìn giữ những sắc thái sinh hoạt tôn giáo của mình trong lễ nghi, lễ nhạc, trong kiến trúc, thờ phụng và tu hành,... Bên cạnh đó, sựgiao lưu và tiếp xúc với Phật giáo Thái Lan, văn hóa - xã hội trong đời sống của người dân Thái dẫn đến sự tiếp biến văn hóa Phật giáo Việt tông: chư Tăng đi khất thực, ăn mặn, mặc áo nhật binh và đắp y trên vai trái hoặc vấn y quanh thân như các sư của hệ phái Theravada,... Về vấn đề tán tụng, giọng tán tụng và âm nhạc Phật giáo Việt tông mang nét đặc thù âm nhạc Thái, đồng thời cũng có sự kết hợp với âm nhạc Hoa. Bài tán tụng của Phật giáo Việt tông là bản phối âm giữa Việt - Thái - Hoa. Khi tán, có sự lệch âm do sự khác biệt về ngôn ngữ và giai điệu của bài tán.
Trải qua một quá trình hội nhập và kiến tạo dài lâu từ thế kỷ XVIII cho đến nay, Phật giáo Việt tông đã tạo ra những nét đặc trưng trong đời sống văn hóa Phật giáo cũng như trong sinh hoạt tu sĩ. Đây là điều làm nên nét riêng của các ngôi chùa Việt tông tại Bangkok khiến nó không bị hòa lẫn với các ngôi chùa tại xứ sở Phật giáo Thái Lan.
Chương 3:
PH Ậ T GIÁO VI Ệ T TÔNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA - XÃ H Ộ I HI ỆN ĐẠ I Ở BANGKOK
Phật giáo Bắc tông Việt Nam tại Thái Lan đã cho thấy sự kết tinh những nét đặc trưng của văn hóa Phật giáo Bắc tông Việt Nam với các yếu tố văn hóa địa phương, từ đó tạo thành nét đặc sắc mới cho hệ phái Phật giáo Việt tông tại Thái Lan.
Tính cộng sinh giữa các dòng văn hóa - tư tưởng - tôn giáo của Phật giáo Việt tông Thái Lan được thể hiện thông qua những chuyển biến của nghi lễ tôn giáo và vai trò của chùa Việt tông để phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân đa tộc người ở không gian xã hội đa văn hóa tại Bangkok.
Chương này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những chuyển biến của Phật giáo Việt tông trong xã hội hiện đại ở Bangkok từ góc nhìn cộng sinh văn hóa. Qua đó để thấy sự chuyển biến về nghi thức, nghi lễhàng năm cũng như nghi lễ vòng đời như thếnào. Ngoài ra, chúng tôi cũng tập trung tìm hiểu quá trình kiến tạo cộng đồng tôn giáo của Phật giáo Việt tông tại đây. Phần cuối của chương này, chúng tôi sẽ chỉ ra những khó khăn và triển vọng của Phật giáo Việt tông tại Bangkok.